Bài tập ôn tại nhà Tiếng Việt Lớp 3 - Trường Tiểu học Hán Quảng

Câu 1. Vua Minh Mạng xa giá đi đâu?

A. Ra Thăng Long (Hà Nội)        C. Ra kinh đô Huế và Thăng Long

B. Ra kinh đô Huế               D. Hồ Tây

Câu 2. Vì sao muốn nhìn rõ mặt vua, Cao Bá Quát lại liền cởi hết quần áo, nhảy xuống hồ tắm?

A. Gây cảnh náo động ở hồ.            C. Trêu quân lính của nhà vua.

B. Thu hút sự chú ý của nhà vua.        D. Nhìn trộm mặt của nhà vua.

Câu 3. Nhà vua ra lệnh cho cậu bé phải làm gì?

A. Phải la hét, vùng vẫy.           C. Phải đối được một vế đối thì mới tha.

B. Phải xưng là học trò.           D. Phải lấy cảnh mình bị trói mà đối lại.

Câu 4. Đâu không phải là dòng gồm những từ ngữ chỉ hoạt động có trong bài?

A. Thét đuổi, cởi, nhảy.             C. Đuổi nhau, vùng vẫy, bắt trói.

B. Xúm vào, nghĩ ngợi, náo động.     D. Xúm vào, đuổi nhau, nhảy.

Câu 5. Bộ phận in đậm trong câu “Cậu bé bị dẫn đến trước mặt nhà vua.” trả lời cho câu hỏi nào?

A. Khi nào?        B. Ở đâu?       C. Ai làm gì?       D. Như thế nào?

Câu 6. Theo em, nội dung của câu truyện trên là gì?

A. Ca ngợi sự thông minh của Cao Bá Quát.

B. Ca ngợi tài năng xuất sắc của Cao Bá Quát.

C. Ca ngợi tính cách khảng khái, tự tin của CB Quát.

D. Tất cả các ý trên đều đúng.

doc 26 trang minhvi99 07/03/2023 4700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài tập ôn tại nhà Tiếng Việt Lớp 3 - Trường Tiểu học Hán Quảng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbai_tap_on_tai_nha_tieng_viet_lop_3_truong_tieu_hoc_han_quan.doc

