Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Ôn tập văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh"

Giá trị nội dung và nghệ thuật

- Nội dung

 Vẻ đẹp trong phẩm chất Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại. Kết hợp giữa vĩ đại và bình dị. Kết hợp giữa truyền thống và hiện đại.

- Nghệ thuật

+ Ngôn ngữ trang trọng nhưng giàu tính biểu cảm, phù hợp với nội dung viết về phong cách Hồ Chí Minh, cụ thể là sử dụng những từ ngữ Hán Việt gợi sắc thái trang trọng

+ Dùng thủ pháp liệt kê để nhấn mạnh, khắc sâu nội dung.

+ Kết hợp lập luận với tự sư, biểu cảm trong văn bản nghị luận.

ppt 23 trang minhvi99 08/03/2023 4500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Ôn tập văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_on_tap_van_ban_phong_cach_ho_chi_min.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Ôn tập văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh"

  1. Bác Hồ- Người là tình yêu thiết tha nhất 3/20/2023
  2. 1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm Đề 1: Văn bản có tựa đề Phong cách Hồ Chí Minh. Tác giả không giải thích “phong cách” là gì nhưng qua nội dung văn bản, em hiểu từ “phong cách” trong trường hợp này có ý nghĩa như thế nào ?Nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh được Lê Anh Trà nêu trong bàiĐề viết2 : Vìlà gìsao? có thể nói lối sống giản dị của Bác Hồ là một “lối sống thanh cao” và “có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác” ? 2- Dạng đề 5 hoặc 7 điểm Đề 1: Nêu và phân tích những biện pháp nghệ thuật làm nổi bật vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh qua văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà. Đề 2 : Trong tình hình đất nước ta đang mở cửa hội nhập với thế giới như hiện nay, việc học tập phong cách Hồ Chí Minh có ý nghĩa như thế nào ?Từ ý nghĩa đó em cần học tập và rèn luyện như thế nào ?
  3. ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ GIỮA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2017-2018 NINH BÌNH MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút Phần I: Đọc - hiểu (4,0 điểm). (Đề thi gồm 05 câu, trong 01 trang) Ngày thi: 22/3/2018 Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4: “Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga và Người đã làm nhiều nghề. Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.” (Trích Phong cách Hồ Chí Minh, Lê Anh Trà, Ngữ văn 9, tập một, tr. 5) Câu 1 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? Câu 2 (1,0 điểm): Qua đoạn trích tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi các yếu tố nào? Câu 3 (1,5 điểm): Xác định hai danh từ được dùng như tính từ trong câu văn sau và cho biết hiệu quả nghệ thuật của việc dùng từ ấy? “Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.” Câu 4 (1,0 điểm): Từ đoạn trích, em rút ra được bài học gì cho bản thân về cách học tập, tiếp thu văn hóa nhân loại? Phần II: Tạo lập văn bản (6,0 điểm) Phần cuối câu chuyện “Lỗi lầm và sự biết ơn” (SGK Ngữ văn 9 - tập I, trang 160) có viết: “Mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá”. Em hãy trình bày suy nghĩ của em về lời khuyên trên. HẾT
  4. Mục tiêu bài học - Kiến thức + Nắm chắc giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản Phong cách Hồ Chí Minh và học tập được nét đẹp trong phong cách của Người. + Nắm chắc các dạng đề liên quan thi vào THPT và cách làm. + Tích hợp kiến thức liên môn: GDCD, Lịch sử, Âm nhạc, Mỹ thuật, Tiếng Anh và các phân môn của môn văn: Tiếng việt, Tập làm văn. -Kĩ năng + Rèn kỹ năng khái quát, tổng hợp kiến thức + Kỹ năng làm các dạng bài: cảm thụ, viết đoạn văn, bài văn -Tư tưởng: Giáo dục lòng kính yêu và tự hào về Bác, về dân tộc; Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, lối sống, phong cách Hồ Chí Minh
  5. Giá trị nội dung và nghệ thuật - Nội dung Vẻ đẹp trong phẩm chất Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại. Kết hợp giữa vĩ đại và bình dị. Kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. - Nghệ thuật + Ngôn ngữ trang trọng nhưng giàu tính biểu cảm, phù hợp với nội dung viết về phong cách Hồ Chí Minh, cụ thể là sử dụng những từ ngữ Hán Việt gợi sắc thái trang trọng + Dùng thủ pháp liệt kê để nhấn mạnh, khắc sâu nội dung. + Kết hợp lập luận với tự sư, biểu cảm trong văn bản nghị luận.
  6. Câu 1(1 điểm): Đoạn trích trên trích trong tác phẩm nào của ai? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? Câu 2(1 điểm): Qua đoạn trích tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi các yếu tố nào? Câu 3(1 điểm): Xác định hai danh từ được dùng như tính từ trong câu văn sau và cho biết hiệu quả nghệ thuật của việc dùng từ ấy? “Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.” Câu 4(1,5điểm): Từ đoạn trích, em rút ra được bài học gì cho bản thân về cách học tập, tiếp thu văn hóa nhân loại? Hãy viết một đoạn văn khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
  7. * Gợi ý: Câu 4(1,5điểm): Từ đoạn trích, em rút ra được bài học gì cho bản thân về cách học tập, tiếp thu văn hóa nhân loại? Hãy viết một đoạn văn khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. - HS có thể trình bày ý kiến theo nhiều cách, nhưng cần thể hiện được các ý: + Phải chăm chỉ rèn luyện, học tập, nắm vững kiến thức, học đi đôi với thực hành, vận dụng lí thuyết vào giải quyết vấn đề cuộc sống. Học hỏi, tìm hiểu, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại đồng thời phê phán những ảnh hưởng tiêu cực từ văn hóa ngoại lai. + Không ngừng học tập và làm theo tấm gương phong cách, tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh: sống giản dị, giữ gìn và phát huy những bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Tránh xa lối sống sính ngoại, chây lười ỉ lại, buông thả, chạy theo mốt mà quên đi những giá trị văn hóa tốt đẹp mang bản sắc dân tộc.
  8. Dạng 3: Tích hợp kiến thức liên môn - Môn Văn học, Lịch sử (Nhóm 1,2) + Tìm các bài thơ đã học viết về Bác, nêu ngắn gọn sự hiểu biết + Sưu tầm các câu chuyện kể về Bác, bài học rút ra từ truyện + Tìm các sự kiện lịch sử về bác liên quan đến bài học - Môn Mỹ thuật (nhóm 3): vẽ tranh về Bác, các chủ đề khác và giới thiệu - Môn Âm nhạc (nhóm 4): kể tên, hát các bài hát về Bác Hồ
  9. Vẻ đẹp về phong các Hồ Chí Minh, vẻ đẹp ấy có sức lan tỏa lớn không những trong nước mà ra cả thế gới. "Bài ca Hồ Chí Minh" của nhạc sĩ người Anh Ewan Maccoll là ca khúc viết về Bác có sức lan tỏa mạnh mẽ trên thế giới, cũng như ở Việt Nam trong nhiều thập niên qua.
  10. * Bài của tiết sau: - Ôn tập tiếp về văn bản - Ôn dạng bài Nghị luận văn chương( lập dàn ý đại cương cho 2 đề bài) Đề 1: Nêu và phân tích những biện pháp nghệ thuật làm nổi bật vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh qua văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà( nhóm 1,2) Đề 2: Nêu suy nghĩ của em sau khi học xong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà và rút ra bài học cho bản thân và thế hệ trẻ tương lai( nhóm 3,4)