Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Ôn tập cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Tìm hiểu đề và tìm ý

Đề bài. Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.

a.Tìm hiểu đề

    - Thể loại : nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).

    -  Đối tượng : nhân vật ông Hai.

    -  Nội dung : truyện ngắn Làng của Kim Lân.

Tìm ý

-  Phẩm chất nổi bật:

Tình yêu làng hòa quyện gắn bó với lòng yêu nước.

    +  Chi tiết tản cư, nhớ làng.

    + Theo dõi tin tức kháng chiến.

    + Khi nghe tin làng theo giặc.

    + Khi nghe tin cải chính.

-  Các chi tiết nghệ thuật:

    + Chọn tình huống tin đồn thất thiệt

    + Các chi tiết miêu tả nhân vật.

    + Các hình thức trần thuật (đối thoại, độc thoại).

ppt 28 trang minhvi99 14/03/2023 1680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Ôn tập cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_on_tap_cach_lam_bai_nghi_luan_ve_tac.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Ôn tập cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

  1. KIỂM TRA BÀI CŨ 2. Trong các đề bài sau, đề bài nào là nghị luận về tác phẩm truyện( hoặcÔNđoạn tríchTẬP)? A. Suy nghĩ về đạo lý của dân tộc: “ Uống nước nhớ nguồn”. B. Đất nước ta có nhiều tấm gương vượt khó học giỏi. Em hãy trình bày một số tấm gương đó và nêu suy nghĩ của mình. CC. Phân tích truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. D. SuyCÁCHnghĩ của em LÀMvề câu tụ cBÀIngữ “ LNGHỊá lành đù mLUẬNlá rách” VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
  2. CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH) I. Đề bài nghi luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). Đề 1. Suy nghĩ về thân phận người phụ 1. Tìm hiểu các đề bài ( Sgk/64-65) nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. Đề 2. Phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân. Các đề bài yêu cầu Đề 3. Suy nghĩ về thân phận Thúy nghị luận về vấn đề Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh gì ? mua Kiều của Nguyễn Du. Đề 4. Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
  3. I. Đề bài nghi luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). Đề 1. Suy nghĩ về thân phận người phụ 1. Tìm hiểu các đề bài ( Sgk/64- nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ 65) Nương ở Chuyện người con gái Nam 2. Nhận xét: Đề văn nghị luận có Xương của Nguyễn Dữ. thể yêu cầu bàn về chủ đề, nhân Đề 2. Phân tích diễn biến cốt truyện vật, cốtVậytruyên, đề vănnghệ nghị thuật của trong truyện ngắn Làng của Kim Lân. truyện. luận về tác phẩm Đề 3. Suy nghĩ về thân phận Thúy truyện (hoặc đoạn Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh trích) là bàn về vấn mua Kiều của Nguyễn Du. đề gì ? Đề 4. Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
  4. II. Các bước làm bài nghi luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). 1. Tìm hiểu đề và tìm ý 2. Lập dàn ý Đề bài. Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
  5. II. Các bước làm bài nghi luận về Đề bài. Suy nghĩ về nhân vật ông tác phẩm truyện (hoặc đoạn Hai trong truyện ngắn Làng của trích). Kim Lân. 1. Tìm hiểu đề và tìm ý 3. Viết bài 2. Lập dàn ý - Mở bài: có 2 cách 3. Viết bài + Đi từ khái quát -> cụ thể + Nêu trực tiếp những suy nghĩ của người viết, nhân vật, tác giả, tác phẩm - Thân bài: trình bày các luận điểm (nhận xét, đánh giá về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm). -> Giữa các phần, các đoạn của bài văn cần có sự liên kết hợp lí, tự nhiên - Kết bài: Sự thành công của tác giả, bài học đối với cuộc sống chung.
  6. Đặc điểm 1: • Đặc điểm NV Đặc điểm 2: Nghị luận về nhân vật Tình huống thể hiện nhân vật • NT Ngôn ngữ nhân v ật Miêu tả nhân vật Giá trị nhân đạo * Giá trị ND Giá trị hiện thực Nghị luận về tác phẩm Xây dựng tình huống truyện * Giá trị NT Xây dựng nhân vật Ngôn ngữ của truyện • Cảm thông với số phận của nhân vật. Nghị luận một giá trị • Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của họ. của truyện • Lên án xã hội bất công tàn ác.
  7. Gợi ý: 1. Mở bài: Cùng với Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao là một cái tên không thể thiếu khi nhắc tới những nhà văn hiện thực nhân đạo. Các sáng tác của ông vừa rất mực chân thực, vừa có một ý vị triết lí mang ý nghĩa nhân bản sâu sắc. Truyện ngắn "Lão Hạc" là một trong những tác phấm tiêu biểu như thế! Truyện đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. 2. Thân bài (Tham khảo 1 đoạn phần thân bài) : Về phần cuối truyện, tác giả đặt nhân vật giữa hai tọa độ nhìn khác nhau: vợ ông giáo và Binh Tư. Trò chuyện với vợ, ông giáo nghiền ngẫm, triết lí về sự nhìn nhận và đánh giá của người đời. Trò chuyện với Binh Tư, ông giáo từ sửng sốt chuyển sang thất vọng về lão Hạc. Ở chỗ nãy, Nam Cao thật cao tay – ông đưa ra một hiểu lầm thật bất ngờ để rồi cũng bằng cách bất ngờ nhất, ông "lật tẩy" sự việc làm cho người đọc thỏa mãn trong sự hiểu biết trọn vẹn: lão Hạc vẫn nguyên vẹn, trong sạch cho đến chết.
