Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Liên kết câu và liên kết đoạn văn
1. Liên kết nội dung:
a. Liên kết chủ đề: đòi hỏi các đoạn văn phải phục vụ cho chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ cho chủ đề chung của đoạn văn.
b. Liên kết logic: đòi hỏi các đoạn văn và câu phải được sắp xếp hợp lí, phù hợp với trình tự triển khai chủ đề của văn bản.
2. Liên kết hình thức:
a. Phép lặp từ ngữ: sử dụng lặp đi lặp lại một ( một số) từ ngữ nào đó ở các câu khác nhau để tạo sự liên kết.
b. Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng: sử dụng các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng ở các câu khác nhau để tạo sự liên kết.
c. Phép thế: Sử dụng các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở câu trước để tạo sự liên kết.
d. Phép nối: Sử dụng các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu đứng trước để taoj sự liên kết.
File đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_lop_9_lien_ket_cau_va_lien_ket_doan_van.pptx
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Liên kết câu và liên kết đoạn văn
- 1. Liên kết nội dung: a. Liên kết chủ đề: đòi hỏi các đoạn văn phải phục vụ cho chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ cho chủ đề chung của đoạn văn. b. Liên kết logic: đòi hỏi các đoạn văn và câu phải được sắp xếp hợp lí, phù hợp với trình tự triển khai chủ đề của văn bản.
- 1. Chỉ ra các phép liên kết hình thức trong các câu sau: a. Hoài Văn cúi đầu thưa: - Cháu biết là mang tội lớn. Nhưng cháu trộm nghĩ rằng khi nước biến thì đến đứa trẻ cũng phải lo, huống hồ cháu đã lớn [ ] b. Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre! Anh hùng lao động. Tre! Anh hùng chiến đấu. c. Đến cuối chợ đã thấy lũ trẻ đang quây quần chơi nghịch. Chúng nó thấy chị em Sơn đến đều lộ vẻ vui mừng, nhưng chúng vẫn đứng xa, không dám vồ vập.
- e. Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay lấy gậy của hắn. Hai người giằng co, du đẩy nhau rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục, anh chàng hầu cận ông lí yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm.
- h. Lục Vân Tiên là biểu tượng người quân tử theo đạo đức Nho giáo. Giữa đường gặp chuyện bất bình, chàng đã ra tay can thiệp. Nguyệt Nga xin đền ơn, chàng đã kiên quyết khước từ. Chàng lại không muốn tiếp xúc quá thân mật với người thiếu nữ ấy.
- b. Bến quê là một truyện ngắn xuất sắc của nhà văm NMC. Đọc kĩ truyện, chắc chắn trong mỗi chúng ta không ai là không thấy một triết lí giản dị mà sâu sắc, những tổng kết đã được trải nghiệm trong cuộc đời một con người. Truyện được xây dựng trên tình huống nghịch lí và thể hiện rất rõ qua nhân vật Nhĩ - một con người bôn ba khắp nơi nhưng cuối đời bị cột chặt vào giường bệnh. Tuy vậy qua khung cửa sổ ngôi nhà, Nhĩ đã phát hiện ra vẻ đẹp bình dị mà đầy quyến rũ của một vùng đất và anh cảm nhận được hết tình cảm thân thương của người vợ trong những ngày bệnh tật. Tất cả được nhà văn thể hiện qua những lời văn giàu hình ảnh và tràn đầy cảm xúc. Đọc Bến quê, ta không phải đọc một lần mà hiểu được, ta phải suy tư, nghiền ngẫm qua từng câu, từng chữ của nhà văn.
- d. Buổi sáng, dân làng tấp nập đổ ra đường. Những người đàn ông vác cày bừa. Những người đàn bà đi nhổ mạ, tát nước nói chuyện râm ran. Trẻ con đứa dắt trâu, đứa đi học gọi nhau í ới. Mấy cụ già trong tổ trồng cây thủng thẳng đi đến sân kho.