Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản: Mùa xuân nho nhỏ (Tiết 2)

Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân đất nước, con người (Khổ 2,3 ):

Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao...

- Hình ảnh “người cầm súng”: bảo vệ Tổ quốc

- Hình ảnh “người ra đồng”: xây dựng đất nước

- “Lộc”:

+ Nghĩa thực: Chồi non, lá mới (cành lá ngụy trang của người chiến sĩ, mầm mạ xanh non của người nông dân)

+ Nghĩa ẩn dụ: Sự sinh sôi, nảy nở; sự may mắn, tốt lành

ppt 12 trang minhvi99 09/03/2023 6220
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản: Mùa xuân nho nhỏ (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_van_ban_mua_xuan_nho_nho.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản: Mùa xuân nho nhỏ (Tiết 2)

  1. Văn bản: MÙA XUÂN NHO NHỎ ( Thanh Hải) Giáo viên: Phạm Thị Gấm
  2. Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao - Điệp từ “Mùa xuân”, “lộc” : Gợi màu xanh bất tận, gợi một sức xuân dâng tràn trên khắp mọi miền đất nước. - Điệp ngữ “Tất cả như” + từ láy “hối hả”, “xôn xao” Gợi nhịp sống sôi động, hối hả, khẩn trương.
  3. 3. Suy ngẫm và khát vọng của tác giả (Khổ 4+5): Ta làm con chim hót Từng giọt long lanh rơi Ta làm một cành hoa Tôi đưa tay tôi hứng Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến - Chuyển đại từ “tôi” -> “ta”: Chuyển từ cái “tôi” khao khát tận hưởng -> cái “ta” khao khát tận hiến. - Điệp từ “ Ta làm” ( con chim, cành hoa,nốt trầm)
  4. 4. Lời ngợi ca quê hương đất nước ( Khổ cuối): Mùa xuân ta xin hát Câu Nam ai, Nam bình Nước non ngàn dặm mình Nước non ngàn dặm tình Nhịp phách tiền đất Huế. -Câu “Nam ai, Nam bình” là khúc nhạc đặc trưng của xứ Huế. -Lặp vần “inh”, thanh bằng liên tiếp-> khúc hát lan toả, du dương. - “Nhịp phách tiền” -> giai điệu tươi vui rộn rã. => Yêu mến, tự hào về quê hương, đất nước; niềm lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống.
  5. IV. LUYỆN TẬP: Ý nghĩa nhan đề bài thơ“ Mùa xuân nho nhỏ”? - Là một sáng tạo độc đáo, mới mẻ: Sự kết hợp giữa một danh từ trừu tượng là “mùa xuân” với một tính từ cụ thể là “nho nhỏ”, biến mùa xuân vốn trừu tượng trở lên hữu hình, cụ thể. - Thể hiện ước nguyện, khát vọng khiêm nhường mà cao đẹp: Ông ước muốn làm “mùa xuân nho nhỏ”, nghĩa là đem tất cả những gì tốt đẹp nhất, tinh túy nhất - dù bé nhỏ - của mình để hòa vào mùa xuân lớn của cuộc đời, của đất nước. Nhan đề bài thơ cũng thể hiện quan niệm về sự thống nhất giữa cái tôi và cái ta, giữa cá nhân và cộng đồng.