Bài tập ôn trong thời gian dịch Toán và Tiếng Việt Khối 2
Chuyện trên đường
Sáng nay, trên đường đi học về, Nam gặp bà cụ đã già, mái tóc bạc phơ, đứng trên hè phố. Có lẽ bà cụ muốn sang đường nhưng không sang được. Dưới lòng đường, xe cộ đi lại nườm nượp.
Nam nhẹ nhàng đến bên cụ và nói:
- Bà cầm tay cháu. Cháu sẽ dắt bà qua đường.
Bà cụ mừng quá, run run cầm lấy tay Nam. Hai bà cháu qua đường. Người, xe bỗng như đi chậm lại để nhường đường cho hai bà cháu.
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu sau:
Câu 1. Trên đường đi học Nam gặp:
A. bà ngoại. B. một bà cụ già. C. nhiều người lái xe.
Câu 2. Bà cụ muốn:
A. tìm nhà người thân. B. đón xe về quê. C. sang bên kia đường.
Câu 3. Bạn Nam có điểm đáng khen là:
A. biết giúp đỡ người già yếu. B. dũng cảm. C. đi học chăm chỉ.
Câu 4: Qua đoạn văn trên em học tập được bạn Nam điều gì?
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 5. Trong câu “Hai bà cháu qua đường.” Bộ phận trả lời cho câu hỏi: làm gì? là:
A. Hai bà cháu B. bà cháu C. qua đường
File đính kèm:
- bai_tap_on_trong_thoi_gian_dich_toan_va_tieng_viet_khoi_2.docx
Nội dung text: Bài tập ôn trong thời gian dịch Toán và Tiếng Việt Khối 2
- Nam nhẹ nhàng đến bên cụ và nói: - Bà cầm tay cháu. Cháu sẽ dắt bà qua đường. Bà cụ mừng quá, run run cầm lấy tay Nam. Hai bà cháu qua đường. Người, xe bỗng như đi chậm lại để nhường đường cho hai bà cháu. Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu sau: Câu 1. Trên đường đi học Nam gặp: A. bà ngoại. B. một bà cụ già. C. nhiều người lái xe. Câu 2. Bà cụ muốn: A. tìm nhà người thân. B. đón xe về quê. C. sang bên kia đường. Câu 3. Bạn Nam có điểm đáng khen là: A. biết giúp đỡ người già yếu. B. dũng cảm. C. đi học chăm chỉ. Câu 4: Qua đoạn văn trên em học tập được bạn Nam điều gì? Câu 5. Trong câu “Hai bà cháu qua đường.” Bộ phận trả lời cho câu hỏi: làm gì? là: A. Hai bà cháu B. bà cháu C. qua đường Câu 6: Gạch chân từ chỉ sự vật trong câu sau: Người, xe bỗng như đi chậm lại để nhường đường cho hai bà cháu. Câu 7: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm trong câu sau: Nam rất tốt bụng. B. Chính tả: Chép đoạn văn sau: Chuyện trên đường Sáng nay, trên đường đi học về, Nam gặp bà cụ đã già, mái tóc bạc phơ, đứng trên hè phố. Có lẽ bà cụ muốn sang đường nhưng không sang được. Dưới lòng đường, xe cộ đi lại nườm nượp. Nam nhẹ nhàng đến bên cụ và nói: - Bà cầm tay cháu. Cháu sẽ dắt bà qua đường. C. Tập làm văn Viết một đoạn văn Miêu tả cảnh mùa hè (4-6 câu). . . . . .
- Ngày đầu vào lớp học mới, tôi đứng rụt rè ở cửa lớp vì e sợ thầy, không quen bạn. Thầy nhìn thấy tôi và hỏi han ân cần. Nhìn ánh mắt trìu mến và cầm bàn tay ấm áp của thầy, tôi bước vào lớp trong sự yên tâm lạ thường. Được thầy dạy dỗ, tôi càng thấy yêu quý thầy hơn. Thầy tận tụy trong từng bài giảng, từng giờ đến lớp. Tôi nhớ đến mùa nước nổi, khắp đường sá, trường học đều đầy nước. Thế mà thầy trò chúng tôi vẫn đến lớp đều đặn, học bì bõm trong nước, thế mà vui đến lạ. Những bài giảng của thầy dường như “đánh thắng” cả mùa nước lũ. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu: Câu 1: Vì sao ngày đầu vào lớp mới, bạn nhỏ lại đứng rụt rè ở cửa lớp? A. Vì áo bạn nhỏ bị ướt. B. Vì chưa quen bạn mới. C. Vì em e sợ thầy giáo, không quen bạn. D. Vì bạn quên bút. Câu 2: Điều gì khiến cho bạn nhỏ cảm thấy yên tâm? A. Tiếng vỗ tay rào rào chào đón của các bạn mới. B. Ánh mắt trìu mến và bàn tay ấm áp của thầy giáo mới. C. Lớp học trông cũng quen thuộc, không có gì khác lạ. D. Mẹ ngồi cuối lớp. Câu 3: Đến mùa nước nổi, khi đường sá, trường học đều đầy nước, thầy trò bạn nhỏ đã làm gì? A. Thầy trò vẫn đến lớp đều đặn, vui vẻ học bì bõm trong nước. B. Thầy trò cùng tát nước để lớp học khỏi bị ngập. C. Thầy trò phải nghỉ ở nhà vì không đến lớp được. D. Các bạn nhỏ được nghỉ học. Câu 4: Những bài giảng của thầy như thế nào? A. Những bài giảng cũ. B. Những bài giảng không hay. C. Những bài giảng khô khan. D. Những bài giảng của thầy “đánh thắng” cả mùa nước lũ. Bài 2. Gạch chân dưới những từ ngữ chỉ đặc điểm có trong câu sau: a. Quyển sách to, dày, những trang giấy bóng loáng, thơm ơi là thơm và đầy những con vật kỳ lạ.
