Báo cáo Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi

Thực trạng việc tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi

  - Năm học 2020-2021, được sự phân công của nhà trường tôi phụ trách lớp mẫu giáo bé 3-4 tuổi. Trong quá trình thực hiện hoạt động âm nhạc cho trẻ thì tôi thấy có những ưu điểm như sau:

a, Ưu điểm

- Lớp được trang bị khá đầy đủ các thiết bị, đồ dùng phương tiện, phù hợp với từng độ tuổi của trẻ.

- Ban giám hiệu nhà trường luôn đi sâu đi sát, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên có đủ phương tiện để chăm sóc giáo dục trẻ.

- Lớp có 2 giáo viên, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, yêu âm nhạc.

b, Hạn chế 

Bên cạnh những ưu điểm tôi còn nhận thấy một số hạn chế như :

- Đa số trẻ chưa qua lớp nhà trẻ nên thời gian đầu trẻ còn bỡ ngỡ quấy khóc, chưa có nề nếp thói quen tham gia các hoạt động.

- Số trẻ cảm thụ âm nhạc còn hạn chế, nên việc truyền thụ âm nhạc cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn.

- Trẻ hát chưa đúng giai điệu, hát không rõ lời hoặc hát sai lời.

- Do đặc điểm tâm sinh lý của trẻ: ngôn ngữ của trẻ chưa hoàn thiện và phát triển vì vậy trẻ phát âm một số âm sắc con khó khăn và chưa chuẩn lắm.

- Phụ huynh địa phương còn chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng trong việc giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non nên chưa thực sự quan tâm tới việc học tập và các hoạt động của các con tại trường mầm non.

docx 11 trang minhvi99 06/03/2023 4620
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbao_cao_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_to_chuc_hoat_do.docx

