Bài giảng Địa lí Lớp 8 - Tiết 39, Bài 36: Đặc điểm đất Việt Nam

1. Đặc điểm chung của đất Việt Nam.

a) Đất nước ta rất đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên Việt Nam:

- Nước ta có nhiều loại đất khác nhau: Đất feralit, đất phù sa, đất mùn núi cao.

- Tầng phong hóa dày, giàu chất dinh dưỡng

- Nguyên nhân: Do nhiều nhân tố tạo thành: Đá mẹ, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, sinh vật và sự tác động của con người.

b) Nước ta có 3 nhóm đất chính:

+ Đất mùn núi cao: Tỉ lệ diện tích: 11%. Phân bố: vùng núi cao. Đặc tính: màu nâu đen, tơi xốp, giàu mùn.

+ Đất feralit đồi núi thấp: Tỉ lệ 65%. Phân bố vùng đồi núi thấp. Đặc tính: chua, nghèo mùn, nhiều sét, dễ rửa trôi, kết von, màu đỏ vàng. Giá trị: trồng cây công nghiệp.

+ Đất phù sa: Tỉ lệ 24%. Phân bố: vùng đồng bằng. Đặc tính: tơi xốp, giữ nước tốt, màu nâu. Giá trị: trồng cây lương thực, ăn quả…

2. Vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở Việt Nam:

pptx 40 trang Mịch Hương 11/01/2025 220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Địa lí Lớp 8 - Tiết 39, Bài 36: Đặc điểm đất Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_dia_li_lop_8_tiet_39_bai_36_dac_diem_dat_viet_nam.pptx

