88 Đề cảm thụ văn học Lớp 5 (Có gợi ý)
Câu 1: Trong bài Mùa thu mới, nhà thơ Tố Hữu viết:
Yêu biết mấy những dòng sông bát ngát
Giữa đôi bờ dào dạt lúa ngô non
Yêu biết mấy, những con đường ca hát
Qua công trường mới dựng mái nhà son!
Theo em, khổ thơ trên đã bộc lộ cảm xúc của tác giả trước những vẻ đẹp gì trên đất nước chúng ta?
Gợi ý
Qua khổ thơ tác giả đã bộc lộ cảm xúc mạnh mẽ của mình trước những cảnh đẹp của quê hương, đất nước: Vẻ đẹp của những “dòng sông bát ngát” đang chảy giữa “đôi bờ dào dạt lúa non”. Những vẻ đẹp đã hứa hẹn một cuộc sống ấm no cho những người dân trên đất nước chúng ta.
-Vẻ đẹp của những “ con đường ca hát” (vui, phấn khởi) vì được chạy qua công trường đang xây dựng những mái nhà ngói mới. Đó cũng chính là vẻ đẹp của hạnh phúc đầy hứa hẹn đối với nhân dân ta.
File đính kèm:
- 88_de_cam_thu_van_hoc_lop_5_co_goi_y.doc
Nội dung text: 88 Đề cảm thụ văn học Lớp 5 (Có gợi ý)
- Trong đoạn thơ trên, em thích nhất hình ảnh thơ nào? Nói rõ vì sao em thích? Gợi ý Hình ảnh gay ấn tượng mạnh cho người đọc và thể hiện sự liên tưởng, tưởng tượng dộc đáo của tác giả là hình ảnh: Ngọn tre cong gọng vó Kéo mặt trời lên cao. Các sự vật: ngọn tre-gọng vó-mặt trời vốn dĩ không liên quan tới nhau. Nhưng qua liên tưởng, tưởng tượng của tác giả thể hiện trong hai dòng thơ trên, các sự vật này dường như có sự liên hệ với nhau: ngọn tre cong cong như cái gọng vó, cái gọng vó lại đang kéo mặt trời lên cao. Cảnh vật như hoà quyện vào nhau, tạo nên sự sống động cho hình ảnh thơ. Đề 63: Đời cha ông với đời tôi Như con sông với chân trời đã xa Chỉ còn truyện cổ thiết tha Cho tôi nhận mặt cha ông của mình. (Truyện cổ nước mình - Lâm Thị Mỹ Dạ) Em hiểu thế nào vè nội dung của hai dòng thơ: Chỉ còn truyện cổ thiết tha- Cho tôI nhận mặt cha ông của mình? Gợi ý Qua hai dòng thơ Chỉ còn truyện cổ thiết tha – Cho tôi nhận mặt cha ông của mình tác giả muốn diễn tả ý: Từ xưa đến nay, từ quá khứ đến hiện tại là một kkhoảng cách thời gian dằng dặc. Các truyện cổ dân gian thực sự là cái cầu nối quá khứ với hiện tại. Qua truyện cổ, người đọc thời nay hiểu được cha ông ngày xưa, cụ thể hiểu được đời sống vật chất và tinh thần, tâm hồn và tính cách, phong tục tập quán và các quan niệm đạo đức của cha ông ngày xưa. Hình ảnh của cha ông ngày xưa in dấu khá rõ trong các truyện cổ dân gian. Vì vậy, có thể nói truyện cổ đã giúp chúng ta nhận biết được gương mặt của các cha ông ngày xưa. Đề 64: Viết lại một khổ thơ trong bài Hạt gạo làng ta của nhà thơ Trần Đăng Khoa mà em thích nhất; nói rõ vì sao em thích khổ thơ này? Gợi ý: Em thích nhất khổ thơ: Hạt gạo làng ta TUYỂN TẬP 88 BỘ ĐỀ CẢM THỤ VĂN HỌC – LỚP 5
- (Mùa hoa bưởi - Tô Hùng) Gợi ý - Xét về mục đích thì cả ba câu trong dòng thơ là câu cảm. - Cảm nhận của em khi đọc các câu thơ đó là: + Về cảnh vật: Mấy dòng trên gợi ra cảnh tượng: giữa mùa hoa bưởi, làng mạc dọc hai bờ sông Ngàn Phố như sáng lên với màu hoa bưởi nở trắng phau. + Qua đó, tác giả thể hiện tình yêu tha thiết đối với quê hương tươi đẹp. Đề 67: Đồng chiêm phả nắng lên không Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng. Gió nâng tiếng hát chói chang, Lung