Nội dung text: Bài tập ôn tại nhà Tiếng Việt Lớp 3 - Trường Tiểu học Hán Quảng

  1. a. Ai làm gì? b. Ai thế nào? c. Ai là gì? Câu 4: Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh? a. 1 hình ảnh. b. 2 hình ảnh. c. 3 hình ảnh. Câu 5: Trong câu “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.” tác giả nhân hóa cây gạo bằng cách nào? a. Dùng một từ chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo. b. Gọi cây gạo bằng một từ vốn dùng để gọi người. c. Nói với cây gạo như nói với con người. Câu 6: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu sau: Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. II. Đọc thành tiếng (Bài đọc 1) Ông tổ nghề thêu Một lần, Trần Quốc Khái được triều đình cử đi sứ bên Trung Quốc. Vua Trung Quốc muốn thử tài sứ thần, sai dựng một cái lầu cao, mời ông lên chơi, rồi cất thang đi. Không còn lối xuống, ông đành ở lại trên lầu. Lầu chỉ có hai pho tượng Phật, hai cái lọng, một bức trướng thêu ba chữ “Phật trong lòng” và một vò nước. Trả lời câu hỏi: Vua Trung Quốc nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam? Đọc thành tiếng (Bài đọc 2) Cuộc chạy đua trong rừng Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất. Ngựa Con thích lắm. Chú tin chắc sẽ giành được vòng nguyệt quế. Chú sửa soạn không biết chán và mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo. Hình ảnh chú hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch Trả lời câu hỏi: Ngựa Con chuẩn bị tham dự hội thi như thế nào? B. Kiểm tra Viết: I. Chính tả: (Nghe viết) 15 phút Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới làm thành công. Mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe là cả nước mạnh khỏe. Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người yêu nước. II. Tập làm văn (25 phút) Đề bài: Hãy viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường. Gợi ý: a. Việc tốt em đã làm là việc gì? Em làm khi nào? Vào dịp nào? b. Việc làm đó đã diễn ra như thế nào? Kết quả ra sao? c. Tác dụng của việc làm đó đối với môi trường và đối với bản thân em. d. Cảm nghĩ của em sau khi làm việc đó?
  2. 5. Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 3 Thời gian: 60 phút A. Kiểm tra Đọc I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: (4đ) Cho văn bản sau: Có những mùa đông Có những mùa đông, Bác Hồ sống bên nước Anh. Lúc ấy Bác còn trẻ. Bác làm nghề cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống. Công việc này rất mệt nhọc. Mình Bác đẫm mồ hôi, nhưng tay chân thì lạnh cóng. Sau tám giờ làm việc, Bác vừa mệt, vừa đói. Lại có những mùa đông, Bác Hồ sống ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Bác trọ trong một khách sạn rẻ tiền ở xóm lao động. Buổi sáng, trước khi đi làm, Bác để một viên gạch vào bếp lò. Tối về Bác lấy viên gạch ra, bọc nó vào một tờ giấy cũ, để xuống dưới đệm nằm cho đỡ lạnh. (Trần Dân Tiên) II. Đọc thầm văn bản trên và làm bài tập: (6đ) * Đọc thầm và làm bài tập: Câu 1: (0,5đ) Lúc ở nước Anh, Bác Hồ phải làm nghề gì để sinh sống? A. Cào tuyết trong một trường học. B. Làm đầu bếp trong một quán ăn. C. Viết báo. D. Chạy bàn. Câu 2: (0,5đ) Bác Hồ phải chịu đựng gian khổ như để làm gì? A. Để kiếm tiền giúp đỡ gia đình. B. Để theo học đại học. C. Để tìm cách đánh giặc Pháp, giành độc lập cho dân tộc. D. Để rèn luyện thân thể. Câu 3: (0,5đ) Bài văn này nhằm nói lên điều gì? A. Cho ta biết Bác Hồ đã chống rét bằng cách nào khi ở Pháp. B. Tả cảnh mùa đông ở Anh và Pháp. C. Nói lên những gian khổ mà Bác Hồ phải chịu đựng để tìm đường cứu nước. D. Bác Hồ thử sức giá rét. Câu 4: (0,5đ) Bác Hồ làm việc trong khoảng thời gian là bao lâu? A. 5 giờ B. 6 giờ C. 7 giờ D. 8 giờ Câu 5: (1đ) Bác Hồ sống ở Pa-ri, thủ đô nước nào? Câu 6: (1đ) Qua câu chuyện trên, em học được điều gì ở Bác? Câu 7: (1đ) Bộ phận được in đậm trong câu: "Bác làm nghề cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống." trả lời cho câu hỏi nào? A. Vì sao? B. Để làm gì? C. Khi nào? D. Ai làm gì?