Nội dung text: Bài giảng Địa lí Lớp 8 - Tiết 39, Bài 36: Đặc điểm đất Việt Nam

  1. BÀI 36 : ĐẶC ĐIỂM ĐẤT VIỆT NAM Đặc điểm Vấn đề sử chung của đất dụng và cải Việt Nam. tạo đất.
  2. Quan sát H 36.1: Đọc tên các loại đất ở nước ta theo vĩ tuyến 200B? SLIDESMANIA.COM
  3. Vì sao đất ở Việt Nam lại đa dạng? SLIDESMANIA.COM
  4. H. 1 - Đá mẹ - Nguồn gốc sinh ra H. 2 - Địa hình- Ảnh hưởng tới H. 3 - Khí hậu và nguồn nước- Tác thành phần khoáng trong đất. quá trình tích lũy mùn của đất. động đến quá trình phân giải và trao đổi chất. ĐÁ MẸ CON ĐỊA NGƯỜI HÌNH ĐẤT SINH KHÍ VẬT HẬU NGUỒN H. 4- Sinh vật- Nguồn cung H. 5 - Con người- Tác động mạnh mẽ đến đất, NƯỚC cấp vật chất hữu cơ cho đất. làm cho đất tốt lên hay xấu đi.
  5. Quan sát bản đồ trang 28: Cho biết nước ta có mấy nhóm đất chính? Kể tên? Nhóm đất nào chiếm diện tích lớn nhất?
  6. ĐẶC ĐIỂM CỦA 3 NHÓM ĐẤT CHÍNH Ở NƯỚC TA Nhóm đất Phân Bố Diện Đặc tính Giá trị kinh tích tế (%) Vùng đồi Chua, nghèo Trồng cây Đất feralit núi thấp 65 mùn, nhiều sét, công nghiệp màu đỏ vàng
  7. MÀU CỦA ĐẤT FERALIT THÍCH HỢP TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP VÀ CÂY ĂN QUẢ
  8. ĐẶC ĐIỂM CỦA 3 NHÓM ĐẤT CHÍNH Ở NƯỚC TA Nhóm đất Phân Bố Diện Đặc tính Giá trị kinh tích tế (%) Vùng đồi 65 Chua, nghèo Trồng cây Đất feralit núi thấp mùn, nhiều sét, công nghiệp màu đỏ vàng Trồng rừng Đất mùn Vùng núi 11 Giàu mùn, và cây công núi cao cao màu đen hoặc nâu nghiệp
  9. ĐẶC ĐIỂM CỦA 3 NHÓM ĐẤT CHÍNH Ở NƯỚC TA Nhóm đất Phân bố Diện Đặc tính Giá trị kinh tích tế (%) Vùng đồi 65 Chua, nghèo Trồng cây Đất feralit núi thấp mùn, nhiều sét, công nghiệp màu đỏ vàng Trồng rừng Đất mùn núi Vùng núi 11 Giàu mùn và cây công cao cao nghiệp Vùng đồng Phì nhiêu, tơi Trồng cây Đất phù sa bằng, ven 24 xốp, ít chua, lương thực sông, biển biển giàu mùn và cây ăn quả
  10. BÀI 36 : ĐẶC ĐIỂM ĐẤT VIỆT NAM 1. Đặc điểm chung của đất Việt Nam. a) Đất nước ta rất đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên Việt Nam: - Nước ta có nhiều loại đất khác nhau: Đất feralit, đất phù sa, đất mùn núi cao. - Tầng phong hóa dày, giàu chất dinh dưỡng - Nguyên nhân: Do nhiều nhân tố tạo thành: Đá mẹ, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, sinh vật và sự tác động của con người. b) Nước ta có 3 nhóm đất chính: + Đất mùn núi cao: Tỉ lệ diện tích: 11%. Phân bố: vùng núi cao. Đặc tính: màu nâu đen, tơi xốp, giàu mùn. + Đất feralit đồi núi thấp: Tỉ lệ 65%. Phân bố vùng đồi núi thấp. Đặc tính: chua, nghèo mùn, nhiều sét, dễ rửa trôi, kết von, màu đỏ vàng. Giá trị: trồng cây công nghiệp. + Đất phù sa: Tỉ lệ 24%. Phân bố: vùng đồng bằng. Đặc tính: tơi xốp, giữ nước tốt, màu nâu. Giá trị: trồng cây lương thực, ăn quả
  11. BÀI 36 : ĐẶC ĐIỂM ĐẤT VIỆT NAM 1. Đặc điểm chung của đất Việt Nam. 2. Vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở Việt Nam:
  12. Đất lành chim đậu
  13. - Đất có phải là tài nguyên vô tận không? Tại sao? - Đất không phải là tài nguyên vô tận. Vì nếu chúng ta sử dụng không hợp lí sẽ dẫn đến thoái hoá đất, đất bị sạt lở, mất chất dinh dưỡng không canh tác được SLIDESMANIA.COM
  14. Hiện trạng tài nguyên đất ở nước ta Hạn hán Đất bạc màu
  15. - Để bảo vệ tài nguyên đất cần có các giải pháp: * Đối với vùng đồi núi: + Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi canh tác như làm ruộng bậc thang, đào hố vẩy cá, trồng cây theo băng. + Cải tạo đất hoang, đồi núi trọc bằng các biện pháp nông - lâm kết hợp. + Bảo vệ rừng và đất rừng, tổ chức định canh, định cư. * Đối với vùng đồng bằng: + Cần có biện pháp quản lí chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích đất nông nghiệp. + Thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cần canh tác hợp lí, chống bạc màu, gây nhiễm mặn, nhiễm phèn. SLIDESMANIA.COM + Bón phân cải tạo đất thích hợp, chống ô nhiễm đất do chất độc hóa học, thuốc trừ sâu, nước thải công nghiệp chứa chất độc hại, chất chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh hại cây trồng.
  16. TRỒNG RỪNG TRÊN CÁT
  17. Các biện pháp bảo vệ đất vùng đồng bằng Cày, phơi đất Thủy lợi Trồng rừng phòng hộ ven biển Không lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật
  18. BÀI 36 : ĐẶC ĐIỂM ĐẤT VIỆT NAM 1. Đặc điểm chung của đất Việt Nam. 2. Vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở Việt Nam: a.Vai trò: Đất là tài nguyên hết sức quý giá. b. Thực trạng: + Nhiều vùng đất được cải tạo và được sử dụng có hiệu quả. + Tuy nhiên vẫn còn nhiều điều chưa hợp lí, tài nguyên đất bị giảm sút : 50% diện tích đất tự nhiên cần cải tạo, đất trống, đồi trọc bị xói mòn tới >10 triệu ha. c. Biện pháp bảo vệ: + Sử dụng đất hợp lí, có hiệu quả, có biện pháp bảo vệ đất: chống xói mòn, rửa trôi, bạc màu vùng đồi núi; cải tạo đất chua mặn, phèn ở vùng đồng bằng ven biển.
  19. Tại sao chúng ta cần phải sử dụng hợp lí đi đôi với việc cải tạo, chăm sóc và bảo vệ đất trồng? SLIDESMANIA.COM