Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Bài thơ: Đồng chí
1. Tác giả: CHÍNH HỮU (1926- 2007)
- Tên thật là Trần Đình Đắc, quê ở Hà Tĩnh.
- Năm 1946, ông gia nhập Trung đoàn Thủ đô và hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
- Ông bắt đầu làm thơ năm 1947, thơ ông hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh.
- Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.
2. Tác phẩm
* Nhận định về tác phẩm
Nhà thơ đã định nghĩa một khái niệm rất mới “Đồng chí”, bằng thơ với những cụm từ dân dã quen thuốc: nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá, áo ánh rách vai, vài mảnh vá; miệng cười buốt giá … để bộc lộ một thứ tình cảm mới trong xã hội đã và đang liên kết, gắn bó cộng đồng lại thành sức mạnh. Đó là tình cảm của những người nghèo khổ đến với nhau vì một mục đích và chung một mục đích: tình giai cấp, tình của những người nông dân mặc áo lính.
* BỐ CỤC
- 7 câu thơ đầu: Cơ sở của tình đồng chí.
- 10 câu thơ tiếp: Những biểu hiện của tình đồng chí
- 3 câu thơ cuối: Bức tranh đẹp về người lính
File đính kèm:
bai_giang_ngu_van_lop_9_bai_tho_dong_chi.pptx
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Bài thơ: Đồng chí
- ĐỒNG CHÍ -CHÍNH HỮU-
- CHÍNH HỮU (1926- 2007) -Tên thật là Trần Đình Đắc, quê ở Hà Tĩnh. - Năm 1946, ông gia nhập Trung đoàn Thủ đô và hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
- TÁC PHẨM CỦA CHÍNH HỮU
- Chính Hữu tâm sự: “Tôi bị ốm, sốt rét ác tính nhưng không có thuốc men gì cả. Đơn vị vẫn hành quân và để lại một dồng chí chăn sóc tôi. Không có đồng chí đó, có lẽ tôi đã bỏ mạng. Sự ân cần của đồng chí đó khiến tôi nhớ những lần đau ốm được mẹ, được chị chăm sóc. Đấy là những gợi ý đầu tiên của bài thơ Đồng chí”
- Nhận định về tác phẩm Nhà thơ đã định nghĩa một khái niệm rất mới “Đồng chí”, bằng thơ với những cụm từ dân dã quen thuốc: nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá, áo ánh rách vai, vài mảnh vá; miệng cười buốt giá để bộc lộ một thứ tình cảm mới trong xã hội đã và đang liên kết, gắn bó cộng đồng lại thành sức mạnh. Đó là tình cảm của những người nghèo khổ đến với nhau vì một mục đích và chung một mục đích: tình giai cấp, tình của những người nông dân mặc áo lính. (Theo Tạp chí Phê bình văn học, tháng 3 năm 2004)
- 7 câu thơ đầu: 10 câu thơ tiếp: 3 câu thơ cuối: Cơ sở của tình Những biểu hiện Bức tranh đẹp về đồng chí. của tình đồng chí người lính BỐ CỤC
- Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, Súng bên súng, đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Đồng chí !
- Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, Súng bên súng, đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ. → Ngôn ngữ bình dị, mộc mạc → Chung lý tưởng → Sẵn sàng chia sẻ khó khăn gian khổ.
- Chủ đề của bài thơ Câu đặc biệt “Đồng Khẳng định tình đồng chí, đồng đội giữa hai người lính chí!” Nhịp cầu nối đoạn 1 và đoạn 2