Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Văn bản "Quê hương"

Tác phẩm

a. Hoàn cảnh ra đời bài thơ:

Bài thơ “Quê hương” được viết 1939, khi nhà thơ đang đi học ở Huế.

b.Đọc – tìm hiểu chú thích:

c. Thể thơ: Thơ 8 chữ

d. Phương thức biểu đạt : Biểu cảm xen tự sự và miêu tả

e. Bố cục : 04 phần

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:

Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông.

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.

“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”,

Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

ppt 16 trang minhvi99 06/03/2023 4540
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Văn bản "Quê hương"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_8_van_ban_que_huong.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Văn bản "Quê hương"

  1. 2. Tác phẩm a. Hoàn cảnh ra đời bài thơ: Bài thơ “Quê hương” được viết 1939, khi nhà thơ đang đi học ở Huế. b.Đọc – tìm hiểu chú thích: c. Thể thơ: Thơ 8 chữ d. Phương thức biểu đạt : Biểu cảm xen tự sự và miêu tả e. Bố cục : 04 phần ? Xác định thể thơ, phương thức biểu đạt và bố cục của bài thơ “Quê hương”?
  2. II. Đọc – tìm hiểu chi tiết: 1. Giới thiệu chung về làng quê: Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới: Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông. Hai câu thơ mở đầu đã giới thiệu khái quát như thế nào về làng quê nhà thơ? - Nghề: chài lưới. - Vị trí của làng: bao bọc bởi nước sông đi thuyền nửa ngày xuôi sông ra tới biển. => giới thiệu một cách bình dị, tự nhiên về làng quê của mình. Đó là một làng chài bốn bề sông nước.
  3. b. Hình ảnh con người “Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá” -> Người dân đánh cá là những người dân khỏe khoắn vạm vỡ, sung sức với những cánh tay đầy chắc nịch.
  4. c. Hình ảnh con thuyền - Hình ảnh 2: cánh buồm căng gió biển khơi: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió + NT so sánh: gợi vẻ đẹp bay bổng, lãng mạn – cánh buồm mang ý nghĩa biểu tượng thiêng liêng của làng chài -> Đoàn thuyền ra khơi mang linh hồn, sự sống làng chài. + “Rướn thân” -> NT nhân hóa khiến cánh buồn như một cơ thể sống (đang mạnh mẽ vươn cao đón gió quyết làm chủ biển trời). => Tóm lại: đoàn thuyền ra khơi có một vẻ đẹp hùng tráng, mạnh mẽ, cánh buồm trở thành biểu tượng cho linh hồn quê hương của người dân chài, làng chài. Người dân chài ra khơi với một khí thế hăm hở, hào hứng, đầy tự tin.
  5. c. Hình ảnh con thuyền - chiếc thuyền: im, mỏi, nằm, nghe -> Nghệ thuật nhân hóa, ÂDCĐCG cho thấy con thuyền như có linh hồn -> tâm trạng say sưa, mãn nguyện nằm im cảm nhận dư vị sau một chuyến ra khơi đạt kết quả. => Một bức tranh với không gian trong sáng, tươi đẹp, giàu sức sống của làng quê miền biển. Không khí lao động tấp nập, hào hứng với hình ảnh đoàn thuyền ra khơi trở về; hình ảnh người dân chài hiện lên khỏe mạnh, vạm vỡ, đầy sức sống.
  6. IV. CỦNG CỐ: 1. Nghệ thuật: Kết hợp khéo léo giữa biểu cảm với tự sự và miêu tả; ngôn ngữ giản dị, hình ảnh thơ sáng tạo,? Hãynhịp chođiệu biếtthơ nhữngnhẹ nhàngđặc sắc; sử nghệdụng nhiều biện phápthuậttu vàtừ, nộibút dungpháp chínhtả thực của kếtbài thơhợp với bút pháp lãng mạn, “Quê hương”? 1. Nội dung: Cảnh làng chài hiện lên thật bình dị, vui tươi và đầy ấn tượng qua đó thể hiện tình yêu quê hương, đất nước sâu nặng của tác giả.
  7. V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: 1. Học thuộc và nắm vững giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ “Quê hương” (Tế Hanh), 2. Tìm đọc một số bài thơ tiêu biểu viết về tình yêu quê hương. 3. Chuẩn bị bài “Khi con tu hú” (Tố Hữu).