Báo cáo Biện pháp nâng cao chất lượng dạy chủ đề gương phẳng trong chương trình Vật lí Lớp 7

BÁO CÁO GỒM NĂM PHẦN

PHẦN I:  ĐẶT VẤN ĐỀ  (Lý do chọn biện pháp)

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

(Nội dung biện pháp)

PHẦN III: TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHẦN IV: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP.

PHẦN V: CAM KẾT

pptx 38 trang minhvi99 06/03/2023 5080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Biện pháp nâng cao chất lượng dạy chủ đề gương phẳng trong chương trình Vật lí Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbao_cao_bien_phap_nang_cao_chat_luong_day_chu_de_guong_phang.pptx

Nội dung text: Báo cáo Biện pháp nâng cao chất lượng dạy chủ đề gương phẳng trong chương trình Vật lí Lớp 7

  1. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ (Lý do chọn biện pháp) - Môn học Vật lý là bộ môn khoa học tự nhiên có ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống. Tuy nhiên việc dạy và học môn Vật lý gặp khá nhiều khó khăn. Bởi môn Vật lý đòi hỏi người học phải tư duy, tưởng tượng, người giáo viên phải hướng dẫn học sinh học tập một cách khoa học, đúng cách mới đem lại kết quả cao. - Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy các em tiếp thu kiến thức một cách thụ động và gặp khó khăn. Đặc biệt trong chương trình Vật lý 7 phần Gương phẳng có nhiều khái niệm trừu tượng, bài tập rộng , khó, thời lượng dành ôn tập ít nên học sinh lúng túng khi giải bài tập. - Câu hỏi đặt ra là: Làm cách nào để học sinh nắm chắc kiến thức và giải quyết được các bài tập về gương phẳng ?. -Để giải quyết câu hỏi này “Biện pháp nâng cao chất lượng dạy chủ đề gương phẳng trong chương trình Vật lý lớp 7” là rất hữu ích giúp học sinh học tốt chủ đề gương phẳng.
  2. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (Nội dung biện pháp) 1.Thực trạng công tác dạy học môn Vật lí và tính cấp thiết. a). Thuận lợi Đa số học sinh ngoan chấp hành khá tốt nội qui nhà trường, được trang bị đầy đủ sách giáo khoa, Vở bài tập, sách bài tập. Cơ sở vật chất đầy đủ, có phòng thực hành Vật lý trang bị tương đối đầy đủ đồ dùng thí nghiệm tạo điều kiện tốt cho việc học tập bộ môn. Bản thân yêu nghề , nhiệt tình, luôn học hỏi nâng cao chuyên môn. b). Khó khăn Thời lượng dành cho việc ôn tập ít, nên khả năng tư duy, nhận dạng, phân loại bài tập của học sinh chưa tốt. Bài tập gương phẳng cần dùng kiến thức hình học để chứng minh, tuy nhiên học sinh mới làm quen hình học nên chưa có kỹ năng Một số học sinh cho môn vật lí là môn phụ , không yêu thích , không chú trọng học
  3. 2.Biện pháp nâng cao chất lượng dạy chủ đề gương phẳng trong chương trình Vật lý lớp 7. 1. Bồi dưỡng tình cảm yêu thích môn Vật Lý. Trong nội dung báo 2. Tích cực sử dụng đồ dùng thí nghiệm. cáo đề cập đến 05 biện pháp đề 3. Lựa chọn các dạng bài tập về gương phẳng từ dễ đến nâng cao khó phù hợp với từng đối tượng học sinh. chất lượng dạy chủ đề 4. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập thường xuyên bằng gương nhiều hình thức. phẳng. 5: Tăng cường công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu.
  4. Ví dụ 1: Kiểm tra bài cũ và đặt vấn đề vào bài mới bằng trò chơi tìm tranh. -Mỗi học sinh trả lời 1 câu hỏi, sau khi trả lời đúng miếng ghép sẽ được mở ra, học sinh dưới lớp đoán bức tranh đó là gì ? trả lời đúng sẽ có thưởng. Khi bức tranh được mở ra giáo viên tạo tình huống vào bài mới. Tại sao lại có bóng trăng ở dưới nước ?
  5. Ví dụ 4: Trò chơi hai nửa trái tim. Luật chơi: Mối nhóm có 10 câu hỏi ( nửa trái tim mầu xanh) và 10 câu trả lời ( nửa trái tim mầu trắng). Các nhóm tìm câu trả lời tương ứng trong thời gian 5 phút, nhóm nào hoàn thành trước sẽ giành chiến thắng.
  6. Học sinh làm thí nghiệm
  7. Các dạng bài tập. A. Bài tập trắc nghiệm khách quan. B. Bài tập tự luận. ( Trong báo cáo này đề cập 6 dạng bài tập ) Dạng 1: Vẽ tia, tính góc theo định luật phản xạ ánh sáng. Dạng 2: Tìm vị trí đặt gương. Dạng 3. Vẽ ảnh tạo bởi gương phẳng. Dạng 4 : Vẽ đường đi của một tia sáng xuất phát từ một điểm cho trước qua gương (hoặc hệ gương) rồi đi qua một điểm cho trước . Dạng 5: Bài tập về cách xác định vùng nhìn thấy ảnh của một điểm sáng, vật sáng qua gương phẳng. Dạng 6: Hệ gồm 2 gương. C. Bài tập thực hành :
