Bài tập Toán và Tiếng Việt Khối 3

Lời khuyên của bố

  Con yêu quý của bố!

  Học quả là khó khăn gian khổ. Bố muốn con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khởi. Con hãy nghĩ đến những người thợ, tối tối đến trường sau một ngày lao động vất vả. Cả đến những người lính vừa ở thao trường về là ngồi ngay vào bàn đọc đọc, viết viết. Con hãy nghĩ đến các em nhỏ bị câm hoặc điếc mà vẫn thích đi học ...

  Con hãy tưởng tượng mà xem, nếu phong trào học tập ấy bị ngừng lại thì nhân loại sẽ chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man.

  Hãy can đảm lên, hỡi người chiến sĩ của đạo quân vĩ đại kia! Sách vở của con là vũ khí, lớp học của con là chiến trường! Hãy coi sự ngu dốt là thù địch. Bố tin rằng con luôn luôn cố gắng và sẽ không bao giờ là người lính hèn nhát trên mặt trận đầy gian khổ ấy.

( Theo A-mi-xi )

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Người bố khuyên con nghĩ đến tấm gương học tập của những ai ?

a- Người thợ, người lính ở thao trường, em nhỏ bị câm hoặc điếc

b- Người thợ, người lính ở chiến trường, em nhỏ bị câm hoặc điếc

c- Người thợ, người nông dân trên đồng, em nhỏ bị câm hoặc điếc

2. Người bố đã sử dụng những hình ảnh so sánh nào để nói về việc học tập ?

a- Sách vở là chiến trường, lớp học là vũ khí, sự ngu dốt là thù địch

b- Sách vở là vũ khí, lớp học là thao trường, sự ngu dốt là thù địch

c- Sách vở là vũ khí, lớp học là chiến trường, sự ngu dốt là thù địch

3. Người bố mong con mình là người “chiến sĩ” có những phẩm chất gì ?

a- Can đảm, luôn luôn cố gắng, hăng say và phấn khởi

b- Can đảm, luôn luôn cố gắng, không bao giờ hèn nhát

c- Can đảm, luôn thích đi học, không bao giờ hèn nhát

4. Theo em, vì sao người bố muốn con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khởi ?

a- Vì bố muốn con tự giác, say mê học tập và tinh thần phấn khởi, vui tươi

b- Vì bố muốn con tự giác, say mê học tập và tìm thấy niềm vui trong lao động

c- Vì bố muốn con tự giác, hăng say học tập và phấn khởi với nhiều điểm cao

docx 57 trang minhvi99 07/03/2023 8980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài tập Toán và Tiếng Việt Khối 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_tap_toan_va_tieng_viet_khoi_3.docx

