Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Bài 24: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Hòa Tiến

I. TÌM HIỂU YẾU TỐ ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

- Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm là những hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn bản tự sự.

- Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người. Trong văn bản tự sự, đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp (mỗi lượt lời là một lần gạch đầu dòng).

- Độc thoại là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng. Trong văn bản tự sự, khi người độc thoại nói thành lời thì phía trước câu nói có gạch đầu dòng; còn khi không thành lời thì không có gạch đầu dòng.. Trường hợp sau gọi là độc thoại nội tâm.

II. LUYỆN TẬP

pptx 30 trang Mịch Hương 07/01/2025 260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Bài 24: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Hòa Tiến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_9_bai_24_doi_thoai_doc_thoai_va_doc_th.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Bài 24: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Hòa Tiến

  1. SỰ VIỆC LAI LỊCH NGOẠI HÌNH NHÂN HÀNH ĐỘNG VẬT VĂN BẢN NGÔN NGỮ TỰ SỰ TÌNH HUỐNG LỜI KỂ
  2. C ấ u t r ú c b à i h ọ c T Ì M H I Ể U YẾU TỐ ĐỐI T H O Ạ I , I. ĐỘC T H O Ạ I VÀ ĐỘC T H O Ạ I NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ II. LUYỆN T Ậ P
  3. Đọc đoạn trích sau: (1)Có người hỏi: - (2)Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà? - (3)Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy! (4)Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to: - (5)Hà, nắng gớm, về nào (6)Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. (7)Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên cứ vẫn dõi theo. (8)Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú: - (9)Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! (10)Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. (11)Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát! (12)Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi.(13)Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà. (14)Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lén đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. (15)Nhìn lũ con tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. (16)Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? (17)Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? (18)Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu (19)Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên: - (20)Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này. ( Kim Lân, Làng)
  4. PHT SỐ 1: TÌM HIỂU 3 CÂU ĐẦU Câu hỏi Nội dung 1.Trong 3 câu đầu đoạn trích, ai nói với ai? 2. Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người? 3. Dấu hiệu nào cho ta thấy đó là một cuộc trò chuyện trao đổi qua lại? 4. Hình thức diễn đạt trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện không khí của câu chuyện và thái độ của những người tản cư trong buổi trưa ông Hai gặp họ?
  5. PHT SỐ 1: TÌM HIỂU 3 CÂU ĐẦU Câu hỏi Nội dung 1.Trong 3 câu đầu đoạn trích, ai nói với ai? - Lời trò chuyện của những người đàn bà tản cư 2. Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy - Ít nhất 2 người người? 3. Dấu hiệu nào cho ta thấy đó là một cuộc - Có 2 lượt lời qua lại: 1 lượt lời trao, 1 lượt trò chuyện trao đổi qua lại? lời đáp; có dấu gạch đầu dòng trước lời thoại; đứng trước lời thoại có dấu hai chấm. 4. Hình thức diễn đạt trên có tác dụng như - Tạo không khí câu chuyện như cuộc sống thế nào trong việc thể hiện không khí của thật. câu chuyện và thái độ của những người tản - Thái độ căm giận của người tản cư với dân cư trong buổi trưa ông Hai gặp họ? làng chợ Dầu - Tạo tình huống đi sâu vào nội tâm nhân vật
  6. Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to: (5)- Hà, nắng gớm, về nào Câu hỏi 1. Câu 5 là lời ông Hai nói với ai? 2. Đây có phải là một cuộc đối thoại không? Vì sao? 3. Trong đoạn trích còn có câu nào kiểu này không? Chỉ ra câu đó? 4. Tác dụng của hình thức diễn đạt này trong việc thể hiện tâm trạng của ông Hai?
  7. Đọc phần trích sau rồi trả lời câu hỏi: (1)Có người hỏi: - (2)Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà? - (3)Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy! (4)Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to: - (5)Hà, nắng gớm, về nào (6)Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. (7)Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên cứ vẫn dõi theo. (8)Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú: - (9)Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! (10)Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. (11)Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát! (12)Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi.(13)Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà. (14)Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lén đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. (15)Nhìn lũ con tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. (16)Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? (17)Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? (18)Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu (19)Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên: - (20)Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này. ( Kim Lân, Làng)
  8. (15)Nhìn lũ con tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. (16)Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? (17)Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? (18)Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu (19)Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên: - (20)Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này. Câu hỏi 1.Các câu 16,17,18 là những câu ai hỏi ai? 2. Tại sao trước những câu này không có gạch đầu dòng? 3. Hình thức diễn đạt trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện diễn biến tâm lí của ông Hai?
  9. - Tạo cho câu chuyện có không khí Có người hỏi: như cuộc sống thật. - Sao bảo làng Chợ Dầu - Thái độ căm giận đối với dân làng tinh thần lắm cơ mà? - Ấy thế mà bây giờ đổ đốn chợ Dầu ra thế đấy! - Tạo tình huống đi sâu vào nội tâm nhân vật - Hà, nắng gớm, về nào - Chúng bay ăn miếng cơm Thể hiện tâm trạng dằn vặt, đau đớn hay thế này. của ông Hai khi nghe tin làng theo - Chúng nó cũng là trẻ giặc con .tuổi đầu => Làm cho câu chuyện trở nên sinh động, chân thực hơn khắc hoạ rõ nét nhân vật.
  10. S O S Á N H Phương diện Độc thoại Độc thoại nội tâm Giống nhau Là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc nói với 1 ai đó trong tưởng tượng. Khác nhau - Nói thành lời. - Không nói thành lời. - Trước câu nói có - Trước câu nói không gạch đầu dòng. có gạch đầu dòng. - Trước lượt lời có dấu “:”.
  11. Bài tập nhanh: Hãy xác định những hình thức thể hiện ngôn ngữ trong những đoạn văn sau: a. Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn - Em thắp đèn lên chị Liên nhé! Nghe tiếng An, Liên đứng dậy trả lời: - Hẵng thong thả một lát nữa cũng được. Em ra ngồi đây với chị kẻo trong muỗi. An bỏ bao diêm xuống bàn cùng chị ra ngoài chõng ngồi; chiếc chõng nan lún xuống và kêu cót két. - Cái chõng này sắp gãy rồi chị nhỉ? - Ừ để rồi chị bảo mẹ mua cái khác thay vào. (Thạch Lam, Hai đứa trẻ) b. Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng: - Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang, giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ. (Nguyễn Dữ, Chuyện người con gái Nam Xương)
  12. Bài 1/ SGK T178: Phân tích tác dụng của hình thức đối thoại trong đoạn trích sau đây: Mãi khuya, bà Hai mới chống gối đứng dậy. Bà lẳng lặng xuống bếp châm lửa ngồi tính tiền hàng. Vẫn những tiền cua, tiền bún, tiền đỗ, tiền kẹo Vẫn cái giọng rì rầm, rì rầm thường ngày. - Này, thầy nó ạ. Ông Hai nằm rũ ra ở trên giường không nói gì. Có mấy lượt lời? - Thầy nó ngủ rồi à? - Gì? Ông lão khẽ nhúc nhích. Có mấy lời trao, - Tôi thấy người ta đồn mấy lời đáp? Ông lão gắt lên : - Biết rồi! Tác dụng? Bà Hai nín bặt. Gian nhà lặng đi, hiu hắt. ( Kim Lân, Làng)
  13. Bài 2 SGK T179:Viết một đoạn văn kể chuyện về đề tài bạn bè, trong đó sử dụng hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.(gạch chân các hình thức đó trong bài viết)
  14. HỆ THỐNG BÀI HỌC
  15. CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM!