Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Các thành phần biệt lập (Tiếp theo)
1. Những từ in đậm sau, từ nào dùng để gọi? Từ nào dùng để đáp?
a) Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không ?
b) Các ông, các bà ở đâu ta lên đấy ạ?
Ông Hai đặt bát nước xuống chõng hỏi. Một người đàn bà mau miệng trả lời:
- Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.
Này:
dùng để gọi.
Thiết lập cuộc hội thoại (bắt đầu cuộc hội thoại).
Thưa ông:
dùng để đáp.
Duy trì cuộc hội thoại (trò chuyện) đang diễn ra giữa những người tham gia hội thoại.
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Các thành phần biệt lập (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_lop_9_cac_thanh_phan_biet_lap_tiep_theo.pptx
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Các thành phần biệt lập (Tiếp theo)
- CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP (Tiếp theo)
- a. Này: dùng để gọi. → Thiết lập cuộc hội thoại (bắt đầu cuộc hội thoại). b. Thưa ông:dùng để đáp. → Duy trì cuộc hội thoại (trò chuyện) đang diễn ra giữa những người tham gia hội thoại.
- Trong các câu sau, nếu lược bỏ các cụm từ in đậm, in nghiêng thì nghĩa(nội dung) của câu có thay đổi không? Vì sao? a) Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh - và cũng là đứa con gái duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi. b) Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.
- II. Luyện tập Bài 1/32 Xác đinh thành phần gọi – đáp và nêu công dụng: - Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn. - Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã. Nhịn suông từ sáng hôm qua tới giờ còn gì. - “Này”: Dùng để gọi Quan hệ: trên – dưới. - “Vâng”: Dùng để đáp
- Bài 3/33 : Xác đinh thành phần phụ chú và nêu công dụng: a. Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. b. Giáo dục tức là giải phóng. Nó mở ra cánh cửa dẫn đến hòa bình, công bằng và công lý. Những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này - các thầy cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ - gánh một trách nhiệm vô cùng quan trọng, bởi vì cái thế giới mà chúng ta để lại cho các thế hệ mai sau sẽ tùy thuộc vào những trẻ em mà chúng ta để lại cho thế giới ấy.