  3. - Viết đoạn văn ngắn khoảng 5 -7 câu theo yêu cầu của đề bài. Viết đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ: 6đ - Tùy theo mức độ sai sót về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm như sau: + Nội dung: 4 điểm (Viết được đoạn văn ngắn 5 -7 câu). + Diễn đạt: 2 điểm. 7. Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 4 Thời gian: 60 phút A. Kiểm tra Đọc I. ĐỌC HIỂU Đọc thầm bài văn sau: Màu hoa Mùa xuân, cô bé đi vào trong vườn, hoa đào đang nở rợp một màu hồng. Cô gọi: – Đào ơi, sao bạn mang sắc màu đẹp thế? – Tôi cũng giống như màu đôi môi của bạn ấy mà. Đấy, bạn soi gương xem, giống như đúc phải không ? Đôi môi thường cất lên những bài hát líu lo. Đôi môi ấm rực và nở những nụ cười tươi. Mỗi nụ cười toả những tia sáng diệu kì làm ấm lòng người. Đấy, tôi cũng mang màu đôi môi của bạn. Và mùa xuân đến, tôi cũng nở những nụ cười. Tôi với bạn là một mà thôi. Cô bé âu yếm áp nụ cười của mình lên những nụ hoa đào, thầm thì: – Ừ, hai chúng mình là một. Đi tiếp vào trong vườn, cô bé lại gặp không biết bao nhiêu là hoa khác nữa. – Cô bé ơi! Tôi là hoa hồng đỏ đây. – Bông hồng nói. – Tôi là màu của mặt trời sau làn sương sớm. Màu ngọn lửa ấm áp trong nắng mùa đông. Màu của lá cờ phấp phới. Màu những giọt máu chảy trong thân thể bạn Mặt trời chẳng bao giờ mất. Ngọn lửa chẳng bao giờ tắt. Dòng máu chẳng bao giờ ngừng Cô bé ơi, đó là tôi đấy! Cô bé áp bông hồng vào ngực, một ánh sáng từ đó toả bừng trên gương mặt cô. Cô bé đi tiếp vào khu vườn và ngập chìm trong tiêng nói ríu rít của mọi loài hoa. (Nguyễn Phan Hách, Tâm hồn hoa) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1: Hình ảnh nào tả vẻ đáng yêu của hoa đào và cô bé? a. Hoa đào đang nở rợp một màu hồng. b. Cô bé với hoa đào là một mà thôi. c. Hoa đào và đôi môi cô bé đều ấm rực và nở những nụ cười, mỗi nụ cười toả ra những tia sáng diệu kì làm ấm lòng người. Câu 2: Những hình ảnh nào nói lên vẻ đẹp của hoa hồng? a. Có màu của mặt trời sau làn sương sớm chẳng bao giờ mất. b. Có màu của ngọn lửa ấm áp trong nắng mùa đông chẳng bao giờ tắt. c. Ngập chìm trong tiếng nói ríu rít của mọi loài hoa. d. Có màu của dòng máu chảy trong thân thể chẳng bao giờ ngừng. Câu 3: Những câu văn nào cho thấy tình yêu của cô bé với vẻ đẹp của hoa? a. Cô bé âu yếm áp nụ cười của mình lên những nụ hoa đào. b. Cô bé áp bông hồng vào ngực, một ánh sáng từ đó toả bừng trên gương mặt cô.
  4. (Nghiêm Thị Hằng Nga) II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Câu 1: a) Màu của hoa đào như màu đôi môi của người bạn nhỏ. b) Hoa đào nở như nụ cười toả những tia sáng diệu kì. c) Màu của hoa hồng như màu của mặt trời sau làn sương sớm. Câu 2: -b Câu 3: -b Câu 4: Điền dấu câu : (1), (2), (3), (4) : dấu phẩy ; (5) : dấu chấm. B. Kiểm tra Viết Bài 1: Mùa xuân đến, khu vườn khoác lên mình chiếc áo hoa lộng lẫy. Hoa đồng tiền đan thành chuỗi đỏ phía xa, hoa cúc vàng trải thành một vạt nắng, hoa lay-ơn vươn mình thanh cao, trắng muốt, còn hoa đào