Bài giảng Địa lí Lớp 9 - Tiết 48: Địa lí tỉnh Bắc Ninh
I- VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ VÀ SỰ PHÂN CHÍ HÀNH CHÍNH
1- Vị trí và lãnh thổ:
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng nằm từ 20⁰58 phút Bắc - 21⁰16 phút Bắc, 105⁰54 phút Đông - 106⁰18 phút Đông.
* Ý nghĩa của vị trí địa lí:
- Bắc Ninh nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc, liền kề với thủ đô Hà Nội và có hệ thống đường giao thông quan trọng của quốc gia đi qua, nối liền tỉnh với trung tâm kinh tế, văn hoá , thương mại của vùng
- Vị trí địa lí đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu và phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh
2- Sự phân chia hành chính
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Địa lí Lớp 9 - Tiết 48: Địa lí tỉnh Bắc Ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
bai_giang_dia_li_lop_9_tiet_48_dia_li_tinh_bac_ninh.ppt
Nội dung text: Bài giảng Địa lí Lớp 9 - Tiết 48: Địa lí tỉnh Bắc Ninh
- TiếtI- VỊ 47TRÍ- VịĐỊA trí LÍ, địa PHẠM lí - điều VI LÃNHkiện tự THỔ nhiênVÀ SỰ và PHÂN tài nguyên CHÍ HÀNH thiên CHÍNH nhiên 1- Vị trí và lãnh thổ : Bắc Ninh là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng nằm từ 200 58 phút Bắc - 21016 phút Bắc, 105 0 54 phút Đông - 106 0 18 phút Đông.
- BẮC NINH Bản đồ hành chính Việt Nam
- Ý nghĩa của vị trí địa lí: - Bắc Ninh nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc, liền kề với thủ đô Hà Nội và có hệ thống đường giao thông quan trọng của quốc gia đi qua, nối liền tỉnh với trung tâm kinh tế, văn hoá , thương mại của vùng - Vị trí địa lí đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu và phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh
- 2- Sự phân chia hành chính
- BẮC NINH – QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ THAY ĐỔI TÊN GỌI - Thời Hùng Vương : Bắc Ninh thuộc bộ Vũ Ninh - Thời Bắc thuộc: thuộc quận Giao Chỉ và Giao châu - Thời Lý-Trần: thuộc lộ Bắc Giang - Thời Lê: thuộc thừa tuyên Bắc Giang - Năm 1469: đổi thành trấn Kinh Bắc - Thời Nguyễn(1823): đổi thành trấn Bắc Ninh - Năm 1831: Trấn Bắc Ninh đổi thành tỉnh Bắc Ninh
- ĐẾN THỜI ĐIỂM 03/05/2021 ĐẾN NAY CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH GỒM? • Bắc Ninh bao gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 06 huyện: • Thành phố Bắc Ninh • Thị xã Từ Sơn • Huyện Gia Bình • Huyện Lương Tài • Huyện Quế Võ • Huyện Thuận Thành • Huyện Tiên Du • Huyện Yên Phong
- Ảnh hưởng của địa hình tới sự phân bố dân•Đặc cưđiểm và nổiphát bật triển của địaKT- hìnhXH ? là đồng bằng chiếm diện tích lớn trong tổng số diện tích đất tự nhiên của tỉnh nên có điều kiệnsản xuất lương thực , thực phẩm nuôi một số dân đông. •Bắc Ninh là một tỉnh đông dân, phân bố rộng khắp và cũng là vùng nông nghiệp trù phú từ lâu đời
- Bắc Ninh có nền nhiệt độ cao 23,3, tổng nhiệt trên 7500 độ C, lượng mưa TB 1400-1600 mm • Kiểu khí hậu 4 mùa với mùa đông lạnh làm cho khí khí hậu BN dịu hoà, thích hợp với nhiều loại cây trồng và gia súc cũng thích hợp với điều kiện sinh lí của con người
- Sông Đuống trôi đi một dòng lấp lánh
- • 3- Về đặc điểm thuỷ văn: • Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật độ lưới sông khá cao, trung bình 1,0 - 1,2 km/km², có 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông Đuống, sông Cầu và sông Thái Bình. • _ Sông Đuống: Có chiều dài 42 km nằm trên đất Bắc Ninh, tổng lượng nước bình quân 31,6 tỷ m³. Mực nước cao nhất tại bến Hồ tháng 8/1945 là 9,64m, cao hơn so với mặt ruộng là 3 - 4 m. Sông Đuống có hàm lượng phù sa cao, vào mùa mưa trung bình cứ 1 m³ nước có 2,8 kg phù sa. • _ Sông Cầu: Tổng chiều dài sông Cầu là 290 km với đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 70 km, lưu lượng nước hàng năm khoảng 5 tỷ m³. Sông Cầu có mực nước trong mùa lũ cao từ 3 - 6 m, cao nhất là 8 m, trên mặt ruộng 1 - 2 m, trong mùa cạn mức nước sông lại xuống quá thấp ( 0,5 - 0,8 m ).
- • Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có các hệ thống sông ngòi nội địa như sông Ngũ huyện Khê, sông Dân, sông Đông Coi, sông Bùi, ngòi Tào Khê, sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng Bình - Với hệ thống sông này nếu biết khai thác trị thuỷ và điều tiết nước sẽ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu thoát nước của tỉnh. Trong khi đó tổng lưu lượng nước mặt của Bắc Ninh ước khoảng 177,5 tỷ m³, trong đó lượng nước chủ yếu chứa trong các sông là 176 tỷ m³; được đánh giá là khá dồi dào. - Cùng với kết quả thăm dò địa chất cho thấy trữ lượng nước ngầm cũng khá lớn, trung bình 400.000 m³/ngày, tầng chứa nước cách mặt đất trung bình 3 - 5 m và có bề dày khoảng 40 m, chất lượng nước tốt. Toàn bộ nguồn nước này có thể khai thác để phục vụ chung cho cả sản xuất và sinh hoạt trong toàn tỉnh, trong đó có các hoạt động của đô thị. •
- • 4.2. Tài nguyên rừng: •Tài nguyên rừng của Bắc Ninh không lớn, chủ yếu là rừng trồng. Tổng diện tích đất rừng là 661,26 ha phân bố tập trung ở Quế Võ ( 317,9 ha ) và Tiên Du ( 254,95 ha ). Tổng trữ lượng gỗ ước tính 3.279 m³, trong đó rừng phòng hộ 363 m³, rừng đặc dụng 2916 m³.
- Địa hình: Địa hình khá bằng phẳng, thuận lợi cho giao thông và các hoạt động kinh tế Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa, có 1 mùa đông lạnh Sông ngòi: Có 3 con sông lớn chảy qua: Sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình; có giá trị thủy sản, cung cấp nước, giao thông Đất: Chủ yếu là đất phù sa Sinh vật: Diện tích rừng tự nhiên bị suy giảm Khoáng sản: Nghèo tài nguyên khoáng sản, chủ yếu là cát sỏi, gạch ngói, gốm đá
- 8 cái nhất ở Bắc Ninh
- Trân trọng cám ơn quí thầy cô giáo đến dự tiết giảng hôm nay