Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Bài 7: Kiều ở lầu Ngưng Bích

I. ĐỌC- TÌM HIỂU CHUNG

1. Đọc

2. Tìm hiểu chung

Vị Trí, nội dung

- Vị trí: nằm ở phần 2: Gia biến và lưu lạc, gồm 22 câu (từ câu 1033-1054).

- Nội dung: Sau khi bị Mã Giám Sinh lừa gạt, làm nhục, bị Tú bà mắng nhiếc, Kiều nhất quyết không chịu tiếp khách làng chơi, không chịu chấp nhận cuộc sống lầu xanh. Đau đớn, phẫn uất, tủi nhục nàng định tự vẫn. Tú bà sợ mất vốn bèn lựa lời khuyên giải, dụ dỗ Kiều. Mụ vờ chăm sóc thuốc thang, hứa hẹn khi nàng bình phục sẽ gả nàng cho người tử tế. Tú bà đưa Kiều ra sống riêng ở lầu Ngưng Bích, thực chất là giam lỏng nàng để thực hiện âm mưu mới đê tiện hơn, tàn bạo hơn.

Bố cục:

- (6 câu đầu): Hoàn cảnh cô đơn, buồn tủi của Kiều ở lầu Ngưng Bích

- (8 câu tiếp): Nỗi lòng thương nhớ của Kiều

- (8 câu cuối): Tâm trạng của Kiều

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

pptx 28 trang Mịch Hương 07/01/2025 220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Bài 7: Kiều ở lầu Ngưng Bích", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_9_bai_7_kieu_o_lau_ngung_bich.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Bài 7: Kiều ở lầu Ngưng Bích

