Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 174: Ôn tập tổng hợp cuối năm

Câu 1. (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạngcủa anh”.

(Ngữ văn 9 – Tập một)

Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản chứa đoạn trích trên? Đoạn trích nằm ở tình huống thứ mấy của truyện? Vai trò của tình huống này là gì?

Chỉ ra các phép liên kết có trong đoạn văn?

Tại sao “ Cây lược như gỡ rối được phần nào tâm trạng anh”? Từ đó hãy nêu ý nghĩa của chi tiết “ Chiếc lược ngà” trong truyện?

Câu 2 (2 điểm )

Hãy viết đoạn văn (khoảng 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về tác động tích cực của đồng phục trong nhà trường

pptx 6 trang Mịch Hương 09/01/2025 120
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 174: Ôn tập tổng hợp cuối năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_174_on_tap_tong_hop_cuoi_nam.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 174: Ôn tập tổng hợp cuối năm

  1. Câu 1: a/ - Đoạn văn trên trích trong văn bản “ Chiếc lược ngà” - Tác giả: Nguyễn Quang Sáng b/ - Hoàn cảnh sáng tác: Truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” được viết năm 1966, khi nhà văn hoạt động tại chiến trường Nam Bộ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. - Đoạn trích nằm ở tình huống thứ hai của truyện: Ông Sáu ở chiến khu, ông dồn hết tình yêu thương con vào làm cây lược nhưng chưa kịp trao cho con thì ông đã hi sinh. - Ý nghĩa của tình huống này: Thể hiện tình cha con sâu sắc, cảm động nơi ông Sáu. c/ - Phép liên kết trong đoạn văn là phép lặp: cây lược, ông, con. - Phép thế: nó thay thế cho cây lược d/ - Cây lược như gỡ rối được phần nào tâm trạng anh vì với ông Sáu, chiếc lược là tình cảm, tấm lòng, là tình yêu thương mà ông gửi gắm cho con gái, ông khao khát gặp lại con để trao cho con cây lược như lời hứa lúc chia tay con. - Ý nghĩa của hình tượng chiếc lược ngà trong văn bản Chiếc lược ngà: + Chiếc lược ngà là hình tượng nghệ thuật chứa đựng tình cảm cha con sâu nặng, thiêng liêng. Đó là một tình cảm bất diệt mà không gì có thể ngăn cách được. + Hình ảnh chiếc lược ngà còn gợi cho người đọc thấm thía những đau thương mất mát mà chiến tranh gây ra cho bao nhiêu con người, bao nhiêu gia đình.
  2. Câu 3: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm. Không có kính, rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước, Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Chỉ cần trong xe có một trái tim. a/ Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Giới thiệu ngắn gọn về tác giả và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm ấy. b/ Tìm và nêu tác dụng của phép tu từ điệp ngữ được sử dụng trong khổ thơ cuối của đoạn thơ trên? c/ Tại sao nói hình ảnh những chiếc xe không kính là một sáng tạo độc đáo của Phạm Tiến Duật?
  3. Câu 2 (2 điểm): Trong hoàn cảnh khó khăn, thử thách, dân tộc Việt Nam luôn nêu cao tinh thần đoàn kết. Em hãy viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ) bàn về sức mạnh của tinh thần đó.