- ĐỀ 3: TIẾNG VIỆT Bài 1. Câu nào thuộc kiểu câu Ai thế nào? a. Kho báu của tôi là những cuốn chuyện bố mang về. b. Quyển chuyện mỏng manh, màu sắc rực rỡ như một bông hoa. c. Tôi kể giấc mơ ấy cho mẹ. d. Những quyển sách ấy mang đến cho tôi bao nhiêu điều kỳ diệu. Bài 2. Bộ phận in đậm trong câu sau trả lời câu hỏi nào? Những trang giấy bóng loáng, thơm ơi là thơm. a. Là gì? b. Làm gì? c. Thế nào? Bài 3. Dùng gạch / tách các câu sau thành 2 phần Ai và thế nào? Mùa xuân xôn xao, rực rỡ. Mùa hè chói chang. Mùa thu hiền dịu. Mùa đông u buồn, lạnh lẽo. Bài 4. Đặt 2 câu theo mẫu Ai thế nào? Thứ bảy ngày 27/2: ĐỀ 4 - TOÁN Bài 1. Tính: 3 x 4 + 37 = 4 x 8 – 9 = 23 + 67 = 75 - 58 = = = = = Bài 2: Tìm x: a) x - 22 = 48 - 16 x + 26 = 81 - 17 Bài 3: Tính: 4 kg x 4 + 4kg = 4 x 8 – 19 = Bài 4: Một cửa hàng buổi sáng bán được 9 thùng rau, mỗi thùng có 4 kg. Hỏi buổi sáng cửa hàng bán được bao nhiêu kg rau? Bài 5: a. Có một số cam, nếu xếp mỗi đĩa 6 quả, xếp được 5 đĩa, hỏi có tất cả bao nhiêu quả cam?
- b- Hoa giấy rải kín mặt sân c- Cây bông giấy trĩu trịt hoa. 4. Câu “Hoa giấy đẹp một cách giản dị.” thuộc kiểu câu nào em đã học? a- Ai là gì? b- Ai làm gì? c- Ai thế nào? II-Chính tả: (Các Con chép lại 1 đoạn bài Hoa giấy vào vở nhé! Từ đầu đến lang thang giữa bầu trời. Chủ nhật ngày 28/2: ĐỀ 5 – TOÁN Trắc nghiệm: Bài 1: Đúng ghi Đ, sai ghi S Câu 1. Tìm x, biết: x + 15 = 48 a) x = 63 b) x = 33 Câu 2. Tìm y, biết: 23 - y = 23 a) y = 0 b) y = 46 Câu 3: Số bé nhất có hai chữ số khác nhau là: a) 98 b) 99 c) 10 Câu 4: Năm nay bố 54 tuổi. Bố hơn Hà 24 tuổi. Vậy 5 năm sau Hà ít hơn bố bao nhiêu tuổi? a) 10 tuổi b) 24 tuổi c) 30 tuổi d) 5 tuổi Bài 2: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng Câu 1: Kết quả của dãy tính 27 + 48 – 35 = A. 40 B. 35 C. 90 D. 38 Câu 2: Tìm x biết x + 25 = 49. giá trị của x là A. x = 74 B. x = 24 C. x = 14 D. x = 25 Câu 3: Số 21 thêm bao nhiêu để được 46? A. 67 B. 25 C. 21 D. 22 Câu 3: Số nào thêm 38 để được 100? A. 72 B. 52 C. 62 D. 138 Câu 4: 50 cm + 5 dm = ? A. 55 cm B. 100 cm C. 55 dm ĐỀ 5– TIẾNG VIỆT Bài 1: Nối tên mùa với đặc điểm của từng mùa trên đất nước ta: mùa xuân nóng bức, có mưa rào