Nội dung text: Báo cáo Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi

  1. - Với những thuận lợi và khó khăn trên, để tổ chức tốt hoạt động âm nhạc cho trẻ có hiệu quả, bản thân tôi thực hiện biện pháp “nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi” a.Biện pháp 1: Tạo môi trường học tập để kích thích trẻ tham gia hoạt động âm nhạc. - Giáo dục âm nhạc là hoạt động nghệ thuật được trẻ mẫu giáo rất yêu thích. Để tiến hành hoạt động âm nhạc việc tạo ra môi trường âm nhạc là rất cần thiết. Vì vậy, tôi luôn tận dụng diện tích phòng học, phòng âm nhạc và chú ý bố trí sắp xếp các học cụ, đội hình để tạo môi trường hoạt động thoải mái cho trẻ. b.Biện pháp 2: Luôn thay đổi hình thức tổ chức hoạt động nhẹ nhàng, linh hoạt - Đặc điểm tâm lý của trẻ 3-4 tuổi khả năng chú ý, ghi nhớ chưa cao, dễ chịu ảnh hưởng tác động từ bên ngoài, (ngồi không ngay ngắn trong khi học, mất trật tự, không kiềm chế các hoạt động cá nhân). Từ đó, tôi đã nghiên cứu tài liệu tìm cách vào bài sinh động để thu hút sự chú ý của trẻ bằng các hình thức khác nhau, tổ chức các hoạt động đa dạng dựa vào hoạt động trọng tâm. c.Biện pháp 3: Sử dụng các loại nhạc cụ âm nhạc và trang phục gây hứng thú cho trẻ - Âm nhạc có tính giáo dục nghệ thuật sâu sắc. Vì vậy việc sớm hình thành tư duy trực quan và kích thích những yếu tố ban đầu là rất cần thiết. Vì vậy để thu hút sự chú ý của trẻ tôi đã sử dụng các dụng cụ âm nhạc , sưu tầm các thể loại băng nhạc, các loại nhạc cụ dân tộc, làm trang phục biểu diễn cho trẻ. Tất cả những đồ dùng, đồ chơi trên đều phải ở trạng thái mở, trẻ dễ dàng lấy và sử dụng. d. Biện pháp 4: Kết hợp âm nhạc vào trong các hoạt động - Tôi đã thiết kế giáo án kết hợp âm nhạc vào các hoạt động như giờ đón- trả trẻ, tích hợp âm nhạc vào trong các hoạt động học, chơi ngoài trời, trong giờ hoạt động chiều. e. Biện pháp 5: Tổ chức tốt hoạt động âm nhạc cho trẻ trong ngày hội, ngày lễ. - Vào những ngày lễ: Ngày 20/11, Tết trung thu, Noel, Tết Nguyên Đán, ngày 8/3 tôi cố gắng nghiên cứu và sử dụng các hình thức tổ chức riêng nhằm lôi cuốn, hấp dẫn trẻ tích cực tham gia hoạt động. f. Biện pháp 6: Tổ chức tốt một số trò chơi phục vụ âm nhạc - Trò chơi âm nhạc có vai trò quan trọng giúp trẻ luyện tai nghe nhạc, củng cố ca hát, phát triển năng khiếu âm nhạc. Mỗi loại trò chơi đều có ý nghĩa giúp trẻ phát triển trí tuệ, tạo cho trẻ có những phản xạ nhanh, nhạy, có tác dụng trong việc củng cố và tiếp thu những nội dung giáo dục. Chính vì vậy tôi đã tìm 2
  2. - Tuổi mẫu giáo là lứa tuổi “Học mà chơi, chơi mà học”do đó phải sử dụng nhiều biện pháp, thủ thuật trong giờ học để gây hứng thú và sự tập trung của trẻ. Cũng vì thế mà giờ học mang tính tổng hợp. Vận động theo nhạc có thể tích hợp nhẹ nhàng được vào một số giờ học khác hoặc tích hợp các môn học khác vào vận động. - Chủ đề “Trường mầm non” dạy trẻ gõ đệm theo tiết tấu chậm bài “Tập đếm” thực nghiệm vào ngày 18/9/2020 tôi tích hợp hình thành các biểu tượng toán bằng cách đếm ngón tay, đếm số dụng cụ âm nhạc trẻ vô cùng hào hứng Tôi tổ chức thực nghiệm ngày 29/10/2020 trong hoạt động tạo hình “nặn quả”, sau khi trẻ trưng bày và nhận xét sản phẩm, tôi cho trẻ hát kết hợp với vận động minh hoạ trên nền nhạc bài hát “Qủa”,giúp trẻ củng cố khắc sâu hơn bài đã học. - Trong khi cho trẻ hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ vận động theo nhạc nhằm tạo cho trẻ sự mềm dẻo, nhịp nhàng, kích thích óc sáng tạo và giúp trẻ hiểu biết hơn về thế giới xung quanh. - Tôi thực nghiệm ngày 2/11/2020,cho trẻ quan sát và đàm thoại về ngôi nhà xong, tôi cho trẻ đứng đội hình vòng tròn để múa hát bài “Nhà của tôi”. - Vào hoạt động chiều, từ đầu năm học tôi đã tổ chức cho trẻ hoạt động âm nhạc theo ý thích, trẻ hát, múa, gõ đệm theo bài hát, tôi khuyến khích cả lớp cùng tham gia. Đây là cơ hội để trẻ học hỏi lẫn nhau, chia sẻ cảm xúc và cùng hợp tác biểu diễn. Như vậy, ở trường từ lúc đến trường đến khi cha mẹ đến đón, âm nhạc luôn xuất hiện bên trẻ tạo không khí tươi mát,vui vẻ.Và thông qua âm nhạc tôi thấy ở trẻ sự tìm tòi,khám phá tích cực, tinh thần đoàn kết. * Biện pháp 5: Tổ chức tốt hoạt động âm nhạc cho trẻ trong ngày hội - Tôi đặc biệt chú ý đến các ngày lễ hội: Ngày 20/10, ngày Tết Trung Thu, Noel, Tết Nguyên Đán, ngày 8/3, sinh nhật tháng của trẻ . với mỗi ngày hội chúng tôi cố gắng sử dụng một hình thức tổ chức riêng như tổ chức trong lớp, dưới sân trường hay ngoài công viên nhằm lôi cuốn hấp dẫn trẻ tích cực tham gia hoạt động biểu diễn văn nghệ hiểu được ý nghĩa hoạt động âm nhạc trong ngày hội, ngày lễ. - Trong ngày Tết Trung Thu tôi cho trẻ hát, vận động bài “Chiếc đèn ông sao”, cho trẻ trò chuyện, hát cùng chị Hằng, chú Cuội để cho trẻ hiểu được ý nghĩa, không khí của ngày Tết Trung Thu. Khi biểu diễn tôi nhận thấy ở trẻ rất hào hứng, tự tin, có ý thức trong khi biểu diễn. * Biện pháp 6: Tổ chức tốt một số trò chơi phục vụ âm nhạc . - Đối với trẻ thơ, được hoạt động với âm nhạc thông qua các trò chơi là một biện pháp hữu hiệu nhất. Tôi đã tìm tòi và sử dụng một số trò chơi ví dụ như: 4
  3. * Đối với lãnh đạo nhà trường: - Cần tạo điều kiện cho chị em học hỏi thêm ở các trường bạn như: Sinh hoạt chuyên đề, dự giờ góp ý. -Tổ chức các chuyên đề, tổ chức hội giảng, các lần sinh hoạt chuyên đề, thường xuyên tổ chức kỷ niệm các ngày hội, ngày lễ cho học sinh được tham gia để phát huy được năng khiếu ở trẻ. - Bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên và trẻ hoạt động. - Mua sắm thêm các nguồn tài liệu, sách báo, tạp chí để giáo viên có thể tham khảo, học tập, trau dồi thêm kiến thức và áp dụng. * Đối với phòng giáo dục: - Cần tăng cường hơn nữa các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng âm nhạc, PHẦN III: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP Trước thực Sau Phân loại khả năng Tổng nghiệm thực nghiệm số trẻ Trẻ đạt % Trẻ đạt % Trẻ hứng thú tham gia 24 12 50 23 96 hoạt động âm nhạc Trẻ mạnh dạn, tự tin 24 12 50 22 92 tham gia biểu diễn Trẻ hát đúng lời bài hát 24 11 46 22 92 Trẻ cảm thụ được âm 24 9 38 22 92 nhạc 6
  4. Biện pháp 3 Biện pháp 4 8
  5. PHẦN IV: CAM KẾT Tôi xin cam kết sáng kiến nàykhông sao chép hay vi phạm bản quyền của người khác. Tất cả các biện pháp đã triển khai thực hiện và minh chứng sự tiến bộ của trẻ là trung thực. Trên đây là một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ 3-4 tuổi tại trường mầm non Yên Giả mà tôi đã triển khai thực hiện và thu hoạch được kết quả rất tốt. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của của ban giám khảo để đề tài này được hoàn thiện hơn, thực hiện tốt hơn trong những năm học tiếp theo. Yên Giả, ngày 4 tháng 11 năm 2020 GIÁO VIÊN Đánh giá nhận xét của tổ/ nhóm chuyên môn TỔ/NHÓM TRƯỞNG CHUYÊN MÔN (Ký và ghi rõ họ tên) 10