Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Chuyên đề: Hình tượng người phụ nữ phong kiến trong thơ văn trung đại Việt Nam - Nguyễn Thị Hường
I. MỘT SỐ KIẾN THỨC LÍ LUẬN
Điển hình là hình tượng nghệ thuật đặc sắc, độc đáo được miêu tả sinh động, hấp dẫn, khái quát được những nét bản chất nhất, quan trọng nhất của con người và đời sống.
Nhân vật điển hình là kiểu nhân vật tiêu biểu, có những nét nổi bật, mang nét chung khái quát cho một loại kiểu nhân vật. Nhân vật được coi là điển hình nếu nó tiêu biểu đại diện cho nhiều người có cùng nét tính cách, cuộc đời, số phận giống nó. Có thể nói, nhân vật điển hình là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nhân vật mang tính cụ thể, vừa không lặp lại nhưng vẫn mang những phẩm chất, đặc điểm chung để có thể trở thành đại diện tiêu biểu cho con người trong xã hội. Nói như nhà văn Nga Tuốc-ghê-nhi-ép: “Điển hình là con người cụ thể của một thời.”
*Khái niệm chủ nghĩa nhân đạo
Chủ nghĩa nhân đạo (Tiếng Anh: humanism), còn gọi là chủ nghĩa nhân văn, là toàn bộ những tư tưởng quan điểm, tình cảm quý trọng các giá trị của con người như trí tuệ, tình cảm, phẩm giá, sức mạnh, vẻ đẹp. Chủ nghĩa nhân đạo không phải là một khái niệm đạo đức đơn thuần , mà còn bao hàm cả cách nhìn nhận, đánh giá con người về nhiều mặt (vị trí, vai trò, khả năng, bản chất…) trong các quan hệ với tự nhiên, xã hội và đồng loại.
*Biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo
1.Thông cảm, thương xót cho số phận đau khổ của con người
2. Trân trọng, tôn vinh vẻ đẹp của con người
3. Tố cáo, phê phán các thế lực chà đạp lên con người
4. Thấu hiểu, nâng niu ước mơ của con người
II. BỐI CẢNH LỊCH SỬ - XÃ HỘI
File đính kèm:
bai_giang_ngu_van_lop_9_chuyen_de_hinh_tuong_nguoi_phu_nu_ph.pptx
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Chuyên đề: Hình tượng người phụ nữ phong kiến trong thơ văn trung đại Việt Nam - Nguyễn Thị Hường
- Mời các bạn quan sát video và suy nghĩ trả lời câu hỏi: Em có cảm nhận gì về nhân vật người vợ trong video?
- I Một số kiến thức lí luận 1. Văn học trung đại 2. Hình tượng nhân vật 3. Chủ nghĩa nhân đạo II Bối cảnh lịch sử - xã hội III Vẻ đẹp của người phụ nữ trung đại IV Số phận bi thảm V Nghệ thuật VI Giới thiệu đề
- I. MỘT SỐ KIẾN THỨC LÍ LUẬN Điển hình là hình tượng nghệ thuật đặc sắc, độc đáo được miêu tả sinh động, hấp dẫn, khái quát được những nét bản chất nhất, quan trọng nhất của con người và đời sống. Nhân vật điển hình là kiểu nhân vật tiêu biểu, có những nét nổi bật, mang nét chung khái quát cho một loại kiểu nhân vật. Nhân vật được coi là điển hình nếu nó tiêu biểu đại diện cho nhiều người có cùng nét tính cách, cuộc đời, số phận giống nó. Có thể nói, nhân vật điển hình là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nhân vật mang tính cụ thể, vừa không lặp lại nhưng vẫn mang những phẩm chất, đặc điểm chung để có thể trở thành đại diện tiêu biểu cho con người trong xã hội. Nói như nhà văn Nga Tuốc-ghê-nhi-ép: “Điển hình là con người cụ thể của một thời.”
- PHƯƠNG PHÁP 2W1H WHAT? Phân tích cái gì? WHY? Tại sao/ Phân tích để làm gì? HOW? Làm cách nào WHAT? Phân tích cái gì? Phân tích cuộc đời bất hạnh của người phụ nữ Phân tích phẩm chất của người phụ nữ WHY? Tại sao/ Phân tích để làm gì? Để thấy rõ số phận bất hạnh của người phụ nữ Để thấy rõ phẩm chất tốt đẹp (son sắt, thủy chung, hiếu thảo, ) của người con gái Việt Nam Bồi đắp sự đồng cảm, tình người Để thấy được tài năng nghệ thuật của tác giả HOW? Làm cách nào? - Bối cảnh lịch sử xã hội - Vẻ đẹp của người phụ nữ - Số phận bi thảm của họ
- PHIẾU ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHÍ Nhóm: . Mức độ Tiêu chí Chưa đạt Đạt Tốt Chưa thể hiện được đầy Thể hiện được đầy 1. Trình bày đúng Thể hiện được đầy đủ đủ nội dung (được gợi đủ nội dung (được nội dung, làm rõ đối nội dung một cách rõ ra từ tác phẩm văn học gợi ra từ tác phẩm tượng ràng, ấn tượng đã học) văn học đã học) Nói nhỏ, khó nghe; nói Nói rõ nhưng đôi chỗ Nói rõ, truyền cảm, hầu 2. Nói rõ ràng, lặp lại, ngập ngừng lặp lại hoặc ngập như không lặp lại hay truyền cảm nhiều lần ngừng một vài câu ngập ngừng Điệu bộ thiếu tự tin, chưa có sự tương tác Điệu bộ tự tin, có sự Điệu bộ rất tự tin, có sự 3. Sử dụng ngôn ngữ (ánh mắt, cử chỉ, ) với tương tác (ánh mắt, tương tác tích cực (ánh cơ thể (cử chỉ, điệu người nghe; nét mặt cử chỉ, ) với người mắt, cử chỉ, ) với bộ, nét mặt, ) phù chưa biểu cảm hoặc nghe; nét mặt biểu người nghe; nét mặt hợp biểu cảm không phù cảm khá phù hợp với biểu cảm rất phù hợp hợp với nội dung trình nội dung trình bày với nội dung trình bày bày
- III. HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ - HIỆN THÂN CỦA CÁI ĐẸP 1. Vẻ đẹp ngoại hình 2. Vẻ đẹp phẩm chất - Thủy chung son sắt - Hiếu thảo - Bao dung, vị tha và trọng tình nghĩa - -Giàu lòng tự trọng và có ý thức về phẩm giá của mình 3. Vẻ đẹp tài năng Chủ nghĩa nhân đạo: ngợi ca, đề cao vẻ đẹp người phụ nữ
- Quan sát video và trả lời câu hỏi: Em có cảm nhận gì về người phụ nữ xưa và nay? Em thấy phụ nữ cần làm gì trong xu thế hội nhập hiện nay?
- VI. Giới thiệu đề viết về hình tượng người phụ nữ trung đại Đề 1: Phân tích hình ảnh người phụ nữ trong văn học cổ qua hai văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”của Nguyễn Dữ và các đoạn trích văn bản “Truyện Kiều” của Nguyễn Du? Đề 2: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài (Ý nghĩa văn chương – Hoài Thanh, Ngữ văn 7, T2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, Tr.60) Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (Trích Truyền kỳ mạn lục) của Nguyễn Dữ và đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du. Đề 3: Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ qua các tác phẩm văn học trung đại : Chuyện người con gái Nam Xương của nguyễn Dữ, Truyện Kiều của Nguyễn Du và đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga của Nguyễn Đình Chiểu.