Bộ đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 (Có đáp án)
Trắc nghiệm (2 điểm): Chọn đáp án đúng nhất.
Câu 1. Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 2. Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Thứ nhất
B. Thứ ba
C. Thứ hai
D. Cả A và B
Câu 3. Câu văn “Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Douglas ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không đuợc xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo’’có bao nhiêu từ láy?
A. Một từ
B. Hai từ
C. Ba từ
D. Bốn từ
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
bo_de_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_6_co_dap_an.doc
Nội dung text: Bộ đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 (Có đáp án)
- – Giới thiệu diễn biến của lễ hội theo trình tự thời gian. Thường lễ hội có hai phần: phần lễ và phần hội. – Đánh giá về ý nghĩa lễ hội. 0,5 Kết bài Cảm nghĩ về lễ hội. đ PHÒNG GDĐT XUÂN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC TRƯỜNG KỲ II TRƯỜNG THCS XUÂN NĂM HỌC 2021 – 2022 TRUNG Môn: Ngữ văn – lớp 6 THCS Phần I : Đọc hiểu (5 điểm ) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm - Lê Lợi - bấy giừo đã làm vua - cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ tả Vọng.Nhân dịp đó , Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần . Khi thuyền tiến ra giữa hồ , tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước . Theo lệnh vua , thuyền đi chậm lại . Đứng ở mạn thuyền , vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên mình tự nhiên đọng đậy . Con Rùa Vàng không sợ người , nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua . Nó đứng nổi trên mặt nước và nói : “ Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân. Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng . Nhanh như cắt , rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước . Gươm và rùa đã chìm dưới đáy nước , người ta vẫn còn thấy vật gì đó sáng le lói dưới mặt hồ xanh. Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. (Trích Sự tích Hồ Gươm) Câu 1: (2 điểm) Trắc nghiệm Chọn phương án trả lời đúng nhất và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào tờ giấy làm bài. 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là gì? A. Miêu tả B. Tự sự C. Biểu cảm D. Nghị luận 2. Nội dung của đoạn trích trên là: A. Lê Thận nhặt được lưỡi gươm của Long Quân. B. Lê Lợi nhặt được chuôi gươm của Long Quân. C. Lê Lợi dùng gươm của Long Quân đánh giặc. D. Long Quân đòi gươm và Lê Lợi trả gươm. 3. Trong các từ sau, từ nào là từ láy? A. gươm giáo B. mỏi mệt C. che chở D. le lói. 4. Trong câu “người ta vẫn còn thấy một vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh” từ “le lói” được dùng với nghĩa nào? A. Ánh sáng mạnh, chói chang B. Ánh sáng nhỏ nhưng mạnh C. Ánh sáng nhỏ, yếu D. Ánh sáng dịu, ưa nhìn. 5. Tìm cụm động từ trong các cụm từ sau? A. nhanh như cắt B. nổi trên mặt nước C. một năm sau D. lưỡi gươm thần 6. Dòng nào dưới đây là cụm danh từ? A. đã chìm dưới đáy nước B. đi chậm lại C. tiến ra giữa hồ D. một con rùa lớn 7. Con vật nào thay cho Long Quân nhận lại gươm thần? A. Rùa vàngB. Đại bàng C. Mãng xà D. Con rồng 8. Hành động trả gươm của Lê Lợi trong truyện thể hiện điều gì? A. Khát vọng hòa bình, yên ổn của dân tộc ta.
