Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Bài 18: Khởi ngữ
Phân biệt các từ in đậm với chủ ngữ trong những câu sau về vị trí trong câu và quan hệ với vị ngữ.
a/ Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.
b/ Giàu, tôi cũng giàu rồi.
c/ Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có
thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp.
Đọc và phân tích chủ ngữ, vị ngữ trong các câu có từ ngữ từ ngữ in đậm:
a/ Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.
b/ Giàu, tôi cũng giàu rồi.
c/ Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có
thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp.
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Bài 18: Khởi ngữ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_lop_9_bai_18_khoi_ngu.ppt
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Bài 18: Khởi ngữ
- Phân biệt các từ in đậm với chủ ngữ trong những câu sau về vị trí trong câu và quan hệ với vị ngữ. a/ Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. b/ Giàu, tôi cũng giàu rồi. c/ Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp.
- Quan hệ giữa khởi ngữ và phần còn lại của câu: - Trực tiếp: + Lặp y nguyên ở phần câu còn lại VD: Giàu, tôi cũng giàu rồi. + Lặp bằng một từ ngữ thay thế: VD: Quyển sách này, tôi đọc nó rồi - Gián tiếp: VD: Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp.
- Bài tập vận dụng: Đọc các câu sau và xác định khởi ngữ: a) Ngày mai, tôi đi học. b)Tôi đọc quyển sách này rồi. c) Ông ấy, rượu không uống, thuốc không hút. d) Học bài, tôi đã học thuộc rồi.
- Bài tập 1: Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích sau đây: a) Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này ông khổ tâm hết sức. (Kim Lân, Làng) b) - Vâng ! Ông giáo dạy phải ! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng. (Nam Cao, Lão Hạc) c) Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) d) Làm khí tượng, ở được trên cao thế mới là lý tưởng chứ. (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) e) Đối với cháu, thật là đột ngột [ ]. (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
- Bài tập 2: Hãy viết lại các câu sau đây bằng cách chuyển phần in đậm thành khởi ngữ (có thể thêm trợ từ “thì”): a) Anh ấy làm bài cẩn thận lắm. b) Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được.
- Hướng dẫn về nhà Đối với tiết học hôm nay: - Học và nắm chắc đặc điểm, công dụng của khởi ngữ (ghi nhớ sgk) - Viết 1 đoạn văn ngắn (5-7 dòng) nói về giao thông ( hoặc tình mẹ con) trong đó có sử dụng khởi ngữ. Đối với tiết học sau: - TLV: Phép phân tích và tổng hợp. - Xem trước bài. - Xem lại phép lập luận chứng minh, giải thích ở lớp 7. Những kiến thức về văn nghị luận đã học ở lớp 8: lồng yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm; xây dựng đoạn văn trình bày luận điểm.