Bài tập Toán Lớp 9 - Hàm số bậc nhất

Bài 1 : Cho hàm số y = (m + 5)x+ 2m – 10   
a) Với giá trị nào của m thì y là hàm số bậc nhất
b) Với giá trị nào của m thì hàm số đồng biến.
c) Tìm m để đồ thị hàm số điqua điểm A(2; 3)
d) Tìm m để đồ thị cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 9.
e) Tìm m để đồ thị đi qua điểm 10 trên trục hoành .
f) Tìm m để đồ thị hàm số song song với đồ thị hàm số y = 2x -1
g) Chứng minh đồ thị hàm số luôn đi qua 1 điểm cố định với mọi m.
h) Tìm m để khoảng cách từ O tới đồ thị hàm số là lớn nhất
Bài 2: Cho đường thẳng  y=2mx +3-m-x   (d) . Xác định m để:
a) Đường thẳng d qua gốc toạ độ 
b) Đường thẳng d song song với đường thẳng 2y- x =5
c) Đường thẳng d tạo với Ox một góc nhọn
d) Đường thẳng d tạo với Ox một góc tù
e) Đường thẳng d cắt Ox tại điểm có hoành độ 2 
f) Đường thẳng d cắt đồ thị Hs y= 2x – 3 tại một điểm có hoành độ là 2
g) Đường thẳng d cắt đồ thị Hs y= -x +7 tại một điểm có tung độ y = 4
h) Đường thẳng d đi qua giao điểm của hai đường thảng 2x -3y=-8 và y= -x+1
doc 4 trang minhvi99 11/03/2023 1760
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Toán Lớp 9 - Hàm số bậc nhất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbai_tap_toan_lop_9_ham_so_bac_nhat.doc

Nội dung text: Bài tập Toán Lớp 9 - Hàm số bậc nhất

  1. f) Tìm m để đồ thị hàm số tạo với trục hoành một góc 30o , 60o g) Tìm m để đồ thị hàm số cắt đường thẳng y = 3x-4 tại một điểm trên 0y h) Tìm m để đồ thị hàm số cắt đường thẳng y = -x-3 tại một điểm trên 0x Bài4 (Đề thi vào lớp 10 tỉnh Hải Dương năm 2000,2001) Cho hàm số y = (m -2)x + m + 3 a)Tìm điều kiện của m để hàm số luôn luôn nghịch biến . b)Tìm điều kiện của m để đồ thị cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng 3. c)Tìm m để đồ thị hàm số y = -x + 2, y = 2x –1 và y = (m - 2)x + m + 3 đồng quy. d)Tìm m để đồ thị hàm số tạo với trục tung và trục hoành một tam giác có diện tích bằng 2 Bài 5 (Đề thi vào lớp 10 tỉnh Hải Dương năm 2004) Trong hệ trục toạ độ Oxy, cho hàm số y = 2x + m (*) 1)Tìm m để đồ thị hàm số (*) đi qua điểm a)A(-1 ; 3) ; b) B( 2 ; -5 2 ) ; c) C(2 ; -1) 2) Xác định m để đồ thị hàm số (*) cắt đồ thị hàm số y = 3x – 2 trong góc phần tư thứ IV 2 2 Bài 6:Cho (d1) y=4mx- ( m+5) ; (d2) y=( 3m +1).x + m -4 a) Tìm m để đồ thị (d1)đi qua M(2;3) b) Cmkhi m thay đổi thì (d1)luôn đi qua một điểm A cố định, (d2) đi qua B cố định. c) Tính khoảng cách AB d)Tìm m để d1 song song với d2 e)Tìm m để d1 cắt d2. Tìm giao điểm khi m=2 Bài 7 Cho hàm số y =f(x) =3x – 4 a)Tìm toạ độ giao điểm của đths với hai trục toạ độ b) Tính f(2) ; f(-1/2); f( 7 24 ) c) Các điểm sau có thuộc đths không? A(1;-1) ;B(-1;1) ;C(2;10) ;D(-2;-10) d)Tìm m để đths đi qua điểm E(m;m2-4) e)Tìm x để hàm số nhận các giá trị : 5 ; -3 g)Tính diện tích , chu vi tam giác mà đths tạo với hai trục toạ độ. h)Tìm điểm thuộc đths có hoành độ là 7 k) Tìm điểm thuộc đths có tung độ là -4 l) Tìm điểm thuộc đths có hoành độ và tung độ bằng nhau m) Tìm điểm thuộc đths cách đều hai trục toạ độ Bài 8 HD:2000-2001 Cho hàm số y = (m – 2)x + m + 3. 1) Tìm điều kiện của m để hàm số luôn nghịch biến. 2) Tìm m để đồ thị của hàm số cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng 3. 3) Tìm m để đồ thị của hàm số trên và các đồ thị của các hàm số y = -x + 2 ; y = 2x – 1 đồng quy. Gợi ý : 1) KQ: m <2
  2. Bài 15 Bắc Giang: 2008-2009 (1 điểm): 1)Hàm số y= -2x +3 đồng biến hay nghịch biến ? 2) Tìm toạ độ các giao điểm của đường thẳng y=-2x+3 với các trục Ox ,Oy. Bài 16 Nam Định 2000-2001: (2 điểm) Trên hệ trục toạ độ Oxy cho các điểm M(2;1), N(5;-1/2) và đường thẳng (d) có phương trình y=ax+b 1. Tìm a và b để đường thẳng (d) đi qua các điểm M và N? 2. Xác định toạ độ giao điểm của đường thẳng MN với các trục Ox và Oy. Bài 17 Nam Định 2003-2004: (2 điểm) Cho đường thẳng d có phương trình y=ax+b. Biết rằng đường thẳng d cắt trục hoành tại điểm có hoành bằng 1 và song song với đường thẳng y=-2x+2003. 1. Tìm a vầ b. 1 y x 2 2. Tìm toạ độ các điểm chung (nếu có) của d và parabol 2 Bài 18 Lê Hồng Phong -Nam Định 1997-1998(2,5 điểm) Cho đường thẳng (d) có phương trình là y=mx-m+1. 1. Chứng tỏ rằng khi m thay đổi thì đường thẳng (d) luôn đi qua một điểm cố định. Tìm điểm cố định ấy. Bài 19 Lê Hồng Phong -Nam Định 2004-2005(3 điểm) Cho các đoạn thẳng: (d1): y=2x+2 (d2): y=-x+2 (d3): y=mx (m là tham số) 1. Tìm toạ độ các giao điểm A, B, C theo thứ tự của (d1) với (d2), (d1) với trục hoành và (d2) với trục hoành. 2. Tìm tất cả các giá trị của m sao cho (d3) cắt cả hai đường thẳng (d1), (d2). 3. Tìm tất cả các giá trị của m sao cho (d3) cắt cả hai tia AB và AC.