Nội dung text: Bài tập Toán và Tiếng Việt Khối 3

  1. Dấu hai chấm trong dòng thơ cuối có thể thay thế bằng từ so sánh : Bài 4. Em hãy điền dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp và viết hoa những chữ đầu câu cho đúng đoạn sau: Trên những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn các vòm cây quanh năm xanh um đã dần dần chuyển màu lốm đốm như được rắc thêm một lớp bụi phấn hung hung vàng các vườn nhãn vườn vải đang trổ hoa và hai bên ven sông nước êm đềm trong mát không một tấc đất nào bỏ hở ngay dưới lòng sông từ sát mặt nước trở lên những luống ngô đỗ lạc khoai cà chen nhau xanh rờn phủ kín các bãi cát mùa này phơi cạn.
  2. II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn Bài 1. Chép lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống : a) s hoặc x - sản uất / - sơ uất/ - ơ dừa/ - ơ lược/ b) ươn hoặc ương - mãi tr / - tr tới/ - giọt s / -s núi/ Bài 2: Gạch chân các từ dùng nhân hóa trong đoạn văn sau: Cò biết ở sạch. Cò mải mê nhặt ốc ,chui giữa lách với lau . Đôi cánh Cò trắng phau bị lấm đầy bùn đất . Nhưng có biết ở sạch, vội vã bước ra sông, Cò tắm gội sạch bong, lại tung bay trắng toát. Bài 3. Thêm dấu phẩy vào chỗ thích hợp rồi chép lại các câu sau : a) Bạn Ngọc bạn Thủy và bạn Lan đều là học sinh giỏi toàn diện. b) Cả hai chị em trong nhà đều là vận động viên tài năng đầy triển vọng c) Kỉ niệm buổi đầu đi học là kỉ niệm đẹp đẽ trong sáng và đáng nhớ suốt đời. Bài 4. Trong thời gian nghỉ học dài ngày vừa qua, ở nhà em đã làm những công việc gì giúp đỡ ông bà cha mẹ? Hãy kể lại những việc mà em đã làm. a) Em đã làm những công việc gì để phụ giúp ông bà cha mẹ ? b) Khi làm những công việc ấy em cảm thấy có gì thú vị ? c) Trong số những công việc ấy, em thích nhất công việc nào? Vì sao ? d) Kết quả sau khi em làm những công việc ấy là gì ? (HS làm bài vào vở rèn Tiếng Việt)
  3. Đinh Quốc Nguyễn Trường TH Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai a- Người có khả năng đặc biệt khi làm một việc nào đó b- Người có thể làm được một việc đặc biệt khó khăn c- Người có thể làm được một việc hơn hẳn người khác. II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu Bài 1. Điền vào chỗ trống : a) l hoặc n Anh ta leo lên lưng chim. Chim đập cánh ba lần mới lên nổi. b) an hoặc ang Trời nắng chang chang. Tiếng tu hú gần xa ran ran Bài 2. Gạch chân các từ chỉ hoạt động trong đoạn văn sau bằng một gạch, từ chỉ sự vật bằng 2 gạch. Thành trì của giặc lần lượt sụp đổ dưới chân của đoàn quân khởi nghĩa.Tô Định ôm đầu chạy về nước. Đất nước ta sạch bóng quân thù. Hai Bà Trưng trở thành hai vị anh hùng chống ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà. Bài 3. Gạch chân các từ chỉ đặc điểm,tính chất trong đoạn sau: Tiếng hát bay lượn trên mặt suối, tràn qua lớp cây rừng, bùng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối, làm cho lòng người chỉ huy ấm hẳn lên. Bài 4. Đặt câu với mỗi từ sau: Đáp án gợi ý : Em chăm chỉ học tập cho tương lai tươi sáng . Bạn ấy trông nhanh nhẹn và hoạt bát . Bạn Lan rất ham học . Bài 5. Gạch dưới những sự vật được so sánh với nhau trong mỗi câu văn sau : a) Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. ( Vũ Tú Nam ) b) Cây rau khúc rất nhỏ, chỉ bằng một mầm cỏ non mới nhú. ĐỀ 2 I – Bài tập về đọc hiểu Lời của cây
