Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 107+108, Bài 24: Nói với con
I. Đọc – Tìm hiểu chung:
1, Tác giả
- Y Phương (sinh năm 1948) tên thật là Hứa Vĩnh Sước, người dân tộc Tày, ở Trùng Khánh, Cao Bằng.
- Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ, phóng khoáng, trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.
2.Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác:
- Bài thơ được sáng tác năm 1980, khi đất nước mới hòa bình thống nhất nhưng gặp rất nhiều khó khăn thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần, đặc biệt là nhân dân các dân tộc miền núi.
b. Đọc, chú thích:
c. Thể thơ, PTBĐ:
-Thơ tự do.
-PTBĐ: Biểu cảm.
c. Mạch cảm xúc, Bố cục
* Mạch cảm xúc: Mượn lời nói với con, Y Phương gợi về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người, bộc lộ niềm tự hào về sức sống bền bỉ của quê hương và niềm mong ước của cha. Như vậy, bài thơ đi từ tình cảm gia đình mà mở rộng ra là tình yêu quê hương đất nước, đi từ kỉ niệm nâng lên thành lẽ sống.
* Bố cục: 3 phần:
-Đoạn 1: Cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người.
Đoạn 2: Cha nói với con về đức tính tốt đẹp của người đồng mình.
Đoạn 3: Lời dặn dò, niềm mong ước của cha
II. Đọc – tìm hiểu chi tiết:
File đính kèm:
bai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_107108_bai_24_noi_voi_con.pptx
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 107+108, Bài 24: Nói với con
- I. Đọc – Tìm hiểu chung: 1, Tác giả - Y Phương (sinh năm 1948) tên thật là Hứa Vĩnh Sước, người dân tộc Tày, ở Trùng Khánh, Cao Bằng. - Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ, phóng khoáng, trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi. Nhà thơ Y Phương ( 1948 – 2022)
- b,Đọc, chú thích Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Nói với con Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Chân phải bước tới cha Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Chân trái bước tới mẹ Sống trong thung không chê thung nghèo đói Một bước chạm tiếng nói Sống như sông như suối Hai bước tới tiếng cười Lên thác xuống ghềnh Người đồng mình yêu lắm con ơi Không lo cực nhọc Đan lờ cài nan hoa Người đồng mình thô sơ da thịt Vách nhà ken câu hát Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con Rừng cho hoa Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Con đường cho những tấm lòng Còn quê hương thì làm phong tục Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Con ơi tuy thô sơ da thịt Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời. Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con.
- 2.Tác phẩm: a. Hoàn cảnh sáng tác: - Bài thơ được sáng tác năm 1980, khi đất nước mới hòa bình thống nhất nhưng gặp rất nhiều khó khăn thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần, đặc biệt là nhân dân các dân tộc miền núi. b. Đọc, chú thích: c. Thể thơ, PTBĐ: - Thơ tự do. - PTBĐ: Biểu cảm.
- II. Đọc – tìm hiểu chi tiết: 1, Cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người a, Gia đình: Chân phải bước tới cha Chân phải Con chân trái Chân trái bước tới mẹ Cha Gia đình mẹ Một bước chạm tiếng nói Một bước Hai bước Hạnh phúc Hai bước tới tiếng cười Tiếng nói tiếng cười -Nhịp thơ 2/3, Cấu trúc đối xứng, điệp ngữ ( bước tới ), điệp cấu trúc, cách nói bằng những hình ảnh cụ thể, nhà thơ đã vẽ ra cảnh không khí gia đình đầm ấm, hạnh phúc: em bé đang tập đi, tập nói trong vòng tay yêu thương, trong sự đón chờ của cha mẹ. → Gia đình chính là chiếc nôi đầu tiên nuôi con khôn lớn, là cội nguồn sinh dưỡng quan trọng nhất của mỗi người.