  8. B. Bài tập tự luận. Dạng 1: Vẽ tia, tính góc theo định luật phản xạ ánh sáng. Bài tập 1.1: Vẽ một tia sáng SI chiếu lên N một gương phẳng. Góc tạo bởi tia SI với R mặt gương bằng 30o. Hãy vẽ tiếp tia phản i i’ xạ và tính góc phản xạ. Hướng dẫn cách giải Bước 1: Vẽ Pháp tuyến NI (Đường thẳng vuông góc với gương tại điểm tới I) Bước 2 : Tính góc tới i = ? Bước 3: Vẽ tia phản xạ IR ở bên kia pháp tuyến so với tia tới sao cho góc phản xạ bằng góc tới, i’ = i
  9. Dạng 3. Vẽ ảnh tạo bởi gương phẳng. Bài tập 3.1: Cho một điểm sáng S trước gương phẳng M như hình vẽ. Hãy trình bày cách vẽ và vẽ ảnh S’ của điểm S sáng S bằng hai cách. +, Áp dụng tính chất ảnh của một vật tạo bởi H gương phẳng. +, Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng. S’ Hướng dẫn giải. +. Áp dụng tính chất của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng: Vật và ảnh đối xứng nhau qua gương. Bước 1: Kẻ SH vuông góc với gương phẳng, cắt gương tại H . Bước 2: Lấy S’ trên HS ở phía bên kia của gương so với S, sao cho HS’ = HS Vậy S’ là ảnh của S qua gương.
  10. Bài tập 3.2: Cho một vật sáng AB đặt trước một gương phẳng. a. Hãy vẽ ảnh A’B’ tạo bởi gương. b. Biết đầu A và đầu B cách gương lần lượt là 30cm và 50cm. Tính khoảng cách AA’ và BB’. B Hướng dẫn giải: A *Cách vẽ. a. Vẽ ảnh A’B’: + Vẽ AA’ vuông góc với gương tại H sao cho A’H= AH + Vẽ BB’ vuông góc với gương tại K sao cho B’K=BK + Nối A’ với B’ bằng nét đứt ta được ảnh A’B’ của AB. B Vẽ hình: A b. Tính khoảng cách AA’ và BB’: K Theo hình vẽ ta có: AA’= AH+A’H H Mà A’H= AH nên AA’= 2AH. Thay số vào ta được: A’ AA’=2x30=60(cm) B’ Theo hình vẽ ta có: BB’= BK+B’K Mà B’K=BK nên BB’= 2BK Thay số và ta được:BB’=2x50=100(cm)
  11. C. Bài tập thực hành : -Để phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh, bồi dưỡng niềm đam mê với môn Vật lí, làm cho các em thấy kiến thức không chỉ dừng ở trên sách vở mà cần được vận dụng vào cuộc sống để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn . - Dựa trên mục tiêu đó, ngoài bài tập sách giáo khoa, có thể yêu cầu các nhóm học sinh chế tạo một dụng cụ, một đồ chơi có sử dụng gương phẳng.
  12. *Biện pháp 4: Kiểm tra đánh giá kết quả học tập. * Đối với học sinh. Giúp các em tự điều chỉnh hoạt động học tập của mình, biết ưu điểm nhược điểm của mình trong quá trình học. * Đối với giáo viên. • Nắm được mức độ tiến bộ hay sút kém của từng học sinh để có những biện pháp khuyến khích, động viên hay giúp đỡ, bồi dưỡng kịp thời, điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp.
  13. 3. Thực nghiệm sư phạm. b. Kết quả đạt được. Với các biện pháp được trình bày như trên, tôi đã áp dụng cho học sinh khối 7 trường THCS Thị Trấn Phố Mới từ năm học 2019 – 2020 đến nay và thu được kết quả như sau: Số Kết quả Thời Năm học Giỏi Khá Trung bình Yếu điểm tính học sinh SL % SL % SL % SL % Trước 2018- khi 96 18 18.75 60 62.50 15 15.63 3 3.1 2019 áp dụng 2019- 145 35 24.14 97 66.90 12 8.28 1 0.7 Sau khi 2020 áp dụng 2020- 141 41 29.08 91 64.54 9 6.38 0 0 2021
  14. Nhóm Kính vạn hoa Nhóm Kính Tiềm vọng
  15. 4. Kết luận. Sau khi thực hiện biện pháp, số học sinh yêu thích môn Vật lý tăng lên, các em rất hứng thú, sôi nổi khi tới tiết học. Không còn ngại học môn Vật lý, bởi các em đã biết làm bài tập quang hình, giải bài tập theo mục tiêu đề ra và sáng tạo được những sản phẩm dựa trên nền kiến thức đã học. Đồng thời khi thực nghiệm biện pháp, giúp tôi rèn luyện thêm được chuyên môn, nghiệp vụ và tạo mối quan hệ thân thiện, gần gũi với học sinh hơn. Tuy nhiên trong biện pháp không tránh khỏi còn những mặt còn hạn chế vì vậy tôi rất mong đồng nghiệp góp ý kiến để tôi xây dựng biện pháp đạt hiệu quả cao hơn nữa.
  16. PHẦN IV. MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP (Liệt kê và đính kèm các văn bản, báo cáo, số liệu về sự tiến bộ của học sinh) * Kết quả khảo sát học sinh qua bài kiểm tra 15 phút: Kết quả này thu nhận được khi tiến hành khảo sát học sinh vào thời điểm tháng 10 năm 2019 ( khi chưa thực hiện đề tài) và qua bài kiểm tra giữa kỳ năm học 2020-2021 ( khi đã thực hiện đề tài) với tổng số học sinh tham gia khảo sát là 141 em.
  17. TÔI XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN Kính chúc các quý vị đại biểu, các thầy cô giáo mạnh khỏe !