Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Bài: Ánh trăng
1: Tác giả: Nguyễn Duy
- Là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
- Ông thuộc thế hệ những con người trải qua những gian khổ, chứng kiến những hi sinh, mất mát của nhân dân và đồng đội.
- Thơ ông thường thể hiện những tình cảm nhẹ nhàng, sâu lắng.
2: Tác phẩm
- Bài thơ “ánh trăng” được sáng tác năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh
- Đây là thời điểm sau 3 năm nước ta được giải phóng, cuộc kháng chiến chống Mỹ thần thánh của dân tộc đã kết thúc thắng lợi. Ba năm sống trong hòa bình không phải những ai cũng nhớ tới quá khứ nghĩa tình gian khổ nhưng đầy kỉ niệm
3: Đại ý
Xuyên suốt toàn bộ bài thơ là hình tượng vầng trăng. Hình tượng vầng trăng gợi liên tưởng trong suy nghĩ người đọc về lẽ sống thủy chung, ân nghĩa với quá khứ
4: Ý nghĩa nhan đề
- Ánh trăng là 1 hình tượng nghệ thuật mang nhiều ý nghĩa sâu sắc.
- Ánh trăng không chỉ là biểu tượng cho vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu mà còn 1 thứ ánh sáng diệu kì. Ánh sang ấy nó len lỏi vào nơi khuất lấp trong tâm hồn của con người để thức tỉnh họ, hướng con người tới lẽ sống cao đẹp, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ. Đó cũng chính là đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc
File đính kèm:
bai_giang_ngu_van_lop_9_bai_anh_trang.pptx
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Bài: Ánh trăng
- 1: Tác giả: Nguyễn Duy - Là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. - Ông thuộc thế hệ những con người trải qua những gian khổ, chứng kiến những hi sinh, mất mát của nhân dân và đồng đội. - Thơ ông thường thể hiện những tình cảm nhẹ nhàng, sâu lắng.
- 3: Đại ý Xuyên suốt toàn bộ bài thơ là hình tượng vầng trăng. Hình tượng vầng trăng gợi liên tưởng trong suy nghĩ người đọc về lẽ sống thủy chung, ân nghĩa với quá khứ 4: Ý nghĩa nhan đề - Ánh trăng là 1 hình tượng nghệ thuật mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. - Ánh trăng không chỉ là biểu tượng cho vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu mà còn 1 thứ ánh sáng diệu kì. Ánh sang ấy nó len lỏi vào nơi khuất lấp trong tâm hồn của con người để thức tỉnh họ, hướng con người tới lẽ sống cao đẹp, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ. Đó cũng chính là đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc
- Ánh trăng Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với biển Thình lình đèn điện tắt hồi chiến tranh ở rừng phòng buyn-đinh tối om vầng trăng thành tri kỷ vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn Trần trụi với thiên nhiên hồn nhiên như cây cỏ Ngửa mặt lên nhìn mặt ngỡ không bao giờ quên có cái gì rưng rưng cái vầng trăng tình nghĩa như là đồng là bể như là sông là rừng Từ hồi về thành phố quen ánh điện cửa gương Trăng cứ tròn vành vạnh vầng trăng đi qua ngõ kể chi người vô tình như người dưng qua đường ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình
- b) 2 khổ thơ tiếp theo: vầng trăng trong hiện tại - Chiến tranh kết thúc con người trở về với uộc sống hòa bình đã vô tình quên đi vầng trăng: Từ hồi về thành phố quen ánh điện, cửa gương vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường Cuộc sống của con người đã đổi thay, hòa bình đã mang lại độc lập, tự do cho con người, con người không còn phải sống trong sự vất vả, thiếu thốn về vật chất nữa.Trái lại họ được sống nơi thành phố phồn hoa , đô thị , được ở những ngôi nhà đầy đủ tiện nghi với ‘’ ánh điện , cửa gương” chính sự thay đổi của cuộc sống đã làm cho con người dễ đổi thay. Nếu như trước đây người với trăng gần gũi bên nhau là thế thì nay ‘’ vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường” .Nguyễn Duy đã thật khéo léo khi sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh để bày tỏ thái độ thờ ơ vô tình vô trách nhiệm với quá khứ, với người bạn xưa của con người. - Sự vô tình lãng quên người bạn tri kỉ đã được đánh thức khi có một tình hướng bất ngờ xảy ra : ‘’Thình lình đèn điện tắt phòng buyn-đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn” Con người đã quen sống trong những ngôi nhà đầy đủ tiện nghi , đèn điện sáng choang . Nay điên mất , phòng buyn- đinh trở nên tối om , con người phải hướng ra ánh sáng . Các động từ mạnh được sắp xếp nối tiếp nhau ‘’vội” , “bật” , “tung” đã diễn ra hành động vội vàng cuống quýt , hướng ra ánh sáng của con người -Hình ảnh vầng trăng tròn có ý nghĩa diễn tả tình cảm trăng dành cho con người vẫn vẹn nguyên như xưa.
- d)Suy ngẫm về vấn đề được đặt ra trong bài thơ : - Bài thơ có ý nghĩa giáo dục , thấm thía đối với người đọc , đạo lí “ uống nước nhớ nguồn” là đạo lí truyền thống , là nét nguyên bản của con người Việt Nam từ xưa đến nay , Người Việt Nam “ Ra sông nhớ suối có ngày nhớ đêm” . Chính nét đẹp truyền thống đó đã làm nên sức mạnh để chúng ta vượt qua mọi khó khan gian khổ , chiến đấu và chiến thắng dựng xây và phát triển . - Trong xã hội hiện đại hôm nay khi mà chúng ta đang từng bước hội nhập và phát triển thì hành trang chúng ta mang theo bên mình còn là cả một quá khứ hào hùng mà cha ông ta đã để lại và chúng ta không được phép lãng quên quá khứ
- to be continued