Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản: Viếng lăng Bác

* Kiến thức:

- Cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính, vừa tự hào vừa đau xót của tác giả từ miền Nam mới  giải phóng ra viếng lăng Bác.

- Thấy được những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác giả thể hiện trong bài thơ.

* Kĩ năng:

- Đọc diễn cảm, đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình.

- Trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ hoặc một tác phẩm thơ.

pptx 21 trang minhvi99 09/03/2023 5700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản: Viếng lăng Bác", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_9_van_ban_vieng_lang_bac.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản: Viếng lăng Bác

  1. KIỂM TRA BÀI CŨ: ? Đọc thuộc lòng hai khổ thơ mà em thích nhất trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải và nêu cảm nhận của em về hai khổ thơ đó?
  2. KIEÅM TRA BAØI CUÕ - Đọc thuộc lòng hai khổ thơ mà em thích nhất trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải và nêu cảm nhận của em về hai khổ thơ đó?
  3. I. Tìm hiểu chung : 1. Tác giả, tác phẩm: * Viễn Phương (1928-2005) Tên khai sinh là Phan Thanh Viễn Quê: An Giang. - Ông là cây bút xuất hiện sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam. - Thơ ông thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm và thơ mộng ngay cả trong - Các tác phẩm chính: những hoàn cảnh chiến đấu ác liệt + Mắt sáng học trò nhất. +Có đâu như ở miền Nam. + Như mây mùa xuân + Anh hùng mìn gạt + Quê hương địa đạo
  4. 2.Đọc, hiểu chú thích, bố cục:
  5. 2.Đọc, hiểu chú thích, bố cục: -Thể thơ: 8 chữ ( đan xen câu 7, 9 chữ) - PTBĐ: Biểu cảm+ miêu tả+tự sự - Bố cục: 4 phần: - Khổ 1: Cảm xúc trước cảnh bên ngoài lăng Bác. - Khổ 2: Cảm xúc khi xếp hàng vào lăng viếng Bác. - Khổ 3: Cảm xúc khi vào trong lăng viếng Bác. - Khổ 4: Cảm xúc khi sắp phải rời lăng Bác.
  6. II. Tìm hiểu văn bản: 1. Cảm xúc trước cảnh bên ngoài lăng Bác( Khổ 1) - Cách xưng hô "con – Bác", thân mật, gần gũi. - Từ “thăm” thay cho từ “viếng”: cách nói giảm nói tránh để giảm cảm giác đau buồn khi Bác đã đi xa. - Hình ảnh “hàng tre”: Ẩn dụ, nhân hóa, thành ngữ, tượng Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác trưng: Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát  Tre biểu tượng cho vẻ đẹp của Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam con người, của dân tộc việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng. bất khuất, kiên cường.  Tâm trạng: Xúc động, bồi hồi.
  7. 3. Cảm xúc khi vào trong lăng viếng Bác( Khổ 3): - "giấc ngủ bình yên” Bác vẫn như đang ngủ, gợi sự gần gũi. - "Vầng trăng sáng dịu hiền": Vừa tả thực, vừa là ẩn dụ thể hiện là tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Bác. -"Trời xanh” - Ẩn dụ  Bác còn sống mãi với non sông, đất nước. Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền - "nhói": Tâm trạng đau xót, Vẫn biết trời xanh là mãi mãi tiếc thương trước sự ra đi của Mà sao nghe nhói ở trong tim! Bác.
  8. III. TỔNG KẾT: 1. Nghệ thuật: - Giọng điệu trang trọng và tha thiết, - Nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, - Ngôn ngữ bình dị mà cô đúc. 2. Nội dung: - Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác. * Ghi nhớ: Sgk/60
  9. III. Luyện tập: Chỉ rõ và phân tích tác dụng cảu các BPTT được sử dụng trong khổ 3 bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Gữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim. - Biện pháp nói giảm nói tránh : Bác nằm trong giấc ngủ bình yên. - Biện pháp ẩn dụ: vầng trăng, trời xanh. => Đây là đoạn thơ xúc động trích trong bài "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương diễn tả cảm xúc của nhà thơ khi vào trong lăng viếng Bác. Tác giả dùng hình ảnh "giấc ngủ bình yên" là cách nói giảm nói tránh để làm giảm đi nỗi đau buồn trước sự ra đi của Người. Hình ảnh ẩn dụ "vầng trăng sáng dịu hiền" không chỉ gợi ra không khí thanh tĩnh, trang nghiêm trong lăng Bác mà còn gợi đến cốt cách thanh cao, trong sáng của Bác và gợi cả những vần thơ tràn ngập ánh trăng của Người. Hình ảnh ẩn dụ này cùng với ẩn dụ "trời xanh" là những ẩn dụ sâu xa gợi suy ngẫm về cái cao cả, vĩ đại, bất diệt và trường tồn. Bác đã đi xa nhưng hình ảnh của Người vẫn còn mãi với non sông đất nước như trời xanh kia còn mãi.
  10. VIẾNG LĂNG BÁC Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân