Bài giảng Vật lí Lớp 7 - Bài 10: Nguồn âm - Ngô Thị Lợi

1. Thí nghiệm 1 (hình 10.1):

* Dụng cụ: Dây cao su

* Tiến hành:

- Một bạn học sinh kéo căng sợi dây cao su . Dây cao su đứng yên ở vị trí cân bằng

- Một bạn trong nhóm kéo lệch dây cao su ra khỏi vị trí cân bằng rồi buông tay ra, quan sát và lắng nghe?

- Quan sát dây cao su và lắng nghe, rồi mô tả điều mà em nhìn và nghe được ?

2. Thí nghiệm 2 :

* Dụng cụ : Một giá đỡ,1 trống và 1 dùi

* Tiến hành: Dùng dùi gõ vào mặt trống

- Vật nào phát ra âm ?

- Vật đó có rung động không?

- Nhận biết mặt trống rung động bằng cách nào?

3. Thí nghiệm 3: Hình 10.2 ( Sgk )

* Dụng cụ : Cốc thủy tinh, búa cao su (hoặc búa nhựa)

* Tiến hành : Gõ vào thành cốc thủy tinh mỏng

Vật nào phát ra âm ? Vật đó có rung động không ? Nhận biết điều đó bằng cách nào ?

Kết luận:

Khi phát ra âm, các vật đều …..…dao động.

* Sự rung động (chuyển động) qua lại vị trí cân bằng của dây cao su, mặt trống, thành cốc,… gọi là dao động

ppt 28 trang Mịch Hương 06/01/2025 460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Vật lí Lớp 7 - Bài 10: Nguồn âm - Ngô Thị Lợi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_vat_li_lop_7_bai_10_nguon_am_ngo_thi_loi.ppt

Nội dung text: Bài giảng Vật lí Lớp 7 - Bài 10: Nguồn âm - Ngô Thị Lợi

  1. Âm thanh tự nhiên
  2. KHỞI ĐỘNG C1: Tất cả chúng ta hãy cùng nhau giữ im lặng và lắng tai nghe . Em hãy nêu những âm mà em nghe được và Tìm xem chúng phát ra từ đâu?
  3. C3 : Quan sát dây cao su và lắng nghe, rồi mô tả điều mà em nhìn và nghe được ?
  4. 2.Thí nghiệm 2 : C4 Vật nào phát ra âm ? - Vật đó có rung động không? Giấy vụn - Nhận biết mặt trống rung động bằng cách nào?
  5. * Sợi dây cao su chuyển động qua lại quanh vị trí cân bằng gọi là sự dao động của sợi dây cao su. Thí nghiệm hình 10.1
  6. Thí nghiệm 4 (hình 10.3): C5: * Âm thoa có dao động không ? * Hãy tìm cách kiểm tra xem khi phát ra âm thì âm thoa có dao động không.
  7. Kết luận: Khi phát ra âm, các vật đều dao động.
  8. Đàn Ghita Mặt chiêng Chiêng Đàn Viôlông Mặt trống Dây đàn Trống Đàn tranh
  9. Có thể em chưa biết: 1.Khi ta thổi sáo, cột không khí trong ống sáo dao động phát ra âm. Âm phát ra cao thấp tùy theo khoảng cách từ miệng sáo đến lỗ mở mà ngón tay vừa nhấc lên.
  10. Câu hỏi 1 Bộ phận nào của trống phát ra âm?
  11. Câu hỏi 3 Bộ phận nào của loa phát ra âm?
  12. Câu hỏi 5 Chuyển động qua lại quanh vị trí cân bằng của vật được gọi là gì?
  13. Khi ta nói chuyện thì bộ phận dao động và phát ra âm thanh là dây âm thanh Để bảo vệ giọng nói ta cần:  - Cần tránh nói quá to. - Không ăn, uống đồ quá lạnh. - Không hút thuốc lá. Làm như vậy không những bảo vệ được sức khỏe mà còn góp phần bảo vệ môi trường xung quanh ta.
  14. Bài học đến đây là kết thúc Chúc các thầy cô mạnh khỏe thành đạt Chúc các em chăm ngoan học giỏi