  1. I ĐỌC- TÌM HIỂU CHUNG 1. Đọc 2. Tìm hiểu chung về đoạn trích II TÌM HIỂU VĂN BẢN 1. Hoàn cảnh cô đơn, buồn tủi của Kiều ở lầu Ngưng Bích 2. Nỗi lòng thương nhớ của Kiều 3. Tâm trạng của Kiều III TỔNG KẾT 1. Nội dung 2. Nghệ thuật
  2. I ĐỌC- TÌM HIỂU CHUNG 2 Tìm hiểu chung Vị Trí, nội dung ▪Vị trí: nằm ở phần 2: Gia biến và lưu lạc, gồm 22 câu (từ câu 1033-1054). ▪Nội dung: Sau khi bị Mã Giám Sinh lừa gạt, làm nhục, bị Tú bà mắng nhiếc, Kiều nhất quyết không chịu tiếp khách làng chơi, không chịu chấp nhận cuộc sống lầu xanh. Đau đớn, phẫn uất, tủi nhục nàng định tự vẫn. Tú bà sợ mất vốn bèn lựa lời khuyên giải, dụ dỗ Kiều. Mụ vờ chăm sóc thuốc thang, hứa hẹn khi nàng bình phục sẽ gả nàng cho người tử tế. Tú bà đưa Kiều ra sống riêng ở lầu Ngưng Bích, thực chất là giam lỏng nàng để thực hiện âm mưu mới đê tiện hơn, tàn bạo hơn.
  3. II TÌM HIỂU CHI TIẾT 1 Hoàn cảnh cô đơn, buồn tủi của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân, Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung. Bốn bề bát ngát xa trông, Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia. Bẽ bàng mây sớm đèn khuya, Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
  4. II TÌM HIỂU CHI TIẾT 1 Hoàn cảnh cô đơn, buồn tủi của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích * Cảnh vật Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung. Bốn bề bát ngát xa trông, - Non xa – trăng gần - Cát vàng cồn nọ - bụi hồng dặm kia Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia. ➔ Phép đối, miêu tả, ẩn dụ - Bốn bề bát ngát ➔ Gợi không gian dài, rộng, cao, sâu vô tận, rợn ngợp, màu sắc hài hòa rực rỡ.
  5. II TÌM HIỂU CHI TIẾT 1 Hoàn cảnh cô đơn, buồn tủi của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích * Cảnh vật * Tâm trạng Đẹp, thoáng đãng nên thơ Gợi sự đơn điệu, ảm đạm. nhưng mênh mông, vắng Bộc lộ sự chán nản, buồn lặng, heo hút. tủi, cô đơn, bẽ bàng. Tả cảnh ngụ tình → Tiểu kết 6 câu đầu: Bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình, kết hợp hệ thống thi ảnh ước lệ, ngôn ngữ giàu sắc thái biểu cảm, Nguyễn Du đã khắc họa bức tranh thiên nhiên mênh mông, vắng lặng. Và trên nền của khung cảnh ấy là hình ảnh nàng Kiều lẻ loi, cô độc với bao nỗi niềm tâm sự đau thương.
  6. II TÌM HIỂU CHI TIẾT 2 Nỗi lòng thương nhớ của Kiều Tưởng người dưới nguyệt chén đồng, Tin sương luống những rày trông mai chờ. Bên trời góc bể bơ vơ, Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân Lai cách mấy nắng mưa, Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
  7. II TÌM HIỂU CHI TIẾT 2 Nỗi lòng thương nhớ của Kiều HOẠT ĐỘNG NHÓM Nhóm 1. Nỗi nhớ của Nhóm 3,4. Tại sao Thúy Kiều với chàng Kim Kiều lại nhớ Kim Trọng trước mà không phải là nỗi nhớ cha mẹ? Trật Nhóm 2. Nỗi nhớ của Thúy Kiều với tự nỗi nhớ đã hợp cha mẹ lí chưa? Vì sao?
  8. II TÌM HIỂU CHI TIẾT 2 Nỗi lòng thương nhớ của Kiều a. Nỗi nhớ Kim Trọng Đớn đau, day dứt, ân hận nhớ nhung da diết mối tình đầu Đau đớn, xót xa khi đã phụ tình→ Một người tình chung thuỷ.
  9. II TÌM HIỂU CHI TIẾT 2 Nỗi lòng thương nhớ của Kiều ➔ Nỗi nhớ thương của Kiều đã nói lên nhân cách đáng trân trọng của nàng. Hoàn cảnh của nàng lúc này thật xót xa, đau đớn. Nhưng quên đi cảnh ngộ bản thân, nàng đã hướng yêu thương vào những người thân yêu nhất. Kiều là một người tình thuỷ chung, một người con hiếu thảo, một người có tấm lòng vị tha cao cả đáng quý.
  10. II TÌM HIỂU CHI TIẾT 3 Tâm trạng của Kiều Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu ? Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mạt đất một màu xanh xanh. Buồn trông gió cuốn mặt duềnh, Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
  11. II TÌM HIỂU CHI TIẾT 3 Tâm trạng của Kiều PHIẾU HỌC TẬP Cảnh Gợi Kiều nghĩ đến Tâm trạng của Kiều hoàn cảnh Cảnh 1. Mở ra trước mắt một cánh buồm thấp thoáng đơn độc khi chiều hôm Cảnh 2. Nhìn gần hơn, Kiều thấy một đóa hoa trôi man mác giữa dòng Cảnh 3. Trải dài trước mắt Kiều là một thảm cỏ héo úa, rầu rầu, tành lụi trải dài Cảnh 4. Cơn gió cuốn mặt duềnh khiến sóng gió ầm ầm
  12. II TÌM HIỂU CHI TIẾT 3 Tâm trạng của Kiều PHIẾU HỌC TẬP Cảnh Gợi Kiều nghĩ đến hoàn Tâm trạng của Kiều cảnh Cảnh 3. Trải dài trước mắt Gợi Kiều liên tưởng đến → Chán ngán trước Kiều là một thảm cỏ héo chuỗi ngày tẻ nhạt, bế tắc, cuộc sống đơn điệu, úa, rầu rầu, tành lụi trải vô vọng đang trải qua tương lai mù mịt dài Cảnh 4. Cơn gió cuốn mặt duềnh khiến sóng gió ầm Phong ba, bão táp cuộc → Nỗi buồn vô ầm đời đang sảy ra vọng, dâng cao thành kinh sợ, hãi hùng
  13. Diễn biến tâm trạng của Kiều Buồn lo cho thân phận và số kiếp Xót thương cho cha mẹ Nhớ Kim Trọng Cô đơn buồn tủi