linh lưỡi hái liếm ngang chân trời. (Tiếng hát mùa gặt - Nguyễn Duy) Trong đoạn thơ trên, cánh đồng lúa chín được tả có màu sắc, âm thanh, hình ảnh gì đẹp? Tác giả tả lưỡi hái đẹp và sắc bằng những từ ngữ nào? Gợi ý - Trong đoạn thơ trên, cánh đồng lúa chín được tả với màu sắc, âm thanh, hình ảnh đẹp là: + Màu sắc: vàng (của đồng lúa, của nắng). + Âm thanh: tiếng hát. + Hình ảnh: cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng; long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời. - Lưỡi hái đẹp và sắc được tác giả tả trong dòng thơ cuối, với các từ ngữ: long lanh lưỡi hái (lưỡi hái phản chiếu ánh mặt trời sáng long lanh); liếm ngang chân trời (hình ảnh diễn tả việc gặt lúa bằng hái của người nông dân: lưỡi hái sắc đưa ngang cắt rời thân lúa, được phóng đại thành hình ảnh lưỡi hái liếm ngang chân trời). Đề 68: Hiên tây xanh mát bóng râm Đơn sơ cây ổi cứ ngầm đơm hoa Quả tơ nấp dưới lá già TUYỂN TẬP 88 BỘ ĐỀ CẢM THỤ VĂN HỌC – LỚP 5
- Đoạn thơ trên của nhà thơ Nguyễn Duy có những hình ảnh đẹp sau đây: - Hình ảnh (măng tre) nhọn như chông gợi cho ta thấy sự kiêu hãnh, hiên ngang, bất khuất của loài tre (hay cũng chính là của dân tộc Việt Nam!). - Hình ảnh (cây tre) lưng trần phơi nắng phơi sương có ý nói lên sự dãi dầu, chịu đựng mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống - Hình ảnh có manh áo cộc tre nhường cho con gợi cho ta nghĩ đến sự che chở, hi sinh tất cả mà người mẹ dành cho con; thể hiện lòng nhân ái và tình mẫu tử thật cảm động. Đề 71: Tôi muốn ngày nào lớp cũng đông vui Dẫu tháng ba còn đi qua năm học. Mỗi khoảng trống trên bàn-có em vắng mặt Là bao nhiêu khoảng trống ở trong tôi (Tháng ba đến lớp - Thanh ứng) Theo em, hình ảnh nào góp phần nhiều nhất làm nên cái hay của khổ thơ tren? Vì sao? Gợi ý Theo em, hình ảnh góp phần làm nên cái hay của khổ thơ là hình ảnh khoảng trống trên bàn trong hai câu thơ: Mỗi khoảng trống trên bàn - có em vắng mặt Là bao nhiêu khoảng trống ở trong tôi Từ một khoảng trống ở trên bàn- dấu hiệu báo cho thầy giáo, cô giáo biết: lại có một em học sinh vắng mặt vì không còn thóc gạo để ăn trong những ngày giáp hạt tháng ba- tác giả liên tưởng đến rất nhiều khoảng trống của nỗi buồn thương tâm trong tâm hồn mình (Là bao nhiêu khoảng trống ở trong tôi). Điều đó cho thấy tấm lòng yêu thương tha thiết của thầy cô giáo đối với các em học sinh ở một vùng quê nghèo trước đây. Đề 72: Lời ru có gió mùa thu Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về Những ngôi sao thức ngoài kia Cũng chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. Đêm nay con ngủ giấc tròn TUYỂN TẬP 88 BỘ ĐỀ CẢM THỤ VĂN HỌC – LỚP 5
- Đề 75: Nhà văn Võ Văn Trực viết: Ôm quanh Ba Vì là bát ngát đồng bằng, mênh mông hồ nước với những Suối Hai, Đồng Mô, Ao Vua nổi tiếng vẫy gọi. Mướt mát rừng keo những đảo Hồ, đảo Sếu. Xanh ngát bạch đàn những đồi Măng, đồi Hòn. Rừng ấu thơ, rừng thanh xuân (Vời vợi Ba Vì) Em hãy phân tích những nét đặc sắc trong cách dùng từ, đặt câu của tác giả. Gợi ý - Dùng từ gợi tả sinh động, làm cho cảnh vật cũng mạng hồn người: ôm, bát ngát, mênh mông, vẫy gọi, mướt mát, xanh ngát, ấu