Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 170+171: Ôn tập tổng hợp phần thơ hiện đại học kì II

I/ Hệ thống các tác phẩm thơ hiện đại VN học kì II

II/ Luyện tập

Bài 11. Sách ôn/75

BPTT đảo ngữ. ĐT “mọc” đảo lên đầu câu

Tác dụng: nhấn mạnh sức sống trỗi dậy của muà xuân đồng thời diễn tả cảm xúc ngỡ ngàng trước vẻ đẹp bất ngờ , tràn đầy sức sống của bong hoa. Ta tưởng như bong hoa nhỏ bé kia đang từ từ hiện ra, mọc lên từ dòng sông trong trẻo ấm áp của mùa xuân.

pptx 7 trang Mịch Hương 09/01/2025 180
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 170+171: Ôn tập tổng hợp phần thơ hiện đại học kì II", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_170171_on_tap_tong_hop_phan_tho.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 170+171: Ôn tập tổng hợp phần thơ hiện đại học kì II

  1. I/ Hệ thống các tác phẩm thơ hiện đại VN học kì II STT Tác phẩm Tác giả Thể thơ Nội dung Nghệ thuật 1 Mùa xuân Thanh Hải 5 chữ Bài thơ ngợi ca những con Đề tài mùa xuân thiên nhiên, đất nước nho nhỏ người khát vọng cống hiến Ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh. Sử dụng các cho đất nước. biện pháp tu từ : nhân hoá, điệp ngữ. 2 Viếng lăng Viễn 8 chữ biến Bài thơ thể hiện tâm trạng - Giọng điệu thơ phù hợp với nội dung tình Bác Phương thể xúc động, tấm lòng thành cảm, cảm xúc: vừa trang nghiêm, sâu lắng, kính biết ơn sâu sắc của tác vừa tha thiết, đau xót, tự hào. giả và của mọi người đối - Nhịp thơ chậm, diễn tả dòng cảm xúc sâu với Bác Hồ khi vào lăng lắng, khổ cuối nhịp nhanh hơn phù hợp với viếng Bác. sắc thái của niềm mong ước. - Hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo, kết hợp hình ảnh thực với hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng vừa quen thuộc, vừa gần gũi vừa sâu sắc, có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm. 3 Sang thu Hữu Thỉnh 5 chữ Sù chuyÓn biÕn nhÑ nhµng ThÓ th¬ năm chữ, ng«n ngữ th¬ gi¶n dÞ, giÇu mµ râ rÖt cña ®Êt trêi tõ h¹ søc gîi c¶m vµ ý nghÜa biÓu tîng. sang thu. 4 Nói với Y Phương Tự do - Ngîi ca tình c¶m cña cha - ThÓ th¬ tù do, lêi th¬ t©m tình tha thiÕt, c¸ch con mÑ ®èi víi con c¸i. diÔn ®¹t méc m¹c gi¶n dÞ. - Lßng tù hµo vÒ những truyÒn thèng cao ®Ñp cña quª h¬ng
  2. c. Đoạn văn quy nạp phân tích khổ đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải trong đó có sử dụng biện pháp nhân hoá. (gạch dưới) Phân tích: Thiên nhiên mùa xuân được khắc hoạ bằng những hình ảnh: dòng sông xanh, bông hoa tím, tiếng chim chiền chiện hót vang trời, giọt long lanh. Tất cả đã vẽ ra một không gian cao rộng, màu sắc tươi thắm, âm thanh vang vọng tươi vui. Nghệ thuật đảo ngữ ở câu thơ đầu, từ “mọc” đảo lên trước khắc sâu ấn tượng và sức sống trỗi dậy của mùa xuân. Tưởng như bông hoa tím kia đang từ từ trỗi dậy sau một giấc ngủ dài của mùa đông . Giờ đây nó vươn mình xoè nở giữa mặt nước trong xanh của dòng sông mùa xuân. Màu nước sông xanh hoà cùng với màu tím biếc của bông hoa giản dị, thuỷ chung, mộng mơ, quyến rũ, màu sắc đặc trưng của xứ Huế đã gợi bức tranh thiên nhiên tươi đẹp trong sáng. Từ than gọi “ơi”, câu hỏi tu từ “hót chi” thể hiện tâm trạng đùa vui ngỡ ngàng, thích thú của tác giả trước giai điệu của mùa xuân. Cảm xúc của tác giả còn được diễn tả qua hai câu thơ: “Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng” “Từng giọt” ở đây là giọt mưa xuân trong ánh sáng trời xuân. “Từng giọt” có thể hiểu theo cách khác khi gắn với hai câu trước: giọt âm thanh tiếng chim chiền chiện. Nếu hiểu theo cách này câu thơ có sự chuyển đổi cảm giác từ thính giác chuyển sang thị giác và xúc giác. Âm thanh tiếng chim hiện lên thành hình thành khối (giọt), thành ánh sáng và màu sắc (long lanh), cụ thể đến mức có thể “hứng”được. Dù hiểu theo cách nào thì đều diễn tả cảm xúc say xưa ngây ngất của nhà thơ trước cảnh mùa xuân của đất trời. Câu chủ đề: Tóm lại, khổ thơ gợi bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp trong sáng và cảm xúc say xưa ngây ngất của tác giả trước cảnh mùa xuân tươi đẹp đó.
  3. c. Đoạn văn diễn dịch phân tích ý nghĩa của hình ảnh cây tre trong đoạn thơ. Câu chủ đề: Thơ văn xưa nay thường viết nhiều về hình tượng cây tre, cây tre trở thành biểu tượng cho dân tộc VN, con người VN. Phân tích: + Khổ đầu bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương, chúng ta bắt gặp hình ảnh hàng tre bên lăng Bác . Ở đây, hình ảnh hàng tre vừa có ý nghĩa tả thực vừa có ý nghĩa ẩn dụ tượng trưng. + Hàng tre bát ngát hiện lên trong sương tái hiện quang cảnh bên lăng, gợi liên tưởng đến không gian êm đềm , thân thuộc của làng quê VN. + Hình ảnh “hàng tre xanh xanh VN - bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” là hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng cho sức sống bền bỉ, kiên cường bất khuất của dân tộc VN. Họ sẵn sàng đối mặt vượt lên mọi gian nan thử thách “bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”, bất kì hoàn cảnh nào cũng không chịu khuất phục”. Đó chính là hình ảnh đẹp, một ý nghĩa biểu tượng đẹp cho sức sống của dân tộc. Chúng ta vô cùng tự hào và có ý thức kế thừa phát huy truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc.