Bài tập ở nhà chống dịch Toán và Tiếng Việt Lớp 5

Bài 1. Chữ số 5 trong mỗi số thập phân sau có giá trị bằng bao nhiêu

a/ 2,35

c/ 1,567

c/ 0,205

Bài 2. Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

a/ 2m 7cm = ………..cm ;

2,5 km = ………….m

b/ 3 tấn 58 kg = ……..kg ;

3/4 kg =…………..g

c/ 3m2 2 dm2 = ……cm2 ;

1,5 ha = …………..m2

docx 9 trang minhvi99 06/03/2023 5880
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ở nhà chống dịch Toán và Tiếng Việt Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_tap_o_nha_chong_dich_toan_va_tieng_viet_lop_5.docx

Nội dung text: Bài tập ở nhà chống dịch Toán và Tiếng Việt Lớp 5

  1. Câu 2: Một cửa hàng đã bán 1020 lít dầu và số dầu đó bằng 25,5% tổng số dầu của cửa hàng trước khi bán. Như vậy trước khi bán cửa hàng có số lít dầu là: A. 40 B. 400 C. 40000 D.4000 Câu 3: Một đội xây dựng trong tuần đầu đã sửa được 540 m đường, đạt 36% kế hoạch. Hỏi theo kế hoạch đội đó phải sửa bao nhiêu mét đường? A.15m B.150m C.1500m D.15000m Câu 4: Kiểm tra sản phẩm đạt chuẩn của một nhà máy, người ta thấy có 732 sản phẩm đạt chuẩn, chiếm 91,5 % tổng số sản phẩm. Hỏi nhà máy có bao nhiêu sản phẩm không đạt chuẩn? A. 800 B. 68 C. 680 D. 6800 Câu 5: Một trường tiểu học có 480 học sinh nam. Biết số học sinh nam chiếm 60% số học sinh toàn trường. Hỏi trường đó có bao nhiêu học sinh nữ? A. 320 B. 230 C. 400 D. 420 Câu 6: Một đội sản xuất tuần đầu tiên đã làm được 480 sản phẩm, đạt 30% kế hoạch. Hỏi đội sản xuất đó còn phải làm bao nhiêu sản phẩm nữa mới hoàn thành kế hoạch? A. 1120 B. 1600 C. 16000 D.1200 Câu 7: Một cửa hàng bán được 126 kg gạo và số gạo đó bằng 31,5 % tổng số gạo của cửa hàng trước khi bán. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu ki-lô- gam gạo? A. 400 B. 274 C. 4000 D. 724
  2. 8,216 : 5,2 78,89 + 347,12 843,79 x 0,014 266,22 : 34 8312,52 – 405,8 35,69 x 13 483 : 35 Dạng 4: Bài toán về quan hệ tỉ lệ Bài 5. a) 12 công nhân trong một ngày dệt được 120 tá áo. Hỏi với mức làm như vậy, muốn dệt 180 tá áo như thế trong một ngày cần bao nhiêu công nhân? b) Một công nhân đóng gói 19 sản phẩm hết 25 phút. Hỏi trong một ca làm việc (8 giờ) người đó đóng gói được tất cả bao nhiêu sản phẩm? Bài 6. Tổ thợ mộc 3 người trong 5 ngày đóng được 75 bộ bàn ghế. Hỏi với mức ấy, tổ thợ mộc có 5 người trong 7 ngày đóng được bao nhiêu bộ bàn ghế? Bài 7. Một gia đình có 3 người thỡ ăn hết 15kg gạo trong 12 ngày. Hỏi với mức ăn như thế, cũng 15kg gạo đó đủ cho 9 người ăn trong mấy ngày? Dạng 5: Bài toán Tổng - hiệu, Tổng -tỉ, Hiệu - tỉ, Trung bình cộng Bài 11. Cho hai số có trung bình cộng là 25. Số thứ nhất gấp 4 lần số thứ hai. Tìm hai số đó. Bài 12. Trung bình cộng tuổi của bố và mẹ là 41 tuổi và trung bình cộng tuổi của bố, mẹ và con là 30 tuổi. Hỏi con bao nhiêu tuổi? Bài 13. Tổng hai số bằng 1048. Biết số thứ nhất lớn hơn số thứ hai 360 đơn vị. Tìm hai số đó. Bài 14. Hai tấm vải dài 124m. Hỏi mỗi tấm vải dài bao nhiêu mét? Biết rằng tấm vải thứ nhất dài hơn tấm vải thứ hai 18m Dạng 6: Bài toán có nội dung hình học Bài 22. a) Tính diện tích của hình tam giác có đáy là 23cm, chiều cao là 3dm. b) Tính diện tích của hình tam giác có đáy là 3,6 cm, chiều cao bằng 5/9 độ dài đáy. Bài 23. a) Tính diện tích của hình thang có đáy lớn 4,5 dm, đáy nhỏ 60 cm và chiều cao là 8dm. b) Một hình thang có độ dài 2 đáy lần lượt là 23 cm và 4,1 dm. Tính diện tích hình thang biết chiều cao bằng trung bình cộng độ dài hai đáy. Bài 24. Một thửa ruộng hình thang có đáy lớn là 55m, đáy nhỏ bằng 3/5 đáy lớn, chiều cao bằng trung bình cộng 2 đáy. a) Tính diện tích thửa ruộng đó. b) Biết rằng cứ 100m 2 thì thu hoạch được 65 kg thóc. Hỏi trên thửa ruộng đó người ta thu hoạch được bao nhiêu tạ thóc?
  3. Bài 1: Hình tròn thứ nhất có đường kính bằng bán kính hình tròn thứ hai. Tỉ số phần trăm diện tích của hình tròn thứ nhất và hình tròn thứ hai là: A. 20% B. 25% C. 40% D. 50% Bài 2: Diện tích của một hình tròn là 50, 24cm, tính chu vi của hình tròn đó? Bài 3: Hình bên có bốn nửa hình tròn đường kính là cạnh của hình vuông ABCD. Biết cạnh của hình vuông ABCD là 4cm, tính diện tích phần đã tô đậm (hình bông hoa). Bài 4: Cho hình vuông ABCD cạnh 2cm. Hai hình tròn tâm A và tâm C cùng có bán kính 2cm. Tính diện tích phần đã tô đậm của hình vuông ABCD. BÀI TẬP ÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 Bài 1. Xác định các quan hệ từ nối các vế câu ghép và mối quan hệ mà chúng biểu thị trong các ví dụ sau: Mối quan hệ Câu Quan hệ từ được biểu thị 1. Vì trời mưa nên hôm nay chúng em không đi lao động được. 2. Nếu ngày mai trời không mưa thì chúng em sẽ đi cắm trại.
  4. cùng”. Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra. Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy. Nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà lòng tôi tự dưng thở dùm cho chị, rồi reo hò cổ động cho chị tiến lên. Tôi nửa muốn cho chị dừng lại nửa cầu mong chị tiếp tục. Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét đường cuối cùng. Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Kìa, một người đàn ông đứng thẳng và tự hào đang chờ. Anh ấy cầm một đầu sợi ruy-băng giấy kếp, đầu kia buộc vào cây cột. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh. Kể từ ngày hôm ấy, chị đã trở thành một phần ký ức cuộc đời tôi. Với chị, điều quan trọng không phải là đánh bại những người chạy khác hay giành lấy phần thưởng; mà là cố hoàn thành đoạn đường đua cho dù phải nỗ lực tới đâu. Mỗi lúc gặp phải tình huống quá khó khăn, quá tốn thời gian hoặc tưởng như “không thể làm được”, tôi lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”. Liền sau đó thì mọi việc trở nên thật dễ dàng đối với tôi. (Sưu tầm) Câu 1: Nhiệm vụ của nhân vật “tôi” trong bài là: A. lái xe cứu thương. B. chăm sóc y tế cho vận động viên. C. bắn tiếng súng lệnh cho cuộc đua. Câu 2: Trong giải marathon tác giả chú ý đến: A. những người xuất phát đầu tiên B. những người chạy theo để cổ vũ C. người được nhận diện là “người chạy cuối cùng” Câu 3: Tác giả nhận diện được đó là “Người chạy cuối cùng”, vì: A. đó là một cụ già. B. đó là một em bé có đôi chân tật nguyền. C. đó là một người phụ nữ có đôi chân tật nguyền tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy. Câu 4: Kết quả cuộc đua của “người chạy cuối cùng” là: A. về đích đầu tiên B. không về đến đích vì phải chăm sóc y tế