Báo cáo Hướng dẫn học sinh nêu và giải quyết vấn đề trong khi giải bài tập Hóa học

Thực trạng công tác giảng dạy và tính cấp thiết của vấn đề:

Thực tế giảng dạy bộ môn hóa học bậc THCS cho thấy:

- Nhiều học sinh chưa biết cách giải bài tập hóa học. Lí do là vì học sinh chưa nắm vững phương pháp chung đề giải hoặc thiếu kĩ năng tính toán. Khiến phần lớn học sinh khi giải bài tập thường cảm thấy khó khăn lúng túng.

- Học sinh chưa nắm được các định luật, các khái niệm cơ bản, chưa hiểu đầy đủ ý nghĩa định tính, định lượng của kí hiệu, công thức và phương trình hóa học.

- Các kĩ năng như xác định hóa trị, lập công thức hóa học và lập phương trình hóa học còn chậm và yếu.

 

pptx 33 trang minhvi99 06/03/2023 2760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Hướng dẫn học sinh nêu và giải quyết vấn đề trong khi giải bài tập Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbao_cao_huong_dan_hoc_sinh_neu_va_giai_quyet_van_de_trong_kh.pptx

Nội dung text: Báo cáo Hướng dẫn học sinh nêu và giải quyết vấn đề trong khi giải bài tập Hóa học

  1. TÊN BIỆN PHÁP: HƯỚNG DẪN HỌC SINH NÊU VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG KHI GIẢI BÀI TẬP HÓA HỌC GV : Nguyễn Thị Hằng. Đơn vị: THCS Việt Hùng
  2. - Chúng ta đang sống trong thế kỉ 21 với nền kinh tế tri thức đòi hỏi con người muốn tồn tại đề phải học, học suốt đời. Vì thế năng lực học tập của con người phải được nâng lên mạnh mẽ. Trước hết người học phải biết cách học và người dạy biết dạy cách học. - Trong một xã hội đang phát triển mạnh mẽ theo cơ chế thị trường, cạnh tranh gay gắt thì việc phát hiện sớm, giải quyết nhanh, sáng tạo, hợp lí những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn là một năng lực đảm bảo cho sự thành đạt trong học tập và cuộc sống.
  3. PHẦN II : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 1, Thực trạng công tác giảng dạy và tính cấp thiết của vấn đề: a, Thực tế giảng dạy bộ môn hóa học bậc THCS cho thấy: - Nhiều học sinh chưa biết cách giải bài tập hóa học. Lí do là vì học sinh chưa nắm vững phương pháp chung đề giải hoặc thiếu kĩ năng tính toán. Khiến phần lớn học sinh khi giải bài tập thường cảm thấy khó khăn lúng túng. - Học sinh chưa nắm được các định luật, các khái niệm cơ bản, chưa hiểu đầy đủ ý nghĩa định tính, định lượng của kí hiệu, công thức và phương trình hóa học. - Các kĩ năng như xác định hóa trị, lập công thức hóa học và lập phương trình hóa học còn chậm và yếu.
  4. b, Tính cấp thiết của vấn đề: - Mục đích của dạy học “ Nêu và giải quyết vấn đề” không chỉ giúp cho người học có được chi thức mới mà còn thông qua quá trình giải quyết vấn đề rèn cho người học năng lực giải quyết vấn đề, tinh thần sáng taọ tự học. - Dạy học “Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề” là hình thức có hiệu quả để nâng cao tính tích cực của tư duy, đồng thời gắn liền hai mặt kiến thức với tư duy. Tư duy của học sinh thường bắt đầu từ vấn đề mới lạ, đòi hỏi phải được giải quyết. Khi các em có thắc mắc về nhận thức, lúc đó tư duy sẽ mang tính chất tích cực tìm tòi phát hiện và học sinh sẽ có hứng thú ca với vấn đề được nêu ra.
  5. 2, Biện pháp thực hiện: a, Biện pháp 1: Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc phát hiện ra vấn đề trong bài tập hóa học. - Theo các nhà tâm lí học thì con người chỉ tư duy tích cực khi nảy sinh nhu cầu tư duy, tức là đứng trước một khó khăn trong nhận thức, một tình huống có vấn đề. - Những vấn đề trong học tập luôn tồn tại một cách khách quan, nhưng không phải ai hay lúc nào cũng nhận ra nó. Vì vậy khả năng nhận thấy vấn đề là một phẩm chất quan trọng của tư duy sáng tạo. - Bài tập có khả năng rèn luyện cho học sinh năng lực phát hiện vấn đề , từ dó tạo hứng thú trong học tập bởi nó khêu gợi được động cơ học tập của học sinh.
  6. 3, Thực nghiêm sư phạm a, Cách thực hiện: Sau đây là một số ví dụ về các bài tập hóa học vô cơ và hữu cơ được sử dụng khi hướng dẫn học sinh. Bài tập 1: Hòa tan hoàn toàn 23,8 g hỗn hợp gồm một muối cacbonat của kim loại hóa trị I và một muối cacbonat của kim loại hóa trị II bằng dung dịch HCl thấy thoát ra 4,48 lit khí CO2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được là bao nhiêu? A, 26,0 g B, 28,0 g C 26,8 g D, 28,6 g
  7. +) Phát hiện vấn đề: MCO3 + 2 HCl → MCl2 + CO2 + H2O 1 mol 1 mol 1 mol Ta thấy rằng khi chuyển 1 mol muối cacbonat thành 1 mol muối clorua thì khối lượng muối sẽ tăng thêm là: ( M + 2. 35,5) – ( M + 60) = 11 g Và giải phóng 1 mol khí CO2 +) Giải quyết vấn đề Số mol khí CO2 : 4,48 n = = = 0,2 표푙 . 22,4 22,4 Khối lượng muối tăng thêm là: 11. 0,2 = 2,2 g Khói lượng muối thu được sau phản ứng là: 23,8 + 2,2 = 26 g. Đáp án A
  8. Phát hiện vấn đề: Dựa vào bảo toàn số mol nguyên tử ta thấy chỉ có sắt bị biến đổi: - Giải quyết vấn đề: 2 Fe →2 FeCl2 → 2Fe(OH)2 → Fe2O3 . 0,2 02 0,2 0,1. n Fe2O3 = n Fe2O3 (bđ) + n Fe2O3 (mới) m Fe2O3 = (0,1 + 0,1) .160 = 32 g Bài tập 3: Để khử hoàn toàn 16,7 g hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 cần dùng vừa đủ 2,24 lít khí CO (đktc). Hãy tính khối lượng sắt thu được sau phản ứng.