- b, Quê hương: Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời. * Núi rừng thiên nhiên: - Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng. + Điệp ngữ ( cho), nhân hóa ( rừng cho hoa, con đường cho tấm lòng), ẩn dụ ( hoa) đã thể hiện vẻ đẹp của núi rừng thiên nhiên: Thiên nhiên vừa thơ mộng, vừa hào phóng, luôn dang rộng vòng tay, tấm lòng để che chở, yêu thương cho những người con đồng mình. → Thiên nhiên ấy đã che chở và nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống. * Kỉ niệm ngày cưới: → đó là ngày đầu tiên làm nên hạnh phúc của cha mẹ .Cha nhắc với con về kỉ niệm này để con luôn nhớ: mình sinh ra và lớn lên trong tình yêu và hạnh phúc gia đình. → Đoạn thơ với giọng điệu trìu mến, thủ thỉ tâm tình, nhà thơ gợi nhắc về cội nguồn sinh dưỡng của mồi con người: đó là tình yêu của cha mẹ, là nghĩa tình của quê hương luôn ôm ấp, nâng đỡ con trọn cuộc đời. Nói với con về điều đó, cha muốn truyền cho con tình cảm cội nguồn bằng chính tình yêu, lòng tự hào về gia đình và quê hương.
- 2, Cha nói với con về đức tính tốt đẹp của người đồng mình b. Người đồng mình sống gắn bó, thủy chung với quê hương dù cuộc sống nghèo khổ, gian nan , vất vả: - Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc. + Phép liệt kê với những hình ảnh ẩn dụ “đá gập ghềnh”,“thung nghèo đói”, thành ngữ “ Lên thác xuống ghềnh” -> gợi cuộc sống đói nghèo, khó khăn, lam lũ, cực nhọc. + Những câu thơ dài ngắn, cùng những thanh trắc tạo ấn tượng về cuộc sống trắc trở, gian nan, đói nghèo của quê hương. + Điệp ngữ “sống”, “không chê” và điệp cấu trúc câu cùng hình ảnh đối xứng đã nhấn mạnh: cuộc sống của quê hương có đói nghèo, vất vả, cực nhọc nhưng người đồng mình luôn thủy chung gắn bó cùng quê hương. Và phải chăng, chính cuộc sống nhọc nhằn, đầy vất vả khổ đau ấy đã tôi luyện cho chí lớn để rồi tình yêu quê hương sẽ tạo nên sức mạnh giúp họ vượt qua tất cả.
- d. Người đồng mình có ý thức tự lập, tự cường và tinh thần tự tôn dân tộc: - Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con. + Lời thơ mộc mạc, giản dị nhưng chứa bao tâm tình. + Cụm từ “thô sơ da thịt” là cách nói cụ thể về những con người mộc mạc, giản dị. + Cụm từ “chẳng nhỏ bé” khẳng định sự lớn lao của ý chí, của nghị lực, cốt cách và niềm tin. -> Sự tương phản này đã tôn lên tầm vóc của người đồng mình: Họ mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin. Họ có thể “thô sơ da thịt” nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, về ý chí. - Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục. + Hình ảnh thơ vừa mang tính tả thực, vừa mang ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc: Chính những con người cần cù, nhẫn nại, bằng đôi tay lao động của mình đã làm nên quê hương, làm nên phong tục tập quán lâu đời tốt đẹp của dân tộc mình. Ý thơ toát lên niềm tự hào và lòng tự tôn dân tộc.
- 3. Lời dặn dò, niềm mong ước của cha: Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được -NgheGiọng con. điệu thơ thiết tha,trìu mến chất chứa tin qua những từ "con ơi,nghe con” -Kết cấu đối lập tương phản, hình ảnh lặp lại: Thô sơ da thịt> <lẽ sống cao đẹp → Nhà thơ muốn dặn dò con cần mang theo hành trang là ý chí, là bản lĩnh, niềm tin, truyền thống quê hương để con tự tin trên đường đời, không bao giờ gục ngã, khuất phục trước khó khăn.
- .1.NghÖ thuËt: + Giäng ®iÖu thiÕt tha tr×u mÕn . + X©y dùng c¸c h×nh ¶nh cô thÓ mµ kh¸i qu¸t, méc m¹c mµ vÉn giµu chÊt th¬. + Bè côc chÆt chÏ hîp lÝ, dÉn d¾t tù nhiªn. 2. Néi dung: + ThÓ hiÖn t×nh c¶m gia ®×nh Êm cóng,ca ngîi truyÒn thèng cÇn cï, søc sèng m¹nh mÏ cña quª hư¬ng vµ d©n téc. + Gióp hiÓu thªm vÒ søc sèng vµ vÎ ®Ñp t©m hån cña mét d©n téc miÒn nói + Gîi nh¾c t×nh c¶m g¾n bã víi truyÒn thèng,víi quª hư¬ng vµ ý chÝ vư¬n lªn trong cuéc sèng.