Báo cáo Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi

Với biện pháp tạo môi trường học tập để kích thích trẻ tham gia hoạt động âm nhạc.

Khi thực hiện các hoạt động âm nhạc mà trọng tâm là dạy múa minh họa thường tổ chức ở phòng âm nhạc để trẻ có thể tự mình soi gương và chỉnh sửa các động tác, kích thích trẻ hoạt động tích cực hơn.

Luôn thay đổi hình thức tổ chức hoạt động học nhẹ nhàng, linh hoạt

Chủ đề Bản Thân, dạy bài hát  “Cái Mũi” tôi thực nghiệm vào ngày 16/10/2020 tôi thay đổi hình thức vào bài là đóng chú Hề đến từ Rạp Xiếc  để lấy sự hứng thú của trẻ và cho trẻ tham gia biểu diễn văn nghệ cùng chú hề, đã được các bạn nhỏ rất yêu thích.

Sử dụng các loại nhạc cụ âm nhạc và trang phục gây hứng thú cho trẻ

Chủ đề “Trường mầm non”, với đề tài hát kết hợp vận động bài “Vui đến trường” thực nghiệm vào ngày 11/9/2020 tôi gợi ý trẻ sử dụng trống lắc, phách, sử dụng các dụng cụ âm nhạc thu hút sự chú ý của trẻ bằng các loại lon, thùng thiếc, thùng giấy chứa các loại đá,... và cho trẻ mặc các bộ trang phục do cô tự làm bằng giấy, dạ, vải. Kết quả tôi thấy trẻ rất hứng thú, có ý thức,  tích cực tham gia hoạt động, đạt được những yêu cầu của bài soạn.

pptx 23 trang minhvi99 06/03/2023 5580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbao_cao_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_am_nh.pptx