- 2. Thân bài (3 điểm) - Kể lại chi tiết câu chuyện theo một trình tự hợp lí + Sự việc mở đầu. + Sự việc phát triển + Sự việc cao trào. + Sự việc kết thúc. 3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện.(0,25 đ) PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II TẠO HUYỆN XUÂN TRƯỜNG Năm học 2021-2022 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 Phần I: Đọc – hiểu (5,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: [ ] Không khí quả là quý giá đối với người da đỏ, bởi lẽ bầu không khí này là của chung, muông thú, cây cối và con người cùng nhau hít thở. Người da trắng cùng chia sẻ hít thở bầu không khí đó. Nhưng hình như người da trắng chẳng để ý gì đến nó. Nếu chúng tôi bán cho Ngài mảnh đất này, Ngài phải nhớ rằng không khí đối với chúng tôi là vô cùng quý giá và phải chia sẻ linh hồn với tất cả cuộc sống mà không khí ban cho. Ngọn gió mang lại hơi thở đầu tiên của cha ông chúng tôi và cũng nhận lại hơi thở cuối cùng của họ. Nếu có bán cho Ngài mảnh đất này, Ngài phải giữ gìn và làm cho nó thành một nơi thiêng liêng cho ngay cả người da trắng cũng có thể thưởng thức được những làn gió thấm đượm hương hoa đồng cỏ (Trính Bức thư của thủ lĩnh da đỏ) Câu 1: Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào tờ giấy làm bài. (2,0 điểm) 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản: A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Thuyết minh 2. Xét về từ loại, từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại: A. Chia sẻ B. Không khí C. Cây cối D. Muông thú 3. Có mấy cụm danh từ trong câu: “Không khí quả là quý giá đối với người da đỏ, bởi lẽ bầu không khí này là của chung, muông thú, cây cối và con người cùng nhau hít thở”. A. 1 cụm danh từ B. 2 cụm danh từ C. 3 cụm danh từ D. 4 cụm danh từ 4. Cụm từ: “Vô cùng quý giá” là? A. Cụm động từ B. Cụm tính từ 5. Có mấy cụm động từ trong câu: “Ngọn gió mang lại hơi thở đầu tiên của cha ông chúng tôi và cũng nhận lại hơi thở cuối cùng của họ” A. 1 cụm động từ B. 2 cụm động từ C. 3 cụm động từ D. 4 cụm động từ 6. Từ: “Ngài” xưng hô thể hiện thái độ gì của người giao tiếp? A. Thái độ thân mật, kính trọng B. Thái độ tôn trọng, lịch sự của người giao tiếp 7. Thành tố trung tâm của cụm từ: “Bầu không khí này” là: A. Bầu B. Không khí C. Bầu không khí D. Không khí này 8. Xét về cấu tạo từ, từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại? A. Cây cối B. Mảnh đất C. Ngọn gió D. Hoa hồng Câu 2: Thủ lĩnh người da đỏ muốn nhắn nhủ điều gì qua câu văn sau: “Nếu có bán cho Ngài mảnh đất này, Ngài phải giữ gìn và làm cho nó trở thành một nơi thiêng liêng cho ngay cả
- - Các sự việc theo trình tự: Ổn định tổ chức, chào cờ, hát quốc ca, đội ca, nhận xét thi đua của các lớp trong tuần trước, nhiệm vụ của tuần học mới, ý kiến chỉ đạo của Ban giám hiệu, văn nghệ, giao lưu - Cảm xúc của em khi tham dự buổi lễ chào cờ đầu tuần 3. Kết bài 0,25 - Tâm trạng của em sau buổi lễ chảo cờ đầu tuần - Lời hứa quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ của tuần học mới PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II TẠO HUYỆN XUÂN TRƯỜNG Năm học 2021-2022 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 Phần I: Đọc – hiểu (5,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu bé hét lớn: “Tôi ghét người”. Khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu bé hốt hoảng quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được từ trong rừng lại có tiếng người ghét cậu. Người mẹ cầm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà bảo: “Giờ thì con hãy hét thật to: Con yêu người”. Lạ lùng thay, cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì ắt gặt bão. Nếu con thù ghét thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”. (Theo Qùa tặng cuộc sống, NXB Trẻ, 2002) Câu 1: Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào tờ giấy làm bài. (2,0 điểm) 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản: A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Thuyết minh 2. Dấu ngoặc kép trong câu sau dùng để làm gì? Lấy hết sức mình, cậu bé hét lớn: “Tôi ghét người”. A. Đánh dấu từ ngữ hiểu theo nghĩa đặc biệt B. Trích dẫn nguyên văn lờ nói của người khác 3. Có mấy cụm danh từ trong câu: “Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh rừng rậm”. A. 1 cụm danh từ B. 2 cụm danh từ C. 3 cụm danh từ D. 4 cụm danh từ 4. Trạng ngữ trong câu sau: “Lúc đó, người mẹ mới giải thích cho con hiểu” có ý nghĩa chỉ: A. Thời gianB. Mục đích C. Cách thức D. Phương tiện 5. Có mấy cụm động từ trong câu: “Cậu bé hốt hoảng quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở” A. 1 cụm động từ B. 2 cụm động từ C. 3 cụm động từ D. 4 cụm động từ 6. Thành tố trung tâm của cụm từ: “Hãy hét lên thật to” là. A. Hãy B. Hét C. Hét thật to D. Thật to 7. Xét về cấu tạo từ. từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại? A. Khu rừngB. Nức nở C. Hốt hoảng D. Lạ lùng 8. Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy?
