Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Bài thơ: Mùa xuân nho nhỏ

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

Vẻ đẹp của bức tranh xuân:

- Động từ “mọc” được đảo lên đầu câu thơ đã tạo ấn tượng đột ngột, bất ngờ cho người đọc và khắc sâu ấn tượng về sức sống trỗi dậy và vươn lên mạnh mẽ của mùa xuân.

- Không gian mùa xuân hiện lên với các hình ảnh: Dòng sông xanh, bông hoa tím à đó là những hình ảnh chọn lọc, bình dị. Sắc xanh của dòng sông hài hoà với màu tím biếc của bông hoa tạo nên một nét chấm phá nhẹ nhàng mà sống động, đem lại một vẻ đẹp tự nhiên, hài hòa, tươi tắn, một màu sắc đặc trưng của xứ Huế.

- Bức tranh xuân ấy còn rộn rã âm thanh tiếng chim chiền chiện hót lảnh lót vang trời.

Chỉ bằng vài nét phác họa, Thanh Hải đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên xứ Huế với không gian cao, rộng, màu sắc hài hòa, tươi tắn, âm thanh vang vọng, tươi vui.

ppt 15 trang Mịch Hương 11/01/2025 120
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Bài thơ: Mùa xuân nho nhỏ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_bai_tho_mua_xuan_nho_nho.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Bài thơ: Mùa xuân nho nhỏ

  1. -Thanh H¶i (1930 – 1980) tªn khai sinh lµ Ph¹m B¸ Ngo·n, quª ë huyÖn Phong §TáciÒn, phẩm tØnh tiêuThõa biểu: Thiªn – HuÕ. - Những đồng chí trung -kiên¤ng (1962);ho¹t ®éng v¨n nghÖ tõ cuèi- Huế mùanh÷ng xuân n¨ (2m tập,kh¸ng chiÕn1970- 1975),chèng Pháp vµ lµ mét trong- Dấu nh võng÷ng Trườngc©y bót cãSơn c«ng x©y(1977); dùng nÒn v¨n häc c¸ch m¹ng - Mưaë miÒn xuân Nam đất tõ này nh÷ ng ngµy(1982); ®Çu . - Thơ tuyển (1982). - Thơ Thanh Hải mang Thanh Hải phong cách đôn hậu và bình (1930 – 1980) dị.
  2. Mùa xuân nho nhỏ Mọc giữa dòng sông xanh (Thanh Hải) Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Phần Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Hót chi mà vang trời 1 Từng giọt long lanh rơi Ta nhập vào hòa ca Tôi đưa tay tôi hứng. Một nốt trầm xao xuyến. Phần 3 Mùa xuân người cầm súng Một mùa xuân nho nhỏ Lộc giắt đầy trên lưng Lặng lẽ dâng cho đời Mùa xuân người ra đồng Dù là tuổi hai mươi Lộc trải dài nương mạ Dù là khi tóc bạc. Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao Phần 2 Mùa xuân ta xin hát Câu Nam ai, Nam bình Đất nước bốn ngàn năm Nước non ngàn dặm tình P. 4 Vất vả và gian lao Nước non ngàn dặm mình Đất nước như vì sao Nhịp phách tiền đất Huế. Cứ đi lên phía trước.
  3. Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng *Vẻ đẹp của bức tranh xuân: *Cảm xúc của nhà thơ: - Các từ “ Ơi, chi mà” là những tiếng gọi thiết tha, trìu mến, bộc lộ cảm xúc tha thiết, bồi hồi của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân. - Cảm xúc của nhà thơ được diễn tả tập trung qua chi tiết giàu chất tạo hình: “ Từng giọt hứng” → biện pháp nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác tinh tế ( từ thích giác sang thị giác và xúc giác) đã biểu hiện niềm say sưa, ngây ngất, hân hoan, hòa mình vào vẻ đẹp của nhà thơ. → Nhà thơ đã đón nhận vẻ đẹp mùa xuân bằng niềm hứng khởi dạt dào, bằng tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết.
  4. Đất nước bốn nghìn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước. • Suy ngẫm của nhà thơ về đất nước: - Nhân hóa: Đất nước “vất vả, gian lao”. Biện pháp nhân hóa gợi hình ảnh đất nước gần gũi, bình dị mà thân thương, mang vóc dáng những người bà, người mẹ, người phụ nữ Việt Nam vất vả, tần tảo. - Hình ảnh so sánh: “Đất nước như vì sao” là một hình ảnh so sánh ấn tượng: Sao là nguồn sáng bất diệt của thiên hà, là vẻ đẹp lung linh của bầu trời đêm, là hiện thân của sự vĩnh hằng trong vũ trụ. Vì sao ấy lại ở trong tư thế “ Cứ đi lên phía trước. So sánh như thế là tác giả đã ngợi ca đất nước trường tồn, tráng lệ, một khí thế vươn lên mạnh mẽ. Đất nước đang hướng về một tương lai tươi sáng. - Điệp ngữ “ Đất nước” được lặp lại hai lần tạo nhịp điệu tha thiết, vừa nhấn mạnh cảm xúc tin tưởng, tự hào: trải qua những gian truân, vất vả, đất nước vẫn toả sáng đi lên không gì có thể ngăn cản được. → Đoạn thơ với nhiều biện pháp tu từ đã nói lên suy ngẫm của nhà thơ về đất nước trong chiều dài lịch sử. Đoạn thơ toát lên niềm tin tưởng, tự hào của tác giả vào tương lai rạng ngời của dân tộc Việt Nam.
  5. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc. - ƯỚc nguyện cống hiến của nhà thơ được kết tinh ở hình ảnh đặc sắc: “ Một mùa xuân nho nhỏ”. Đây là hình ảnh ẩn dụ, là sự sáng tạo độc đáo mang vẻ đẹp bình dị, khiêm nhường thể hiện điều tâm niệm chân thành, tha thiết: Nhà thơ muốn cống hiến những gì đẹp nhất, tinh túy nhất, muốn làm một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của dân tộc. - Từ láy “ Lặng lẽ” được đảo lên đầu câu kết hợp với điệp ngữ “ dù là”, hình ảnh hoán dụ “ tuổi 20”, “ tóc bạc” đã thể hiện thái độ cống hiến của nhà thơ là không ồn ào, cao giọng mà lặng lẽ khiêm nhường, bất chấp thời gian, tuổi tác, bênh tật → Đó là một nhân sinh quan cao đẹp.
  6. Ý nghĩa nhan đề "mùa xuân nho nhỏ" - “Mùa xuân nho nhỏ” là 1 nhan đề lạ, là một sáng tạo độc đáo của Thanh Hải. Trước Thanh Hải có nhiều người dùng định ngữ gắn với mùa xuân: Mùa xuân chín, mùa xuân xanh, xuân ý, xuân lòng . Nhưng “ Mùa xuân nho nhỏ” là một phát hiện mới mẻ và sáng tạo của nhà thơ. Đây là một hình ảnh ẩn dụ thể iện ước nguyện của nhà thơ muốn làm một mùa xuân,nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước của cuộc đời.
  7. DẶN DÒ: - Học thuộc lòng bài thơ. - Nắm nội dung và nghệ thuật của toàn bài. - Soạn bài mới: “Viếng lăng Bác”