Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 8 Sách KNTT - Tiết 23+24, Bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

I.Khái niệm tốc độ phản ứng

Tốc độ phản ứng là đại lượng chỉ mức độ nhanh hay chậm của một phản ứng hóa học

VD: Phản ứng đốt cháy cồn trong không khí xảy ra nhanh hơn, phản ứng oxi hóa sắt (iron) xảy ra chậm hơn

II. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

-Tốc độ của phản ứng hóa học phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: diện tích bề mặt tiếp xúc, nhiệt độ, nồng độ, sự có mặt của chất xúc tác...

+ Diện tích bề mặt tiếp xúc càng lớn, tốc độ phản ứng càng nhanh

VD: thanh củi nhỏ sẽ cháy nhanh hơn thanh củi to

+ Khi tăng nhiệt độ, phản ứng diễn ra với tốc độ nhanh hơn

VD: Thực phẩm được bảo quản trong tủ lạnh lâu bị hỏng hơn

+ Nồng độ các chất phản ứng càng cao, tốc độ phản ứng càng nhanh

-Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng nhưng không bị thay đổi cả về khối lượng và tính chất hóa học

VD: Enzym amilaza có trong nước bọt là chất xúc tác để chuyển hóa tinh bột thành đường...

pptx 39 trang Mịch Hương 06/01/2025 280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 8 Sách KNTT - Tiết 23+24, Bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_khoa_hoc_tu_nhien_lop_8_sach_kntt_tiet_2324_bai_7.pptx

Nội dung text: Bài giảng Khoa học tự nhiên Lớp 8 Sách KNTT - Tiết 23+24, Bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

  1. Câu 1: Phương tiện nào sau đây giúp chúng ta di chuyển nhanh hơn? A. Máy bay B. Tàu hỏa C. Xe đạp D. Ô tô
  2. Câu 2: Hiện tượng nào sau đây có xảy ra phản ứng hóa học? A. Con dao bằng sắt (Iron) để B. Cắt nhỏ sợi dây sắt (Iron) trong không khí bị gỉ thành nhiều đoạn nhỏ C. Đốt cháy sắt (Iron) trong D. Cây cuốc bằng sắt (Iron) bị oxygen gỉ khi ngâm trong nước
  3. Câu 3: Phản ứng hóa học nào sau đây xảy ra nhanh hơn (em quan sát được ngay)? A. Con dao bằng sắt (Iron) để trong không khí bị gỉ B. Cây cuốc bằng sắt (iron) bị gỉ khi ngâm trong nước C. Đốt cháy sắt (Iron) trong oxygen
  4. TIẾT 23 -24- Bài 7: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CHẤT XÚC TÁC
  5. Hình 1 Hình 2 Các hiện tượng trong Hình 1, 2, 3 là hiện tượng gì? Hiện tượng nào xảy ra nhanh hơn, em quan sát được ngay? Hình 3
  6. Phiếu học tập số 1: TN1 a. Tốc độ tan của đá vôi trong dd acid HCl ở hai ống nghiệm Ống nghiệm 1 Ống nghiệm 2 Nhanh hơn Chậm hơn b. Dựa vào đâu để kết luận phản ứng nào xảy ra nhanh hơn? - Dựa vào độ tan của đá vôi, lượng khí sinh ra và lượng đá vôi trong hai ống nghiệm c. Thế nào là tốc độ phản ứng? - Tốc độ phản ứng là đại lượng chỉ mức độ nhanh hay chậm của một phản ứng hóa học.
  7. Tốc độ phản ứng là đại lượng chỉ mức độ nhanh hay chậm của một phản ứng hóa học VD: Phản ứng đốt cháy cồn trong không khí xảy ra nhanh hơn, phản ứng oxi hóa sắt (iron) xảy ra chậm hơn
  8. Quan sát các hình ảnh và dự đoán các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?
  9. Thí nghiệm 2: Tiết 2 Link video thí nghiệm ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng Ống nghiệm 1 Ống nghiệm 2 - Có bọt khí thoát ra ít hơn ống nghiệm - Có bọt khí thoát ra nhiều hơn ống 2, đinh sắt tan dần nghiệm 1, đinh sắt tan dần - Phản ứng xảy ra chậm hơn - Phản ứng xảy ra chậm hơn Nồng độ các chất phản ứng càng cao, tốc độ phản ứng càng nhanh
  10. Thí nghiệm 4: Ống nghiệm 1 Ống nghiệm 2 Không có MnO2, khí thoát Có MnO2, khí thoát ra ra ít hơn, phản ứng xảy ra nhiều hơn, phản ứng xảy chậm hơn ống nghiệm 2 ra nhanh hơn Link video thí nghiệm ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng
  11. Tiết 3 Luyện tập
  12. Bài tập
  13. - Ướp muối: vì muối ức chế hoạt động của enzym - Cho vào ngăn mát hoặc Bài 2: Trong thực tế để ngăn đông của tủ lạnh tùy bảo quản cá thịt, người ta loại thực phẩm và tùy vào thường dùng những thời gian cần bảo quản thực phương pháp nào? Vì sao? phẩm: vì nhiệt độ tủ lạnh thấp làm giảm tốc độ phản ứng sinh hóa nên thực phẩm lâu bị hỏng. - Phơi khô
  14. a. Viết PTHH của phản ứng: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2 b. Nếu giữ nguyên các điều kiện khác, chỉ tác động một trong các điều kiện sau - Thay 5g hạt kẽm bằng 5g bột kẽm: tốc độ phản ứng tăng lên, vì bột kẽm có diện tích bề mặt tiếp xúc lớn hơn hạt kẽm - Thay dd H2SO4 1,5M bằng dd H2SO4 1M: tốc độ phản ứng giảm xuống vì nồng độ các chất phản ứng giảm - Thực hiện phản ứng ở 60oC: tốc độ phản ứng tăng lên, vì nhiệt độ tăng - Tăng nồng độ dd H2SO4 lên gấp đôi: tốc độ phản ứng tăng lên, vì nồng độ tăng
  15. VÒNG QUAY MAY MẮN 1 3 5 2 4 QUAY
  16. Câu 2: Cho cùng một chiếc đinh sắt nhỏ vào dd HCl có nồng độ nào sau đây thì phản ứng xảy ra nhanh hơn? A. 0,25 M B. 0,5 M C. 1 M D. 1,25 M QUAY VỀ
  17. Câu 4: Dạng nào sau đây của Aluminium (nhôm) có diện tích bề mặt tiếp xúc lớn nhất? B. Sợi dây nhôm được A. Sợi dây nhôm cắt thành nhiều đoạn C. Sợi dây nhôm được D. Sợi dây nhôm được đem nghiền thành bột ép thành 1 khối QUAY VỀ
  18. Vận dụng