Bài giảng KNTN Lớp 6 - Chương IX, Bài 46: Năng lượng và sự truyền năng lượng
I. NĂNG LƯỢNG
Mọi hoạt động hằng ngày của chúng ta đều cần đến năng lượng.
Năng lượng được lấy từ năng lượng dự trữ trong thức ăn.
Khi lắp pin vào đèn pin và bật công tắc, thì bóng đèn pin phát ra ánh sáng. Ánh sáng được tạo ra là nhờ có năng lượng dự trữ trong pin.
Cây cối lớn lên, ra hoa, kết trái được là nhờ hấp thụ năng lượng của ánh sáng Mặt Trời.
II. LƯỢNG VÀ TÁC DỤNG LỰC
Mọi hoạt động và biến đổi đều cần năng lượng.
Không có năng lượng thì không thể làm bất cứ công việc gì.
Để tác dụng dù một lực nhỏ nhất cũng cần phải có năng lượng.
Một vật có năng lượng thì có khả năng tác dụng lực lên vật khác.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng KNTN Lớp 6 - Chương IX, Bài 46: Năng lượng và sự truyền năng lượng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
bai_giang_kntn_lop_6_chuong_ix_bai_46_nang_luong_va_su_truye.pptx
Nội dung text: Bài giảng KNTN Lớp 6 - Chương IX, Bài 46: Năng lượng và sự truyền năng lượng
- Bài 46 NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ TRUYỀN NĂNG LƯỢNG
- MỞ ĐẦU Trong hình trên có những năng lượng nào mà em đã biết?
- Chúng ta không nhìn thấy năng lượng nhưng có thể cảm nhận được tác dụng của nó. Mọi hoạt động hằng ngày của Năng lượng được lấy từ năng chúng ta đều cần đến năng lượng. lượng dự trữ trong thức ăn.
- Nếu không có năng lượng của thức ăn, của pin, năng lượng của ánh sáng Mặt Trời thì những hiện tượng nêu trên có thể diễn ra được không?
- Mọi hoạt động và biến đổi đều cần năng lượng. Không có năng lượng thì không thể làm bất cứ công việc gì. Để tác dụng dù một lực nhỏ nhất cũng cần phải có năng lượng. Một vật có năng lượng thì có khả năng tác dụng lực lên vật khác.
- Ví dụ: Gió mạnh có thể gây tác hại đến sản xuất và đời sống. Gió càng mạnh, lực tác động của gió càng lớn. Tác hại của gió bão
- HOẠT ĐỘNG Thổi xe đồ chơi: Chuẩn bị: vài chiếc xe đồ chơi giống nhau và một số ống hút. Tiến hành: thổi hơi qua ống hút để tạo ra lực đẩy đủ mạnh làm cho xe đồ chơi chuyển động. Thảo luận: a) Muốn cho xe chuyển động nhanh hơn và xa hơn thì phải làm thế nào? b) Từ thí nghiệm trên hãy rút ra mối quan hệ Thí nghiệm về liên hệ giữa năng lượng và lực giữa năng lượng truyền cho vật với độ lớn lực tác dụng và thời gian lực tác dụng lên vật.
- Em hãy lấy thêm ví dụ về năng lượng và tác dụng lực ?
- EM CÓ BIẾT Đơn vị năng lượng là jun Kí hiệu: J • 1J là năng lượng cần để nâng một vật nặng 1N lên độ cao 1m. • 1kJ = 1000J • 1 cal (calo) ≈ 4,2J James Prescott Joule (1818 - 1889)
- III SỰ TRUYỀN NĂNG LƯỢNG
- VẬN DỤNG Em hãy tìm thêm ví dụ về sự truyền năng lượng trong thực tiễn? 01 02 03 04 05 Gió truyền năng lượng cho diều, Năng lượng từ mặt trời truyền cho con người nâng diều bay cao. làm cho người thấy nóng vào mùa hè.
- CỦNG CỐ 46.1. Đánh dấu vào những ô đúng hoặc sai ứng với các nội dung sau:
- CỦNG CỐ 46.3. Một học sinh xách một chiếc cặp nặng 100 N đi từ tầng 1 lên tầng 3 của trường học. Biết mỗi tầng của trường học cao 3,5 m và 1 J là năng lượng cần để nâng một vật nặng 1 N lên độ cao 1 m. Hỏi năng lượng mà học sinh này cần sử dụng là bao nhiêu (J)? Giải Học sinh xách cặp từ tầng 1 lên tầng 3 có độ cao là: h = 2 . 3,5 = 7 m Vì vật nặng 1 N lên độ cao 1 m cần năng lượng 1 J = 1 N. 1 m => 100 N lên độ cao 7 m cần năng lượng 100 N . 7 m = 700 J Năng lượng cần để nâng cặp 100 N từ tầng 1 lên tầng 3 là 700 J
- ➢ Rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô giáo để bài giảng Power point được hoàn thiện hơn. ➢ Thông tin liên hệ: Ths. Phạm Thị Minh Phượng Youtube: PMP Physics House SĐT: 083 229 6336 Email: pmphuong6868@gmail.com