2 Đề ôn tập giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 8
PHẦN ĐỌC- HIỂU:
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi
[…]Trắng mây bay, ngợp gió những khu rừng
Cháu đã đi những tháng năm lửa cháy
Với trùng điệp bạn bè cùng tuổi
Áo quân trang xanh cây lá vườn bà
Đất chiến hào vẫn đồng đất quê ta
Máu đồng đội đã thấm vào đất ấy
Những đêm thức nghẹn ngào nghe đất gọi
Vây quanh mình bao gương mặt thân quen
Mặt người xưa hoà lẫn mặt anh em
Câu hát cũ lẫn vào câu hát mới
Dòng sông hét, biển gầm lên dữ dội
Những chân trời vụt mở bao la
Những chân trời chưa hề biết hôm qua
Tiếng đàn bầu, tiếng đàn bầu mong nhớ
Trong gió lộng, dưới mặt trời xứ sở
Vẫn cồn cào những cơn khát khôn nguôi
Đất phù sa vô tận dấu chân người
Những đoàn quân lại ra đi từ đất
Bà đứng đó miệng trầu cay thơm ngát
Vầng yêu thương soi sáng suốt cuộc đời
Khắp triền sông vang tiếng trẻ con cười
Đất nước đàn bầu
Đất nước ban mai...
(Trích Đất nước đàn bầu, Lưu Quang Vũ, Tinh hoa thơ Việt, NXB Hội Nhà văn, 2007)
Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên?
A. Tơ 7 chữ B. Thơ ngũ ngôn C. Thơ lục bát D. Tự do
Câu 2. Những hình ảnh nào gợi kỷ niệm về đồng đội?
A. Áo quân trang, máu đồng đội, gương mặt thân quen
B. Tiếng đàn bầu, đất phù sa, gió những khu rừng
C. Dấu chân người, những đoàn quân, dòng sông hét
D. Triền sông, bạn bè cùng tuổi, tháng năm lửa cháy
File đính kèm:
- 2_de_on_tap_giua_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_8.docx
Nội dung text: 2 Đề ôn tập giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 8
- Câu 3. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Dòng sông hét, biển gầm lên dữ dội. A. Hoán dụ B. So sánh C. Nhân hóa D. Điệp ngữ Câu 4: Xác định chủ thể trữ tình trong văn bản A. Người bà B. Đồng đội C. Đoàn quân D. Nhân vật cháu Câu 5. Dòng nào nêu đúng chân dung của chủ thể trữ tình trong câu thơ “Cháu đã đi những tháng năm lửa cháy” ? A. Từng trải, kiên cường. B. Khó khăn, thăng trầm. C. Hồn nhiên, trẻ trung. D. Lạc quan, anh dũng. Câu 6. Dòng nào khái quát đúng nội dung chính của văn bản? A. Cảm xúc về người bà và những năm tháng tuổi thơ B. Cảm xúc về tuổi thơ và những năm tháng chiến tranh C. Cảm xúc về đồng đội anh dũng và quê hương đất nước D. Cảm xúc về về chiến tranh, đồng đội, đất nước và người bà thân yêu. Câu 7: Ý nghĩa của hai câu thơ sau? Đất chiến hào vẫn đồng đất quê ta Máu đồng đội đã thấm vào đất ấy A. Sự hi sinh anh dũng của những người lính. B. Sự tri ân những người đã hoá thân làm nên đất nước. C. Nỗi niềm xót xa, cảm phục, nhớ thương đồng đội D. Suy ngẫm về đất nước bình dị, đau thương mà anh dũng. Câu 8. Nêu hiệu quả của phép điệp trong câu thơ: Những chân trời chưa hề biết hôm qua Tiếng đàn bầu, tiếng đàn bầu mong nhớ A. Tăng tính hấp dẫn thú vị cho sự diễn đạt, gợi âm hưởng tiếng đàn bầu da diết trong nỗi nhớ của chủ thể trữ tình. B. Nhấn mạnh tình yêu quê hương C. Thái độ trân trọng giá trị của những nét đẹp văn hoá truyền thống trong tâm hồn con người. D. Cả ba đáp án trên đều đúng Câu 9. Trình bày ngắn gọn suy nghĩ của anh/chị về Đất Nước. Câu 10. Một thông điệp có ý nghĩa nhất đối với anh/ chị rút ra từ văn bản? Lí giải ngắn gọn lí do lựa chọn? PHẦN II/ TẠO LẬP VĂN BẢN
- Sáng mát trong như sáng năm xưa Gió thổi mùa thu hương cốm mới Tôi nhớ những ngày thu đã xa Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội Những phố dài xao xác hơi may Người ra đi đầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy. Mùa thu nay khác rồi Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi Gió thổi rừng tre phấp phới Trời thu thay áo mới Trong biếc nói cười thiết tha! Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa Nước chúng ta Nước những người chưa bao giờ khuất Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất Những buổi ngày xưa vọng nói về! Ôi những cánh đồng quê chảy máu Dây thép gai đâm nát trời chiều Những đêm dài hành quân nung nấu Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu. Từ những năm đau thương chiến đấu Đã ngời lên nét mặt quê hương Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu Đã bật lên những tiếng căm hờn ( Trích “ Đất nước”- Nguyễn Đình Thi) Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên? A. Tơ 7 chữ B. Thơ 8 chữ C. Thơ lục bát D. Tự do Câu 2. Cho hai câu thơ
- B. Hình ảnh đất nước kháng chiến đau thương mà anh dũng, tình nghĩa C. Cả hai đáp án trên đều đúng D. Cả hai đáp án trên đều sai Câu 6 : Đáp án nào ĐÚNG về giá trị nghệ thuật của đoạn trích trên? A. Nhịp điệu, hình ảnh thơ sáng tạo B. Ngôn ngữ thơ lắng đọng, cô đúc C. Sử dụng sáng tạo, phong phú các biện pháp tu từ D. Các đáp án A,B,C đều đúng Câu 7: Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa Câu 8: Một thông điệp có ý nghĩa nhất đối vơi em qua đoạn văn bản trên? II/ TẠO LẬP VĂN BẢN Em hãy phân tích truyện ngắn “ Bố tôi” của Cao Thị Tỵ BỐ TÔI Ngoại kể rằng Mẹ tôi mất sớm vì một căn bệnh hiểm nghèo khi hai anh em tôi vẫn còn rất nhỏ, lúc đó em tôi mới một tuổi, còn tôi mới lên ba, cú sốc quá lớn khiến Bố tôi sầu não ủ ê đến hàng mấy năm trời vẫn chưa nguôi ngoai. Hàng ngày ngoại trông nom chăm bẵm anh em chúng tôi để bố đi làm, nhưng cứ về đến nhà là bố lại ôm chúng tôi vào lòng vỗ về, chăm sóc cho chúng tôi từng miếng ăn giấc ngủ. Bố không biết ru hay và ngân nga trầm bổng như ngoại, nhưng giọng của bố trầm ấm, bố ru chúng tôi bằng những bài thơ. Và bài ru mà tôi thường xuyên nghe nhất đó là bài Bầm Ơi. Cứ mỗi lần bế chúng tôi lên võng hay lên giường là bố mở đầu bằng bài Bầm ơi, cứ vậy bố đọc đi đọc lại bài bầm ơi một lát là anh em tôi ngủ say, nhiều khi tôi thấy bố nghẹn ngào xúc động, nhất là những khi bố nhắc đến Tên Mẹ. Những giọt nước mắt lăn dài trên khóe mắt bố. Thấy bố nột mình cảnh gà trống nuôi con, vừa làm cha vừa làm