Bài giảng Lịch sử Lớp 8 - Tiết 38, Bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873

II. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1873

1. Kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì

2. Kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây Nam Kì

So sánh thái độ và hành động chống Pháp của triều đình nhà Nguyễn và nhân dân Nam Kì?

* Triều đình

- Thái độ: không kiên quyết, chủ hòa, sợ giặc. Chỉ lo bảo vệ quyền lợi giai cấp.

-Hành động: Không tổ chức nhân dân chống Pháp, ra lệnh bãi binh, yêu cầu nhân dân ngừng kháng chiến

-Không có chiến lược đánh giặc đúng đắn

-Kí hiệp ước Nhâm Tuất cắt 3 tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp

* Nhân dân Nam Kì

- Thái độ: Quyết tâm chống Pháp đến cùng

-Hành động: Anh dũng chống Pháp khi chúng nổ súng xâm lược

-Chiến đấu dũng cảm không sợ hi sinh, bất chấp lệnh bãi binh của triều đình

pptx 13 trang Mịch Hương 06/01/2025 140
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Lịch sử Lớp 8 - Tiết 38, Bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_lich_su_lop_8_tiet_38_bai_24_cuoc_khang_chien_tu_n.pptx

Nội dung text: Bài giảng Lịch sử Lớp 8 - Tiết 38, Bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873

  1. “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”
  2. Trương Định từng tuyên bố: “Chúng tôi sẽ lấy lau làm cờ, chặt tầm vông làm vũ khí. Dứt khoát không bao giờ ngừng chống bọn giặc cướp nước”.
  3. Lược đồ 6 tỉnh Nam Kì
  4. CHẠY GIẶC Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây, Một bàn cờ thế phút sa tay. Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy, Mất ổ bầy chim dáo dác bay. Bến Nghé của tiền tan bọt nước, Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây. Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng, Nỡ để dân đen mắc nạn này? NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU 1822 - 1888
  5. BÀI TẬP MỞ RỘNG VÀ CỦNG CỐ
  6. Đọc đoạn tư liệu sau và tìm những cụm từ thể hiện thái độ của triều đình Huế trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp? Tiếng súng của giặc đã nổ ầm ầm bên tai mà triều đình còn bận bàn cãi, nghị luận lung tung, kẻ hòa, người đánh, trên dưới không nhất trí, đánh hòa không ngã ngũ. Nhưng nhìn chung ý kiến được nhiều người tán thành là chủ hòa . Điều đó khẳng định một thực tế là đại bộ phận thuộc hàng ngũ phong kiến cầm quyền đã mang nặng tư tưởng thất bại chủ nghĩa, có tư tưởng sợ giặc. Trong thời kì đầu, vì quyền lợi giai cấp bị trực tiếp đụng chạm, bọn chúng có phản ứng lại. Nhưng vì bất đắc dĩ phải chống cự lại quân thù nên sức chống cự rất hạn chế, để rồi đầu hàng từng bước kẻ thù, cuối cùng dâng toàn vẹn lãnh thổ cho chúng. (Nguồn: Đinh Xuân Lâm (Chủ biên), Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập II, NXB Giáo dục, H.2003, tr.20.)