thơ, thanh xuân. - Cách đặt câu đảo bộ phận vị ngữ lên trước ở câu 2 và câu 3, đảo định ngữ lên trước danh từ ở câu “bát ngát đồng bằng, mênh mông hồ nước” nhằm nhấn mạnh những ý cần diễn đạt về cảnh đẹp của Ba Vì. Đề 76: Trong bài Trên đường thiên lí nhà thơ Tố Hữu đã ghi lại cảm xúc của mình trước cảnh mùa xuân về trên đất nước như sau: Ta đứng dậy, ngẩn ngơ mà ngắm mãi Quê hương ta. Nghe phấp phới trong lòng. Đôi cánh cò trắng vẫy mênh mông. Ôi Tổ quốc! Đơn sơ mà lộng lẫy! Đoạn thơ trên giúp em cảm nhận được vẻ đẹp gì của đất nước Việt Nam thân yêu. Đoạn thơ giúp em cảm nhận được vẻ đẹp đơn sơ, giản dị mà vô cùng cao quý của đất nước Việt Nam thân yêu. Cảnh quê hương làm cho tác giả đứng "ngẩn ngơ mà ngắm mãi", thấy trong lòng "phấp phới" niềm vui; niềm vui ấy chính là hình ảnh "Đôi cánh cò trắng vẫy mênh mông". Đất nước hiện ra trong vẻ đẹp thật nên thơ, thanh bình và ấm áp. Đó cũng chính là vẻ đẹp vừa giản dị vừa lộng lẫy và hấp dẫn biết bao. Đề 77: Trong bài Vàm Cỏ Đông nhà thơ Hoài Vũ có viết. “Đây con sông như dòng sữa mẹ Nước về xanh ruộng lúa vườn cây Và ăm ắp như lòng người mẹ Trở tình thương trang trải đêm ngày” Em cảm nhận được điều gì qua đoạn thơ về dòng sông quê hương ? TUYỂN TẬP 88 BỘ ĐỀ CẢM THỤ VĂN HỌC – LỚP 5
- Để sang thu bỗng oà ra ngọt ngào (Vườn nhà -Tố Hữu) Nêu nhận xét của em về nghệ thuật miêu tả trong đoạn thơ trên.với cách miêu tả ấy, nhà thơ đã giúp em cảm nhận được hình ảnh cây ổi đẹp như thế nào ? Gợi ý: - Nghệ thuật miêu tả (1đ) + Hình ảnh, màu sắc rất dịu nhẹ, khiêm nhường: xanh mát bóng râm, đơn sơ cây ổi, ngầm đơm hoa, quả tơ nấp dưới là già + Những sự vật (cây ổi) vẫn ẩn chứa 1 sức sống, vẫn phát triển sinh sôi mạnh mẽ: (ngầm đơm hoa, quả tơ nấp dưới là già) chứa đựng hương thơm, vị ngọt. - Cảm nhận của em: (1đ) Qua sự miêu tả mang tính nghệ thuật của nhà thơ, hình ảnh cây ổi hiện lên rất đẹp trong tâm tưởng người đọc. Cây ổi có sức sống âm thầm nhưng mạnh mẽ, mang lại hoa thơm quả ngọt cho đời. Đề 80: Trong bài Con Cũ, nhà thơ Chế Lan Viờn cú viết: (4 đ) Con dự lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời lũng mẹ vẫn theo con Đồng chớ cảm nhận được điều đẹp đẽ và sõu sắc ở 2 cõu thơ trờn? Gợi ý - Tình cảm Yêu thương của người mẹ dành cho con thật to lớn và khụng bao giờ vơi cạn. Dự con đó khụn lớn, “dự cú đi hết đời” thỡ tình thương của mẹ đối với con như vẫn cũn sống mói, vẫn theo con để quan tõm, lo lắng, giỳp đỡ con, tiếp thờm cho con sức mạnh. Cú thể núi đú chớnh là tỡnh thương bất tử mà người mẹ dành cho con. Đề 81: Trong bài “Tiếng chim buổi sáng”, nhà thơ Định Hải viết: Tiếng chim lay động lá cành Tiếng chim đánh thức chồi xanh dậy cùng. Tiếng chim vỗ cánh bầy ong Tiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơm TUYỂN TẬP 88 BỘ ĐỀ CẢM THỤ VĂN HỌC – LỚP 5