Nội dung text: Báo cáo Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi

  1. BÀI THUYẾT TRÌNH GỒM 4 PHẦN PHẦN 3: MINH PHẦN 2: PHẦN 1: CHỨNG VỀ PHẦN 4: GIẢI QUYẾT ĐẶT VẤN ĐỀ HIỆU QUẢ CAM KẾT VẤN ĐỀ CỦA BIỆN PHÁP
  2. PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Thực trạng của vấn đề
  3. Phụ huynh địa phương còn chưa nhận thức Đa số trẻ chưa qua đúng về tầm quan lớp nhà trẻ nên thời trọng trong việc giáo gian đầu trẻ còn bỡ dục trẻ ở lứa tuổi mầm ngỡ quấy khóc, non nên chưa thực sự chưa có nề nếp thói quan tâm tới việc học quen tham gia các Hạn tập và các hoạt động hoạt động. của các con tại trường chế mầm non. Do đặc điểm tâm sinh Đa số trẻ cảm thụ âm lý của trẻ:ngôn ngữ Trẻ hát chưa đúng nhạc còn hạn chế, nên chưa hoàn thiện và giai điệu, hát không việc truyền thụ âm phát triển vì vậy trẻ rõ lời hoặc hát sai nhạc cho trẻ còn gặp phát âm một số âm lời. nhiều khó khăn. sắc con khó khăn và chưa chuẩn lắm.
  4. Biện pháp 1: Tạo Biện pháp 6: Tổ môi trường học tập chức tốt một số trò để kích thích trẻ chơi phục vụ âm tham gia hoạt động nhạc âm nhạc. Biện pháp 5: Tổ Biện pháp 2: Luôn chức tốt hoạt động thay đổi hình thức BIỆN âm nhạc cho trẻ tổ chức hoạt động PHÁP trong ngày hội, nhẹ nhàng, linh ngày lễ. hoạt Biện pháp 3: Sử dụng các loại nhạc Biện pháp 4: Kết cụ âm nhạc và hợp âm nhạc vào trang phục gây trong các hoạt hứng thú cho trẻ động
  5. Tại góc âm nhạc,tôi trang trí đồ dùng đồ chơi hấp dẫn phù hợp chủ đề.
  6. Sử dụng các loại nhạc cụ âm nhạc và trang phục gây hứng thú cho trẻ Chủ đề “Trường mầm non”, với đề tài hát kết hợp vận động bài “Vui đến trường” thực nghiệm vào ngày 11/9/2020 tôi gợi ý trẻ sử dụng trống lắc, phách, sử dụng các dụng cụ âm nhạc thu hút sự chú ý của trẻ bằng các loại lon, thùng thiếc, thùng giấy chứa các loại đá, và cho trẻ mặc các bộ trang phục do cô tự làm bằng giấy, dạ, vải. Kết quả tôi thấy trẻ rất hứng thú, có ý thức, tích cực tham gia hoạt động, đạt được những yêu cầu của bài soạn.
  7. - Chủ đề “Trường mầm non” dạy trẻ gõ đệm theo tiết tấu chậm bài “Tập đếm” thực nghiệm vào ngày 18/9/2020 tôi tích hợp hình thành các biểu tượng toán bằng cách đếm ngón tay, đếm số dụng cụ âm nhạc trẻ vô cùng hào hứng Tôi tổ chức thực nghiệm ngày 29/10/2020 trong hoạt động tạo hình “nặn quả”, sau khi trẻ trưng bày và nhận xét sản phẩm, tôi cho trẻ hát kết hợp với vận động minh hoạ trên nền nhạc bài hát “Qủa”,giúp trẻ củng cố khắc sâu hơn bài đã học.
  8. Tổ chức tốt hoạt động âm nhạc cho trẻ trong ngày hội, ngày lễ. + Ví dụ: Trong ngày Tết Trung Thu tôi cho trẻ hát, vận động bài “Chiếc đèn ông sao”, cho trẻ trò chuyện, hát cùng chị Hằng, chú Cuội để cho trẻ hiểu được ý nghĩa, không khí của ngày Tết Trung Thu. Khi biểu diễn tôi nhận thấy ở trẻ rất hào hứng, tự tin, có ý thức trong khi biểu diễn.
  9. Với trò chơi “Ô cửa bí mật” tôi chuẩn bị các loại đồ dùng, đồ chơi phù hợp theo từng chủ đề ở phía sau những ô cửa, thùng các-tông sơn màu để làm ô cửa Trò chơi giúp trẻ được ôn luyện các bài hát, tạo cho trẻ mạnh dạn lên biểu diễn và mong muốn được khám phá những bí mật bên trong những ô cửa
  10. 4. Kết luận: - Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật hết sức gần gủi với trẻ, là một hoạt động trẻ yêu thích, là nguồn hứng thú mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật và nó còn là phương tiện thiết thực để tổ chức các hoạt động giáo dục khác. Vì vậy sau khi thực hiện các biện pháp trên tại lớp mình, tôi thấy giờ hoạt đông âm nhạc của lớp tôi đạt kết quả tốt hơn, sinh động thoải mái, trẻ hứng thú học và tích cực hơn. Cô và trẻ gần gũi nhau hơn, trẻ của lớp mạnh dạn và tự tin hơn trước rất nhiều. Nhiều bạn trước đây rất ít ca hát nhưng giờ đã tiến bộ rõ rệt, trẻ thích tham gia vào các chương trình văn nghệ của lớp và biểu diễn rất tự tin, mạnh dạn.
  11. PHẦN 3: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP Trước thực Sau thực Phân loại khả năng Tổng nghiệm nghiệm số trẻ Trẻ đạt % Trẻ đạt % Trẻ hứng thú tham gia hoạt 24 12 50 23 96 động âm nhạc Trẻ mạnh dạn, tự tin tham 24 12 50 22 92 gia biểu diễn Trẻ hát đúng lời bài hát 24 11 46 22 92 Trẻ cảm thụ được âm nhạc 24 9 38 22 92