Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Ôn tập truyện hiện đại Việt Nam học kỳ 1 - Lý Thị Hồng Nhung

Tình huống truyện: có hai tình huống

- Tình huống 1: Hai cha con gặp nhau sau tám năm xa cách, nhưng bé Thu không nhận cha, đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì anh Sáu lại phải lên đường làm nhiệm vụ.

- Tình huống 2: Ở khu căn cứ, anh Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ con vào việc làm cây lược ngà để tặng con, nhưng anh đã hi sinh khi chưa kịp trao món quà ấy cho con gái.

   Cả hai tình huống đều góp phần thể hiện tư tưởng, chủ đề của truyện là ngợi ca tình cảm cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.

•Tóm tắt:

Từ lúc anh Sáu xa con đến khi về phép thăm nhà:

 + Anh Sáu xa nhà đi kháng chiến. Mãi đến khi con gái lên tám tuổi, anh mới có dịp về  thăm nhà, thăm con.

 + Bé Thu không nhận ra ba vì vết thẹo trên mặt làm ba em không còn giống với người trong bức ảnh chụp mà em đã biết. Khi mới gặp, em giật mình hoảng hốt, rồi vụt bỏ chạy trong sợ hãi.

 + Trong mấy ngày tiếp theo, mặc cho anh Sáu gần gũi, muốn con nhận là ba nhưng Thu luôn lạnh lùng, xa cách (nhiều lần nói trổng, tự chắt nước trong nồi cơm to đang sôi chứ không chịu gọi tiếng “ba”…), thậm chí Thu còn cự tuyệt quyết liệt sự quan tâm khi hất cái trứng cá mà anh Sáu gắp. Tất cả những biểu hiện đó của con khiến anh Sáu rất khổ tâm.

 + Đến lúc chia tay, Thu nhận ba và bộc lộ tình cảm mãnh liệt làm cho anh Sáu vô cùng xúc động.

- Khi anh Sáu trở lại căn cứ:

 + Anh dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương con vào việc làm một chiếc lược bằng ngà voi để tặng con gái.

 + Trong một trận càn, anh hi sinh. Trước lúc nhắm mắt, anh còn kịp trao cây lược cho người bạn.

ppt 27 trang minhvi99 10/03/2023 4980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Ôn tập truyện hiện đại Việt Nam học kỳ 1 - Lý Thị Hồng Nhung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_on_tap_truyen_hien_dai_viet_nam_hoc.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Ôn tập truyện hiện đại Việt Nam học kỳ 1 - Lý Thị Hồng Nhung