- Câu 2: 1. Mở bài 0,25 - Giới thiệu về lễ hội ở quê hương em - Ngôi tường thuật, thời gian, địa điểm, cảm xúc 2. Thân bài 3,0 - Lần lượt giới thiệu thuyết minh, kết hợp miêu tả và bộc lộ cảm xúc về các sự kiện diễn ra trong lễ hội theo trình tự thời gian. - Chia thành 2 nội dung: Phần lễ và phần hội. - Cần tập trung giới thiệu chi tiết, cụ thể về phần lễ. 3. Kết bài 0,25 - Cảm xúc của em khi được tham dự lễ hội tại địa phương - Mong ước: Quê hương luôn giữ gìn và phát huy những lễ hội truyền thống đó PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II TẠO Năm học: 2021 - 2022 HUYỆN XUÂN TRƯỜNG MÔN: NGỮ VĂN 6 TRƯỜNG THCS XUÂN VINH (Thời gian làm bài: 90 phút) (Đề 2) Phần I: Đọc – hiểu( 5,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: THƯƠNG CHA “ Thương cha nắng sớm mưa chiều Ruộng đồng vất vả rất nhiều cực thân Nuôi con khôn lớn thành nhân Dạy con đạo lý nghĩa ân trên đời Công ơn dưỡng dục cao vời Như là sông núi biển trời bao la Làm con phụng dưỡng mẹ cha Viếng thăm chăm sóc mới là hiếu nhân.”Thơ Huê Đàm ) Câu 1: (2 điểm) Trắc nghiệm 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D.Biểu cảm 2. Thể thơ của đoạn trích trên : A. Tự do B. 5 chữ C. Lục bát D. Song thất lục bát 3. Trong câu : “Công ơn dưỡng dục cao vời/ Như là sông núi biển trời bao la” Sử dụng biện pháp tu từ nào ? A. So sánh B. Nhân hóa . C. Ẩn dụ D. Hoán dụ 4. Công cha được so sánh như ?
- Đoạn trích đã để lại cho em suy nghĩ sâu sắc về tình phụ tử. * Nêu ý hiểu về tình phụ tử: Tình phụ tử là tình cảm giữa cha và con, tình cảm ấy bền chặt và bao dung, theo mỗi con người đến hết cuộc đời. * Biểu hiện : - Cha luôn che chở cho chúng ta; là trụ cột, vất vả mưu sinh vì miếng cơm manh 1,0 áo cho gia đình. Cha nghiêm khắc dạy dỗ con nên người - Con cái yêu thương, kính trọng, biết ơn cha; chăm sóc cha khi về già, lúc đau yếu * Vai trò: Tình phụ tử là tình cảm quan trọng trong mỗi cuộc đời con người. + Tình phụ tử sẽ giúp chúng ta bước qua sóng gió cuộc đời. + Cha sẽ chăm sóc ta, dạy dỗ ta sự can đảm để mạnh mẽ, trưởng thành và phát triển nhân cách của người con. + Tình cảm vững chắc ấy là bến bờ bình yên của mỗi chúng ta giữa bộn bề cuộc sống. + Đó là tình cảm thiêng liêng, là phẩm chất quý báu và là cội nguồn của những tình cảm cao quí khác. 0,25 * Bàn luận: Tuy nhiên hiện nay, vẫn có những người cha thiếu trách nhiệm với con cái; hoặc những người con hỗn hào, ngược đãi cha mẹ Đó là những việc làm đáng lên án, phê phán * Bài học nhận thức, hành động - Mỗi chúng ta cần phải nhận thức được rõ về tầm quan trọng của tình phụ tử nói riêng và tình cảm gia đình nói chung. - Để có một cuộc đời vui vẻ hạnh phúc, mỗi cá nhân cần phải có trách nhiệm xây dựng, giữ gìn tổ ấm của mình. - Là người con trong gia đình, hãy quan tâm, kính yêu và biết ơn ông bà, cha mẹ. Hãy học tập thật tốt, vâng lời, hiếu thảo với cha mẹ Phần II. Viết (5,0 điểm) 1,5 Câ Mở đoạn (1 câu chủ đề): Nêu ý có liên quan (nhân vật Lang Liêu đã có sự sáng tạo u 1 khi tự làm ra bánh Chưng, bánh Giầy khi được thần mách bảo) để dẫn vào vấn đề (sự sáng tạo) và vai trò của sự sáng tạo trong cuộc sống Thân đoạn (khoảng 5 câu): - Sáng tạo: là phát minh ra những điều, những thứ mới lạ - Biểu hiện của sự sáng tạo: Luôn cố gắng tìm tòi, học hỏi, phát minh ra những cái mới, cái hay nhằm mục đích để cuộc sống thuận tiện, dễ dàng hơn. - Vai trò, ý nghĩa của sự sáng tạo trong cuộc sống: + Sự sáng tạo giúp cho con người chăm chỉ hơn, phát triển bản thân mình nhiều hơn, khai thác được nhiều tiềm năng hơn 1. Hình thức, kĩ năng a. Hình thức: - Đủ bố cục 3 phần - Chữ viết rõ ràng, không sai chính tả, không mắc lỗi ngữ pháp, diễn đạt mạch Câu lạc, hành văn trôi chảy. 2 b. Kĩ năng: - Viết đúng kiểu bài văn nghị luận. 0,5 - Đưa ra hiện tượng đời sống gợi ra từ cuốn sách.