Bài giảng Vật lý Lớp 8 - Tiết 32: Ôn tập giữa học kì II

Câu 1: Dòng điện là gì?

Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện

Câu 2: Nêu qui ước về chiều dòng điện?

Chiều dòng điện là chiều từ cực + qua dây nối và qua các dụng cụ điện đến cực – của nguồn điện

Câu 3: Để đo cường độ dòng điện dùng dụng cụ gì?

Ampe kế

pptx 40 trang Mịch Hương 04/01/2025 440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Vật lý Lớp 8 - Tiết 32: Ôn tập giữa học kì II", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_vat_ly_lop_8_tiet_32_on_tap_giua_hoc_ki_ii.pptx

Nội dung text: Bài giảng Vật lý Lớp 8 - Tiết 32: Ôn tập giữa học kì II

  1. 1 2 3 4
  2. Câu 2: Nêu qui ước về chiều dòng điện? Chiều dòng điện là chiều từ cực + qua dây nối và qua các dụng cụ điện đến cực – của nguồn điện HẾT GIỜ Mảnh ghép
  3. Câu 4: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một Hiệu điện thế HẾT GIỜ Mảnh ghép
  4. Câu 1: Thế nào là vật nhiềm điện? cho ví dụ minh họa. Ta có thể làm một vật nhiễm điện bằng cách nào? Trả lời: - Vật nhiễm điện là vật có khả năng hút các vật khác hoặc phóng tia lửa điện sang các vật khác. - Ví dụ: Chiếc thước nhựa nhiễm điện hút các mảnh giấy vụn - Một vật có thể bị nhiễm điện bằng nhiều cách khác nhau, trong đó đơn giản nhất là sự nhiễm điện do cọ xát. Nhiều vật khi bị cọ xát trở thành các vật nhiễm điện.
  5. Câu 3: Mạch điện là gì? một mạch điện đơn giản được tạo nên bởi những yếu tố nào? Trả lời: - Với các dụng cụ: pin, bóng đèn, dây nổi, công tắc, để bóng đèn phát sáng ta phải nối chúng lại với nhau thành một mạch kín, gọi là mạch điện. - Bất cứ mạch điện nào cũng gồm các bộ phận: nguồn điện, dây nối và các thiết bị tiêu thụ năng lượng điện (bóng đèn, động cơ điện, bếp điện, quạt điện, ti vi, ). - Ngoài các thiết bị cung cấp và tiêu thụ điện, trong mạch điện còn có các thiết bị như cầu chì, cầu dao tự động, rơle, chuông điện để bảo vệ mạch điện và cảnh báo sự cố xảy ra.
  6. Câu 5: Cường độ của dòng điện là gì? Đơn vị của cường độ dòng điện? thiết bị đo cường độ dòng điện? Trả lời: - Cường độ dòng điện (I) đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng điện - Cường độ dòng điện được đo bằng ampe kế, có đơn vị là ampe (A), miliampe (mA) 1A = 1000mA
  7. Câu 6: Hiệu điện thế là gì? Đơn vị của hiệu điện thế? Thiết bị đo hiệu điện thế? Trả lời: - Khả năng sinh ra dòng điện của pin (acquy) được đo bằng hiệu điện thế (điện áp) giữa hai cực của nó. - Hiệu điện thế được đo bằng vôn kế, có đơn vị là vôn (V), milivôn (mV), kilôvôn (kV) 1V = 1000mV; 1kV = 1000V
  8. Câu 8: Thế nào là dẫn nhiệt? Đối lưu? Bức xạ nhiệt? Trả lời: - Dẫn nhiệt là sự truyền năng lượng trực tiếp từ các phân tử có động năng lớn hơn sang các phân tử có động năng nhỏ hơn qua va chạm. + Vật dẫn nhiệt tốt và vật cách nhiệt tốt được xác định dựa trên khả năng dẫn nhiệt hoặc cản trở sự dẫn nhiệt của chất liệu. + Khả năng dẫn nhiệt của một số chất và vật liệu được liệt kê và tính theo giá trị gần đúng. + Chất rắn dẫn điện tốt, chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém.