- Em hóy cho biết, đoạn thơ giỳp ta cảm nhận được điều gỡ đẹp đẽ và thõn thương? * Yêu cầu cụ thể: - Rừ ý cơ bản sau: + Tác giả tả về vẻ đẹp mộc mạc, đơn sơ, bình dị của ngôi nhà của Bác lúc thiếu thời cũng như bao ngôi nhà ở làng quờ Việt nam. Thấy được ngôi nhà của Bác thật gần gũi, chan hoà với cảnh vật quờ hương. Sống trong ngôi nhà đú, Bác Hồ được lớn lờn trong tình Yêu thương của gia đình: vừng gai ru mát những trưa nắng hố. + Chỉ ra và hiểu rừ ý nghĩa của cỏc yếu tố nghệ thuật cú trong đoạn thơ: - Biện phỏp đảo ngữ: “nghiờng nghiờng mỏi lợp” - Biện phỏp nhõn hoỏ: “Vừng gai ru mát những trưa nắng hố.” Đề 84: “ Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành, phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực Người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán lớn xòe ra, trên đậu khít nhau muôn ngàn con bướm thắm” (Trích Hoa học trò – Xuân Diệu) Để diễn tả số lượng rất lớn của hoa phượng trong đoạn văn trên, tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào? Hãy nêu cảm xúc của em về hoa phượng. Gợi ý Tác giả đã miêu tả hoa phượng với những biện pháp tu từ khéo léo, tài tình. Những điệp từ điệp ngữ có tính chất tăng tiến gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc: Phượng không phải một đóa, không phải vài cành đỏ rực. Tác giả còn sử dụng câu khẳng định nhằm diễn tả phượng nhiều vô kể đến nỗi người ta quên đi đóa hoa mà chỉ nghĩ đến cây, hàng, những tán lớn Yêu cầu học sinh viết được những cảm xúc của mình một cách tự nhiên, chân thực. Ví dụ: Nói đến hoa Phượng là nói đến tuổi học trò. Hoa Phượng nở báo hiệu mùa thi đã tới. Hoa phượng nở là kết quat tốt đẹp của chúng em sau bao ngày học tập vất vả. Hoa Phượng nở chúng em sẽ được nghỉ hè với những cuộc chia tay đầy lưu luyến Đề 85: Đọc đoạn thơ: Ngỗng không chịu học Khoe biết chữ rồi TUYỂN TẬP 88 BỘ ĐỀ CẢM THỤ VĂN HỌC – LỚP 5
- Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao Mẹ ơi trong lời mẹ hát Có cả cuộc đời hiện ra Lời ru chấp con đôi cánh Lớn rồi con sẽ bay qua (Trích Trong lời mẹ hát) Theo em, đoạn thơ trên đã bộc lộ những cảm xúc và suy nghĩ gì của tác giả? Gợi ý: Đoạn thơ bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ về người mẹ. Hình ảnh mái tóc mẹ bạc trắng vì thời gian làm tác giả thấy xúc động đến “nôn nao”. ý đối lập với hai câu thơ “Lưng mẹ cứ còng dần xuống/ Cho con ngày một thêm cao” như muốn bộc lộ suy nghĩ và lòng biết ơn của tác giả đối với mẹ. Mẹ đem đến cho con cả cuộc đời, trong lời hát mẹ chắp cho con đôi cánh để lớn lên con sẽ bay xa. Những cảm xúc và suy nghĩ của tác giả và người mẹ thật đẹp đẽ biết bao. Đề 88: Viết về người mẹ, nhà thơ Trần Quốc Minh đã có những hình ảnh so sánh rất hay trong bài thơ Mẹ: Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. Hãy cho biết: Những hình ảnh so sánh trong đoạn thơ đã giúp em cảm nhận được điều gì đẹp đẽ ở người mẹ kính yêu. Gợi ý: Những hình ảnh so sánh: Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. Giúp em cảm nhận được, người mẹ rất thương con, mẹ có thể thức thâu đêm suốt sáng để canh cho con ngủ ngon giấc; hơn cả những ngôi sao "Thức" soi sáng trong đêm, bởi vì khi trời sáng thì sao cũng không thể thức được nữa. Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. Cho ta thấy mẹ còn đem đến ngọn gió mát trong đêm hè, giúp cho con ngủ say (giấc tròn); có thể nói mẹ là người luôn đem đến cho con những điều tót đẹp trong suốt cuộc đời (ngọn gió của con suốt đời) Hết TUYỂN TẬP 88 BỘ ĐỀ CẢM THỤ VĂN HỌC – LỚP 5