  4. Đinh Quốc Nguyễn Trường TH Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai Bài 2. Gạch dưới các từ ngữ nói về trẻ em ( nhi đồng ) trong “Thư Trung thu” của Bác Hồ gửi các cháu thiếu nhi Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp. ( M : ngoan ngoãn ) Ai yêu các nhi đồng Tuổi nhỏ làm việc nhỏ Bằng Bác Hồ Chí Minh ? Tùy theo sức của mình, Tính các cháu ngoan ngoãn Để tham gia kháng chiến, Mặt các cháu xinh xinh Để giữ gìn hòa bình Mong các cháu cố gắng Các cháu hãy xứng đáng Thi đua học và hành Cháu Bác Hồ Chí Minh. Bài 3. Xác định các bộ phận của mỗi câu dưới đây và viết vào trong bảng : a) Bạn Thanh Mai /là một học sinh xuất sắc của lớp 3A b) Chiếc cặp sách/ là đồ vật vô cùng thân thiết của em. c) Con trâu /là người bạn quý của người nông dân. Ai ( cái gì, con gì ) ? là gì ? a) . . . . b) . . . . c) . . . . Bài 4. Điền các nội dung cần thiết vào chỗ trống để hoàn thành Đơn xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH ngày .tháng .năm . ĐƠN XIN VÀO ĐỘI Kính gửi : - - Em tên là : . Sinh ngày : . Học sinh lớp : Trường : Sau khi tìm hiểu về và học ., em thiết tha mong được . Em làm đơn này để xin được Được vào Đội, em xin hứa: - Chấp hành đúng .
  5. Đinh Quốc Nguyễn Trường TH Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai 3. Vì sao Thanh luôn thấy thanh thản và bình yên khi được trở về với bà ? a- Vì được sống ở khu vườn yên tĩnh và căn nhà có giàn thiên lí mát mẻ b- Vì được sống trong căn nhà rất mát mẻ và được bà che chở cho mình c- Vì được sống ở nơi mát mẻ, hiền lành và được bà yêu thương, săn sóc 4. Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ ý chính của bài văn ? a- Tâm trạng bình yên, thanh thản của Thanh mỗi khi về thăm bà và tình yêu thương, sự chăm sóc ân cần của bà đối với cháu b- Tâm trạng bình yên, thanh thản của Thanh mỗi khi về thăm bà và tình yêu thương sâu nặng của cháu đối với bà kính yêu. c- Tình cảm biết ơn sâu nặng của Thanh đối với người bà yêu quý và tình yêu thương, sự chăm sóc ân cần của bà đối với cháu. II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu Bài 1. Điền vào chỗ trống : a) tr hoặc ch - che chở / - cách trở / . - trơ trụi / - chơ vơ / . b) ăc hoặc oăc - dao sắc / . - dấu ngoặc kép / . - lạ hoắc / - mùi hăng hắc / . Bài 2. Gạch một gạch dưới các hình ảnh so sánh, gạch hai gạch dưới từ ngữ chỉ sự so sánh trong những câu thơ sau, câu văn sau : a) Mặt trời nằm đáy vó Như một chiếc đĩa nhôm Nhấc vó : mặt trời lọt Đáy vó : toàn những tôm. ( Nguyễn Công Dương ) b) Nắng vườn trưa mênh mông Bướm bay như lời hát Con tàu là đất nước Đưa ta tới bến xa c) Thuyền chồm lên hụp xuống như nô giỡn. Sóng đập vào vòi mũi thùm thùm, chiếc thuyền tựa hồ như một tay võ sĩ can trường giơ ức ra chịu đấm, vẫn lao mình tới. ( Bùi Hiển )
  6. Đinh Quốc Nguyễn Trường TH Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai 4. Theo em, dòng nào dưới đây nêu đúng cảm nhận về khổ thơ thứ hai ( “Cỏ bờ đê rất lạ Thoáng tiếng cười đâu đó” ) ? a- Ngày con sắp ra đời, mẹ luôn chiêm bao thấy con, nghe thấy tiếng cười của con. b- Ngày con sắp ra đời, mẹ nhìn cuộc sống xung quanh thấy biết bao điều tốt đẹp. c- Ngày con sắp ra đời, mẹ nhìn cái gì cũng thấy lạ, tiếng cười cứ thấp thoáng đâu đây. II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu Bài 1. Điền vào chỗ trống : a) d hoặc gi, r Tiếng đàn theo gió bay xa, lúc dìu dặt thiết tha, lúc ngân nga réo rắt. b) ân hoặc âng Vua vừa dừng chân, dân trong làng đã dâng lên vua nhiều sản vật để tỏ lòng biết ơn. Bài 2. Ghép các tiếng cô, chú, bác, cháu để có 6 từ chỉ gộp những người trong gia đình ( M : cô chú ) (1) cô chú (2) chú cháu (3) bác cháu (4)cô cháu (5) cô bác (6) chú bác Bài 3. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành các câu theo mẫu Ai là gì? sau đây : a) Mẹ em là một người phụ nữ đảm đang. b) Lớp trưởng lớp em là bạn Thùy Lâm . c) Người dạy dỗ và chăm sóc em rất tận tình từ năm lớp 1 là cô Liễu. Bài 4. Dựa vào bài thơ “Con chả biết được đâu” , em hãy trả lời các câu hỏi sau : a) Mẹ đan tấm áo cho con vào mùa nào ? -> Mẹ đan tấm áo cho con vào mùa xuân b) Nghe tiếng con đạp thầm trong bụng, người mẹ nghĩ đến điều gì ? -> Nghe tiếng con đạp thì thầm trong bụng, người mẹ nghĩ đến bàn chân và con đường tít tắp. c) Cả nhà đều mong em bé lớn lên sẽ đọc bài thơ và biết được những gì ? -> Cả nhà đều mong em bé lớn lên sẽ đọc bài thơ và biết được tình yêu thương và sự quan tâm của cả nhà dành cho em bé.
  7. Đinh Quốc Nguyễn Trường TH Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu Bài 1. Chép lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống : a) l hoặc n - Lúa nếp - lo lắng - Le lói - Lời nói b) en hoặc eng - giấy khen - thổi khèn - cái xẻng - đánh kẻng Bài 2. Gạch một gạch dưới các hình ảnh so sánh, gạch hai gạch dưới từ ngữ chỉ sự so sánh trong những câu thơ sau : a) – Con yêu mẹ bằng trường học Cả ngày con ở đấy thôi Lúc con học, lúc con chơi Là con cũng đều có mẹ. ( Xuân Quỳnh ) b) Con mong mẹ khỏe dần dần Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say Rồi ra đọc sách, cấy cày Mẹ là đất nước, tháng ngày của con . ( Trần Đăng Khoa ) c) Công cha cao hơn núi Nghĩa mẹ dài hơn sông Suốt đời em ghi nhớ Khắc sâu tận đáy lòng. ( Lý Hải Như ) Bài 3. Gạch dưới những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ sau và tìm từ so sánh có thể thay thế cho dấu hai chấm trong dòng thơ cuối ( Viết vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu trả lời ) Em nhặt ốc, hến Em đơm cơm nào, Cơm là cát biển Đũa : nhánh phi lao. ( Lữ Huy Nguyên )
  8. Đinh Quốc Nguyễn Trường TH Sông Nhạn - Cẩm Mỹ - Đồng Nai ĐỀ 6 I – Bài tập về đọc hiểu Người thầy đạo cao đức trọng Ông Chu Văn An đời Trần nổi tiếng là một thầy giáo giỏi, tính tình cứng cỏi, không màng danh lợi. Học trò theo học ông rất đông. Nhiều người đỗ cao và sau này giữ những trọng trách trong triều đình như các ông Phạm Sư Mạnh, Lê Quát vì thế mà vua Trần Minh Tông vời ông ra dạy thái tử học. Đến đời Dụ Tông, vua thích vui chơi, không coi sóc tới việc triều đình, lại tin dùng bọn nịnh thần. Ông nhiều lần can ngăn nhưng vua không nghe. Cuối cùng, ông trả lại mũ áo triều đình, từ quan về làng. Học trò của ông, từ người làm quan to đến người bình thường, khi có dịp tới thăm thầy cũ, ai cũng giữ lễ. Nếu họ có điều gì không phải, ông trách mắng ngay, có khi không cho vào thăm. Khi ông mất đi, mọi người đều thương tiếc. Ông được thờ tại Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long. (Theo Phan Huy Chú ) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng 1. Tính tình thầy giáo Chu Văn An thế nào ? a- Cứng cỏi, không màng danh lợi b- Dạy giỏi, không màng danh lợi c- Cứng cỏi, không màng hư danh 2. Vì sao thầy Chu Văn An trả lại mũ áo triều đình, từ quan về làng ? a- Vì nhiều lần thầy ngăn vua không nên mải vui chơi nhưng vua không nghe b- Vì nhiều lần thầy khuyên nhà vua nhưng vua không nghe c- Vì nhiều lần thầy can ngăn nhà vua nhưng vua không nghe 3. Khi học trò đến thăm, thầy Chu Văn An cư xử với họ ra sao ? a- Nếu có điều gì không phải thì trách mắng ngay rồi cho họ vào thăm b- Nếu có điều gì không phải thì trách mắng ngay, có khi không cho vào thăm c- Nếu có điều gì không phải thì trách phạt ngay, có khi không cho vào thăm 4. Dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa câu chuyện ? a- Ca ngợi người thầy thẳng thắn, ghét bọn nịnh thần b- Ca ngợi người thầy tài giỏi, không ưa danh lợi c- Ca ngợi người thầy tài giỏi, có đạo đức cao quý