  9. Câu 8: Thế nào là dẫn nhiệt? Đối lưu? Bức xạ nhiệt? Trả lời: - Sự truyền nhiệt bằng bức xạ nhiệt + Tia nhiệt có một số tính chất giống tia sáng như mang năng lượng, truyền thẳng, phản xạ, không truyền qua các vật chắn sáng + Vật nhận được tia nhiệt thì nóng lên. Hình thức truyền nhiệt này được gọi là bức xạ. + Khả năng hấp thụ và phản xạ tia nhiệt của một vật phụ thuộc tỉnh chất mặt ngoài của nó. Mặt ngoài của vật càng xù xì và càng sẫm màu thì vật hấp thụ tia nhiệt càng mạnh; mặt ngoài của vật cùng nhẵn và càng sáng màu thì vật phản xạ tia nhiệt càng mạnh.
  10. LUYỆN TẬP A. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
  11. Câu 2: Xe chạy một thời gian dài. Sau khi xuống xe, sờ vào thành xe, đôi lúc ta thấy như bị điện giật. Nguyên nhân là do: A. Bộ phận điện của xe bị hư hỏng. B. Thành xe cọ xát vào không khí nên xe bị nhiễm điện. C. Do một số vật dụng bằng điện gần đó đang hoạt động. D. Do ngoài trời sắp có cơn dông.
  12. Câu 4. Với các dụng cụ: pin, bóng đèn, dây nổi, công tắc, để bóng đèn phát sáng ta phải nối chúng lại với nhau thành một mạch kín, gọi là A. Chuông điện. B. Mạch điện. C. Cầu dao. D. Biến trở.
  13. Câu 6: Ampe kế có giới hạn đo là 50 mA phù hợp để đo cường độ dòng điện nào dưới đây? A. Dòng điện đi qua bóng đèn pin có cường độ là 0,35 A B. Dòng điện đi qua đèn điôt phát quang có cường độ là 28 mA. C. Dòng điện đi qua nam châm điện có cường độ là 0,8 A. D. Dòng điện đi qua bóng đèn xe máy có cường độ là 0,5 A.
  14. Câu 8: Chọn đáp số đúng A. 1,25 A = 125 mA. B. 0,125A = 1250 mA C. 125 mA = 0,125 A. D. 1250 mA = 12,5 A
  15. Câu10: Bức xạ nhiệt là: A. Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. B. Sự truyền nhiệt qua không khí. C. Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi theo đường gấp khúc. D. Sự truyền nhiệt qua chất rắn.
  16. Câu12: Đối lưu là: A. Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí. B. Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất rắn. C. Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng. D. Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất khí.
  17. Câu14: Khi nhúng quả bóng bàn bị móp vào trong nước nóng, nó sẽ phồng trở lại. Vì sao vậy? A. Vì nước nóng làm vỏ quả bóng co lại. B. Vì nước nóng làm vỏ quả bóng nở ra. C. Vì nước nóng làm cho khí trong quả bóng co lại. D. Vì nước nóng làm cho khí trong quả bóng nở ra.
  18. Bài tập 2: Giải thích được vì sao nên sử dụng đèn LED thay thế cho các đèn sợi đốt. Trả lời : Nên sử dụng đèn LED thay thế cho các đèn sợi đốt vì đèn LED tiết kiệm điện năng, có độ bền cao, không sử dụng kim loại nặng hay thủy ngân, tỏa nhiệt không đáng kể nên an toàn, thân thiện với môi trường, sử dụng được lâu dài.
  19. BÀI TẬP 4 Đổi đơn vị đo cho TRẢ LỜI BÀI TẬP 4 các giá trị sau đây: a. 2,5 V = 2500 mV a. 2,5 V = mV b. 6 kV = 6000 V b. 6 kV = V c. 110 V = kV c. 110 V = 0,110 kV d. 1200 mV = V d. 1200 mV = 1,2 V.
  20. - Ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học. HƯỚNG DẪN VỀ - Xem lại các bài tập sách bài NHÀ tập. - Chuẩn bị tiết sau kiểm tra giữa học kì II