  9. - Phát hiện vấn đề: số mol nguyên tử O bị khử khỏi oxit bằng với số mol CO tham gia - Giải quyết vấn đề: Đặt công thức chung của các oxit sắt là: FexOy Pt: FexOy + y CO → x Fe + y CO2 . 2,24 số mol CO: n = = = 0,1 mol 22,4 22,4 nO = nCO = 0,1 mol → m Fe = m hh – mO = 16,7 – 0,1.16 = 16 g
  10. Phát hiện vấn đề: 푛 푆 2 0,005 = = 0,714 < 1 p/ư tạo muối CaSO . 푛 2 0,007 3 - Giải quyết vấn đề: CO2 phản ứng với Ca(OH)2 có thể xảy ra các phản ứng sau: SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O 1 1 2SO2 + Ca(OH)2 → Ca(HSO3 )2 2 1 Trong trường hợp tổng quát: 푛 푆 2 푛 푆 2 +) Nếu ≤ 1 p/ư tạo muối CaSO . ( Nếu < 1 thì Ca(OH) dư) 푛 2 3 푛 2 2 푛 푆 2 +) Nếu ≥ 2 p/ư tạo muối Ca(HSO ) . 푛 2 3 2 푛 푆 2 +) Nếu 1 < < 2 p/ư tạo ra cả 2 muối. Ta có thể xét các phản ứng như 푛 2 sau: SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O b ← b mol → b SO2 + CaSO3 + H2O → Ca(HSO3 )2 (a- b) → (a- b) → (a- b) Muối thu được: CaSO3 : (2b - a) mol Ca(HSO3 )2 : (a- b) mol
  11. Giải quyết vấn đề: Cu + 2 AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2 Ag x mol 2. x mol mkl tăng = ( 216 – 64) . x = 1,52 → x = 0,01 mol 0,01 C = = 0,5 . M AgNO3 0,02 Trong trường hợp tổng quát: mkl tăng = m kl gp – mkl tg mkl giảm = m kl tg – mkl gp Bài tập 9: Để trung hòa một dung dịch chứa : 0,1 mol NaOH và 0,15 mol Ba(OH)2 cần dùng vừa đủ bao nhiêu ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm HCl 0,1 M và H2SO4 0,05 M
  12. Bài tập 10: Cho 4,64 g gam hỗn hợp FeO, Fe2O3 và Fe3O4 ( trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3) tác dụng vừa đủ với V ml dung dich HCl 1 M. Tính V? Phát hiện vấn đề: Fe3O4 chính là hỗn hợp của FeO, Fe2O3 Mà n FeO = n Fe2O3 nên ta có thể coi như hỗn hợp chỉ chứa Fe3O4 . 4,64 Giải quyết vấn đề: n Fe O = = = 0,02 표푙. 3 4 232 PTHH: Fe3O4 + 8 HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4 H2O Mol: 0,02 0,16 0,02 0,04 푛 0,16 V = = dd HCl 1 = 0,16 푙푖푡 = 160 푙
  13. Bài tập 13: Khi đốt cháy hoàn toàn 1 thể tích khí hiđro cacbon X thấy thoát ra 1 thể tích khí cacbonic? Hiđro cacbon đó là hiđro cacbon nào sau đây? A, C6H6 B, C2H2 C, C2H4 D. CH4 . Phát hiện vấn đề: Khi đốt cháy hoàn toàn 1 thể tích khí hiđro cacbon X thấy thoát ra 1 thể tích khí cacbonic → số nguyên tử C trong CO2 bằng số nguyên tử C trong X. Giải quyết vấn đề: Trong số các hiđro cacbon chỉ có CH4 có V CO2 = Vx CH4 + 2 O2 → CO2 + 2 H2O . 1 V 1 V Đáp án: D.
  14. STT Nội dung Không Bình Đồng ý Rất đồng ý thường đồng ý 1. Em có khả năng học tập tốt môn 8 18 20 10 Hóa học. 2. GV quan tâm đến sự tiến bộ trong 6 20 18 12 học tập của em. 3. Hóa học là một môn phụ, không 6 10 35 5 quan trọng, không cần dành nhiều thời gian học tập. 4. Em không thích các giờ học hóa 25 10 13 8 học. Đặc biệt là giờ bài tập. 5. Việc giải các bài tập hóa học giúp 20 15 15 6 em nâng cao khả năng tư duy, chủ động tìm ra vấn đề.
  15. Qua kết quả phiếu điều tra tôi nhận thấy: +) Thái độ học tập của học sinh có chuyển biến tích cực, thể hiện thông qua khí thế học tập sôi nổi. Các em chủ động làm hết các bài tập trong SGK, sách tham khảo. +) Học sinh chủ động trao đổi thảo luận tìm ra vấn đề, tự đề suất các hướng giải quyết vấn đề, từ đó rút ra kết luận về vấn đề nêu ra. +) Học sinh có khả năng tu duy sáng tạo, hứng thú say mê trong học tập. Chủ động tự giác tìm tòi kiến thức và giải quyết các bài tập được giao. +) Kết quả cuối năm: tỉ lệ học sinh đạt trung bình trở lên đạt 87,8 % tăng hơn so với năm học trước.
  16. Trên đây là những suy nghĩ, những kinh nghiệm mà tôi rút ra được trong qua trình làm công tác giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi. Việc tổng kết kinh nghiêm này chắc chắn còn nhiều vấn đề cần bổ sung, góp ý. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý giá của các cấp lãnh đạo và quý đồng nghiệp. 5. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT. a) Đối với tổ, nhóm chuyên môn: - Giáo viên cần cập nhật thường xuyên kiến thức chuyên môn, tìm ra phương pháp tối ưu hướng dẫn học giải bài tập hóa học. - Tăng cường trao đổi học hỏi kinh nghiệm giảng dạy của đồng nghiệp thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn cụm, và các phương tiện thông tin khác, v.v .