Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Bài 19: Tiếng nói của văn nghệ

Về nội dung: Qua văn bản “Bàn về đọc sách” Chu Quang Tiềm đã trình bày tầm quan trọng của sách và ý nghĩa của việc đọc sách; đồng thời ông còn đưa ra phương pháp đọc sách đúng đắn nhât

Về nghệ thuật:

- Lời bàn của tác giả thấu tình, đạt lí.

- Bố cục bài viết chặt chẽ, hợp lí.

- Lựa chọn ngôn ngữ giàu hình ảnh, có tính biểu cảm cao.

Ý nghĩa: Văn bản giúp chúng ta nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách và cách lựa chọn sách, cách đọc sách sao cho có hiệu quả

Các tác phẩm tiêu biểu:
- Cái tết của mèo con, Bên bờ sông Lô – Truyện

-Đất nước – Thơ

-Trương Chi, hòn cuội  - Kịch

-Mấy vấn đề văn học – tiểu luận

-Người Hà Nội – nhạc

ppt 22 trang minhvi99 11/03/2023 820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Bài 19: Tiếng nói của văn nghệ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_bai_19_tieng_noi_cua_van_nghe.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Bài 19: Tiếng nói của văn nghệ

  1. - Nguyễn Đình Thi (1924- 2003) quê Hà Nội. Ông giữ nhiều chức vụ quan trọng trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. Hoạt động văn nghệ của ông khá đa dạng như: làm thơ, viết văn, sáng tác nhạc, soạn kịch, viết lí luận phê bình văn học. - Năm 1996 nhận giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật.
  2. - Tiểu luận“Tiếng nói của văn nghệ” được in trong cuốn “Mấy vấn đề văn học” của Nguyễn Đình Thi
  3. * Các luận điểm đó được sắp xếp theo bố cục sau: - Phần 1: “Tác phẩm nghệ thuật một cách sống của tâm hồn”: Nội dung tiếng nói của văn nghệ. - Phần 2 (còn lại): Sức mạnh lớn lao của văn nghệ trong đời sống con người => Luận điểm 2 được chia thành 2 luận điểm phụ: + “Chúng ta nhận rõ tiếng nói của tình cảm”: Sức mạnh của văn nghệ trong đời sống tâm hồn con người, trong cuộc sống hằng ngày. + Phần còn lại: Khả năng cảm hóa và sức mạnh lôi cuốn của văn nghệ.
  4. -> NT: Hệ thống luận cứ, dẫn chứng cụ thể, xác thực => Tác giả khẳng định nội dung chủ yếu của văn nghệ là phản ánh thực tại mang tính sinh động cụ thể, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm có tính cá nhân của người nghệ sĩ.
  5. ->NT: Dẫn chứng tiêu biểu cụ thể, sinh động, lập luận chặt chẽ, thuyết phục. => Tác giả cho thấy văn nghệ có sức mạnh lớn lao trong đời sống tâm hồn và trong cuộc sống của con người. Làm cho tâm hồn họ được sống và quên đi những nhọc nhằn hằng ngày.
  6. -> NT: lí lẽ đầy sức thuyết phục, lập luận phù hợp, dẫn chứng cụ thể xác thực. => Tác giả khẳng định văn nghệ có khả năng cảm hóa, tác động mạnh mẽ đến tình cảm, nhận thức và hành động của con người
  7. - Nội dung: Văn bản khẳng định văn nghệ nối sợi dây đồng cảm kì diệu giữa nghệ sĩ với bạn đọc thông qua những rung động mãnh liệt, sâu xa của trái tim. Văn nghệ giúp con người được sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình. - Nghệ thuật: + Bố cục bài viết chặt chẽ, hợp lí. + Cách viết giàu hình ảnh, có nhiều dẫn chứng về thơ, văn, về đời sống thực tế. + Giọng văn chân thành, đầy cảm hứng - Ý nghĩa: Văn bản giúp chúng ta thấy vai trò của văn nghệ đối với đời sống con người.
  8. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI - Ôn lại nội dung văn bản: nắm được các luận điểm chính, luận cứ và cách lập luận của tác giả. - Học thuộc ghi nhớ Sgk, hoàn thiện bài tập và viết thành đoạn văn hoàn chỉnh. - Chuẩn bị bài: Các thành phần biệt lập + Đọc ngữ liệu, trả lời các câu hỏi của từng đơn vị kiến thức + Xem trước phần luyện tập
  9. BT 2: Lấy dẫn chứng trong chương trình học văn THCS cho mỗi nhận định sau đây? Và phân tích thành đoạn văn? a. Nhưng nghệ sĩ không đến mở một cuộc thảo luận lộ liễu và khô khan với chúng ta về một vấn đề khoa học hay triết học cái tư tưởng trong nghệ thuật là một tư tưởng náu mình, yên lặng. b. Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhòa đi, ánh sáng ấy bây giờ biến thành của ta và chiếu tỏa lên mọi việc chúng ta sống, mọi con người chúng ta gặp làm cho thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ. c. Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy.
  10. - Giáo dục lòng yêu thương các thành viên trong gia đình đặc biệt là cha mẹ - Căm ghét chiến tranh, yêu chuộng hoà bình. Sẵn sàng đấu tranh cho sự độc lập tự do của dân tộc. - Trân trọng những phút giây bên gia đình thân yêu. - Phê phán những kẻ thờ ơ lạnh nhạt với gia đình với người thân yêu. Không coi trọng giá trị thiêng liêng mà gia đình mang lại.