  1. CẤU TRÚC BÀI HỌC Kiến thức cơ bản Luyện tập Bài tập về nhà
  2. 2. Tác phẩm a. Hoàn cảnh sáng tác: - Viết năm 1966, khi tác giả đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ (trong giai đoạn cuộc kháng chiến chống Mĩ gian khổ, ác liệt). - In trong tập truyện cùng tên. b. Phương thức biểu đạt: - Tự sự (kết hợp miêu tả, biểu cảm ). c. Ngôi kể: - Truyện kể theo ngôi thứ nhất, người kể là bác Ba – người đồng đội thân thiết và cũng là người chứng kiến cảnh ngộ éo le của hai cha con anh Sáu.
  3. 3. Đoạn trích a. Tóm tắt: - Từ lúc anh Sáu xa con đến khi về phép thăm nhà: + Anh Sáu xa nhà đi kháng chiến. Mãi đến khi con gái lên tám tuổi, anh mới có dịp về thăm nhà, thăm con. + Bé Thu không nhận ra ba vì vết thẹo trên mặt làm ba em không còn giống với người trong bức ảnh chụp mà em đã biết. Khi mới gặp, em giật mình hoảng hốt, rồi vụt bỏ chạy trong sợ hãi. + Trong mấy ngày tiếp theo, mặc cho anh Sáu gần gũi, muốn con nhận là ba nhưng Thu luôn lạnh lùng, xa cách (nhiều lần nói trổng, tự chắt nước trong nồi cơm to đang sôi chứ không chịu gọi tiếng “ba” ), thậm chí Thu còn cự tuyệt quyết liệt sự quan tâm khi hất cái trứng cá mà anh Sáu gắp. Tất cả những biểu hiện đó của con khiến anh Sáu rất khổ tâm. + Đến lúc chia tay, Thu nhận ba và bộc lộ tình cảm mãnh liệt làm cho anh Sáu vô cùng xúc động. - Khi anh Sáu trở lại căn cứ: + Anh dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương con vào việc làm một chiếc lược bằng ngà voi để tặng con gái. + Trong một trận càn, anh hi sinh. Trước lúc nhắm mắt, anh còn kịp trao cây lược cho người bạn.
  4. II. LUYỆN TẬP CÁC DẠNG BÀI THƯỜNG GẶP Nghị Nghị Đọc - luận xã luận văn hiểu hội học
  5. Cách làm bài đọc hiểu: Bước 1: Đọc kĩ ngữ liệu. Bước 2: Đọc hết các câu hỏi một lượt, gạch chân dưới các từ trọng tâm. Bước 3: Trả lời trực tiếp vào câu hỏi. Câu trả lời đảm bảo: chính xác, đầy đủ, ngắn gọn.
  6. Bài tập 1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi li của Mĩ, đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ, cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc. Chẳng hiểu sao tôi thích ngồi nhìn anh làm và cảm thấy vui vui khi thấy bụi ngà rơi mỗi lúc một nhiều. Mỗi ngày, anh cưa được một vài răng. Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: "Yêu nhớ tặng Thu con của ba". Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh. (Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng) a- .PhươngNêu phươngthức thứcbiểu đạtbiểuchínhđạt chínhcủa đoạncủa đoạnlà tự vănsự. trên.
  7. Bài tập 1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi li của Mĩ, đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ, cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc. Chẳng hiểu sao tôi thích ngồi nhìn anh làm và cảm thấy vui vui khi thấy bụi ngà rơi mỗi lúc một nhiều. Mỗi ngày, anh cưa được một vài răng. Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: "Yêu nhớ tặng Thu con của ba". Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó nhưnhư gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh. (Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng) c. Chỉ ra các hình ảnh so sánh trong đoạn và nêu tác dụng.
  8. Bài tập 1 d. Từ tình cảm yêu thương của anh Sáu dành cho con trong đoạn trên, em hãy viết một đoạn văn (12-15 câu) trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của tình cảm gia đình với mỗi con người. Tìm hiểu đề - tìm ý Tìm hiểu đề - Kiểu bài: Nghị luận xã hội về vấn đề tư tưởng, đạo lí. - Vấn đề nghị luận:Vai trò của tình cảm gia đình với mỗi con người. - Hình thức: Đoạn văn (12-15 câu). - Phạm vi dẫn chứng: Trong đời sống xã hội. Tìm ý (phần thân đoạn) - Giải thích vấn đề: gia đình, tình cảm gia đình là gì? - Bàn luận và chứng minh: về vai trò của tình cảm gia đình với mỗi người. - Mở rộng vấn đề. - Bài học nhận thức và hành động.
  9. b. Suy nghĩ về vai trò của tình cảm gia đình với mỗi con người: Tình cảm gia đình có vai trò quan trọng trong cuộc sống mỗi người: - Là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách của con người. - Đem lại niềm vui, hạnh phúc, bình yên cho mỗi người. - An ủi, động viên khi ta thất bại; cảm hóa, thứ tha khi ta lầm lỗi; rộng mở đón ta về sau những mệt mỏi trong cuộc sống, tiếp thêm niềm tin, sức mạnh cho ta vững bước trên đường đời => Là điểm tựa tinh thần, là bến đỗ bình yên, là đích hướng về của mỗi người. - Nếu không có tình cảm gia đình con người sẽ cô độc, cuộc đời mất ý nghĩa, khó thành công trong cuộc sống. (Chú ý: cần nêu và phân tích dẫn chứng)
  10. Giới thiệu một số dạng đề nghị luận về nhân vật trong đoạn trích truyện Chiếc lược ngà 1. Nghị luận về một nhân vật a. Trong cả đoạn trích truyện. b. Trong một phần của đoạn trích truyện. 2. Nghị luận về hai nhân vật (bé Thu, ông Sáu) a.Trong cả đoạn trích truyện. b.Trong một phần của đoạn trích truyện.
  11. Bài tập 2 Lập dàn ý 1. Mở bài - Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm. - Nêu đánh giá khái quát về nhân vật: Trong trích đoạn, Thu hiện lên là một cô bé bướng bỉnh, cá tính mà hồn nhiên, ngây thơ và giàu tình yêu thương ba. 2. Thân bài a. Giới thiệu về hoàn cảnh của bé Thu.
  12. * Tình cảm Thu dành cho ba thật cảm động và mãnh liệt khi em nhận ra ba: - Trong đêm ở nhà ngoại: thương ba, ân hận, hối tiếc: trăn trở, trằn trọc cả đêm. - Về nhà sớm: dự báo trước sự thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm: ánh nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa, đôi mắt mênh mông bỗng xôn xao. - Lúc chia tay: + Nhận ba và biểu lộ tình cảm mãnh liệt, cuống quýt, vội vàng, qua những lời nói, cử chỉ, hành động: ▫ Tiếng thét: Ba a a ba! ▫ Chạy thót, ôm, khóc, nói không cho ba đi; làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên. ▫ Hôn ba nó cùng khắp: tóc, cổ, vai, vết thẹo. ▫ Hai tay siết chặt, hai chân câu chặt ; đôi vai nhỏ bé run run. -> Niềm hạnh phúc, nhớ thương dồn nén vỡ òa, pha lẫn nỗi ân hận, lo sợ phải xa ba. + Nét ngây thơ đáng yêu: giữ chặt ba rồi lại cho ba đi, khi được hứa mua cho cây lược. -> Cô bé bướng bỉnh song hồn nhiên, dễ xúc động và sống giàu tình cảm. =>Thái độ trái ngược song nhất quán thể hiện tính cách ngây thơ mà cứng cỏi, dứt khoát, rạch ròi trong tình cảm và có tình yêu ba sâu đậm, nồng nàn.
  13. III. Bài tập về nhà - Dựa vào gợi ý, em hãy viết đoạn văn nghị luận cho đề ở bài tập 1, phần d. - Dựa vào phần tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý ở bài tập 2, em hãy viết bài văn cho đề bài: Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật bé Thu trong đoạn trích truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng (Ngữ văn 9, tập 1).