rạng rỡ khoe sắc hồng. Cánh hoa đào xinh xinh, mỏng manh, thỉnh thoảng chợt rung rinh nhẹ nhàng khi được gió vuốt ve dịu dàng. Những nụ hoa còn non, khum khum xếp cánh lên nhau nhìn như đang chúm chím cười. Thấp thoáng những bông hoa đã nở, cánh hoa hồng tươi như vừa đón nhận nụ hôn của mặt trời rực rỡ. Nhuỵ hoa là những sợi chỉ mảnh màu hồng nhạt được cánh hoa ôm ấp, chở che. Những chiếc lá non tựa chiếc thuyền câu tô điểm thêm sắc xanh trên nền hồng ấm áp. Hoa đào còn là tiếng gọi vui tươi của ngày Tết, rủ muôn ngàn may mắn đến bên mỗi người! (Nghiêm Thị Hằng Nga) Bài 2: Hoa hồng nở quanh năm nhưng đằm thắm hơn cả là khi đất trời vào xuân. Sáng tinh mơ, khi những giọt sương còn rót mật trên lá cũng là thời điểm cánh hoa hồng mềm và mượt nhất. Cánh hoa không mỏng manh như cánh hoa giấy, hoa đào mà dày mịn như một lớp nhung. Màu của hoa rất đỏ và tươi. Dưới ánh nắng mặt trời, hoa hồng hiện lên thật nồng nàn và quyến rũ. Khi hoa chưa nở, nhìn như một bàn tay bé khum khum. Lúc nhựa sống căng tràn cũng là lúc hoa nở bung như nụ cười hồn nhiên của trẻ thơ. Hoa khoe ra nhụy vàng rung rinh và hương thơm ngào ngạt gọi ong bướm nơi nơi về bầu bạn hát mừng. 9. Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 5 Thời gian: 60 phút A. Kiểm tra Đọc I. ĐỌC HIỂU Đọc thầm bài thơ sau: Ngày hội rừng xanh Chim Gõ Kiến nổi mõ Gà Rừng gọi vòng quanh Sáng rồi, đừng ngủ nữa Nào, đi hội rừng xanh! Tre, Trúc thổi nhạc sáo Khe Suối gảy nhạc đàn Cây rủ nhau thay áo Khoác bao màu tươi non. Công dẫn đầu đội múa
  5. a). Nói “Chim Gõ Kiến nổi mõ” vì Gõ Kiến là một loài chim dùng mỏ gõ vào thân cây tim kiến để ăn. A. Gõ Kiến là một loài chim dùng mỏ gõ vào thân cây tìm kiến để ăn. B. một loài chim dùng mỏ gõ vào thân cây tìm kiến để ăn. C. dùng mỏ gõ vào thân cây tìm kiến để ăn. b) Vì Kì Nhông là loài thằn lằn có thể thay đổi màu da nên tác giả đã nói “Kì Nhông diễn ảo thuật, thay đổi hoài màu da”. A. có thể thay đổi màu da. B. Kì Nhông là loài thằn lằn. C. Kì Nhông là loài thằn lằn có thể thay đổi màu da. Câu 4: Điền bộ phận trả lời câu hỏi Vì sao? vào chỗ trống trong những câu sau: a) Vì nên tác giả bài thơ đã nói Gà Rừng gọi vòng quanh để bảo mọi người đừng ngủ nữa, dậy đi hội. b) Tác giả viết “Tre, Trúc thổi nhạc sáo” vì c) Tác giả để cho “Công dẫn đầu đội múa” vì B. Kiểm tra Viết Câu 1: Dựa vào bài thơ, em hãy kể về “Ngày hội rừng xanh”. Câu 2: Hãy viết một đoạn văn kể về một lễ hội ở quê em hoặc một lễ hội mà em biết. 10. Đáp án Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 5 A. Kiểm tra Đọc I. ĐỌC HIỂU Câu 1: Nối a – 2; b – 1; c – 4; d – 5; e – 3 Câu 2: Nối a – 2; b – 3; c – 1 ; d – 5 ; e – 4. Câu 3: c. Câu 4: - Bài tham khảo: Các hình ảnh nhân hoá trong bài thơ “Ngày hội rừng xanh” thật sinh động và thú vị. Em thích nhất là hình ảnh chú Kì Nhông: Kì Nhông diễn ảo thuật Thay đổi hoài màu da Hai câu thơ cho ta thấy Kì Nhông rất tài tình. Chú ta có thể chuyển đổi từ màu da này sang màu da khác. Biết bao nhiêu màu sắc cứ lần lượt nối tiếp nhau hiện lên trên da Kì Nhông, từ lờ mờ rồi rõ nét hẳn. Tài biến hoá của Kì Nhông khiến ai cũng bất ngờ và thích thú. Thật là kì diệu! Kì Nhông chẳng khác nào một ảo thuật gia trong tay có bao nhiêu là phép biến hoá. Tiêt mục của Kì Nhông thật là độc đáo! (Theo Trần Ngọc Thuỷ) II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Câu 1: b; Câu 2: a, b ; Câu 3: a) A ; b) C Câu 4: a) gà cất tiếng gáy báo trời đã sáng b) người ta thường dùng cây tre, cây trúc để làm sáo