  8. Bài 1. Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật ông Sáu trong đoạn trích sau: Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó – buổi chiều sau một ngày mưa rừng, giọt mưa còn đọng trên lá, rừng sáng lấp lánh. Đang ngồi làm việc dưới tấm ni lông nóc, tôi bỗng nghe tiếng kêu. Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà. Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi li của Mĩ, đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ, cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc. Chẳng hiểu sao tôi thích ngồi nhìn anh làm và cảm thấy vui vui khi thấy bụi ngà rơi mỗi lúc một nhiều. Một ngày, anh cưa được một vài răng. Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh. Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh con, nhớ con, anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Có cây lược, anh càng mong gặp lại con. Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám – năm đó ta chưa võ trang – trong một trận càn lớn của quân Mĩ – ngụy, anh Sáu bị hi sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh. - Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu. Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi. (Trích Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, Tập một)
  9. - Tấm lòng yêu thương con của ông Sáu được đặt trong một tình huống đau thương: Ông Sáu làm chiếc lược cho bé Thu nhưng chưa được gặp lại con thì ông đã hi sinh. Tình huống truyện này vừa tỏa sáng tấm lòng của người cha vừa khẳng định sức sống bất diệt của tình cảm cha con. Nó vượt lên trên sự xa cách, gian khổ, mất mát vì chiến tranh. b. Đặc sắc nghệ thuật: - Việc lựa chọn nhân vật kể chuyện là người bạn thân của ông Sáu khiến cho câu chuyện chân thực, xúc động. - Xây dựng tình huống éo le, hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng; ngôn ngữ giản dị, giàu cảm xúc. - Miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc.
  10. Gợi ý: 1. Hoàn cảnh sống và chiến đấu: - Phương Định cùng với chị Thao và Nho làm thành một tổ trinh sát mặt đường. Họ ở “trong một hang dưới chân cao điểm” - Công việc của Phương Định và đồng đội đặc biệt nguy hiểm. Hằng ngày, họ thay nhau đứng trên cao điểm đếm bom rơi rồi lao ra trọng điểm sau mỗi trận bom để đo khối lượng đất, đá phải san lấp, đánh dấu và phá những quả bom chưa nổ. => Cuộc sống gian khổ giữa chiến trường ác liệt, công việc đầy nguy hiểm và luôn phải đối mặt với cái chết, nhưng Phương Định vẫn giữ được những vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Nổi bật là tinh thần dũng cảm, gan dạ, không sợ hi sinh được thể hiện sâu sắc trong một lần phá bom. - Dù công việc của họ rất khó khăn nguy hiểm nhưng họ vẫn lạc quan và yêu đời + Cô thuộc rất nhiều bài hát và hay hát + Cô rất hay mơ mộng và nghĩ vẫn vơ => Phương Định là một cô gái lạc quan yêu đời và yêu nước, có tâm hồn trong trắng, hồn nhiên.
  11. - Và khi đã ở bên quả bom, kề sát với cái chết có thể đến tức khắc, từng cảm giác của cô như cũng trở nên sắc nhọn hơn và căng như dây đàn: “thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi, tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành”. Thần chết nằm chực ở đó chờ phút ra tay. Cô phải nhanh hơn, mạnh hơn nó, không được phép chậm chễ một giây. Thật đáng sợ cái công việc chọc giận Thần Chết đó. Ai dám chắc là quả bom sẽ không nổ ngay bây giờ, lúc Phương định đang lúi húi đào đào, bới bới ấy. Thế mà cô vẫn không run tay, không bỏ cuộc và thực hiện nhiệm vụ cho đến thao tác cuối cùng. Cô cố gắng thực hiện các động tác nhanh, chạy đua với thời gian nhưng vẫn cẩn trọng, nhẹ nhàng; chỉ cần sai sót nhỏ thôi là bom sẽ nổ ngay lập tức. - Xong nhiệm vụ, Phương Định chạy tới chỗ ẩn nấp, hồi hộp chờ đợi, lo lắng, “tim đập không rõ”, thần kinh căng thẳng cao độ. Cô có nghĩ đến cái chết, nhưng đó là “một cái chết mờ nhạt, không cụ thể”; tâm trí Phương Định chỉ còn băn khoăn việc “liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai”. Cô không ngần ngại hi sinh; cái công việc khủng khiếp bóp nghẹt trái tim này đâu chỉ diễn ra hôm nay, những nguy hiểm không
  12. 3. Nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật: - Có thể nói, gan dạ, dũng cảm là nét nổi bật trong phẩm chất của Phương Định, của biết bao người con gái, người con trai khi đến với chiến trường ác liệt, tham gia vào việc chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc. - Người đọc yêu mến cô còn bởi lí tưởng sống cao đẹp, tình đồng đội gắn bó, tâm hồn trong sáng giàu mơ mộng. Với tất cả những phẩm chất đáng quí đó, cô và những người đồng đội của mình thực sự là “những ngôi sao xa xôi” toả sáng trong trái tim độc giả, trong suy nghĩ của biết bao thế hệ con người Việt Nam hôm qua, hôm nay và mãi mãi mai sau. - Thành công nghệ thuật của tác giả Lê Minh Khuê khi xây dựng nhân vật: ngôi kể thứ nhất, Phương Định là nhân vật chính cũng là người kể chuyện; giọng điệu nữ tính; xây dựng nhân vật vừa có nét tương đồng lại có những cá tính riêng.
  13. Nghị luận về một sự việc, Nghị luận hiện tượng, đời sống. xã hội Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, Nghị đạo lý. luận Nghị luận về tác phẩm truyện Nghị luận ( hoặc đoạn trích). văn học Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