Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Sinh học Lớp 9 - Chương I đến IV

CHƯƠNG I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN

Câu 1. Theo quan niệm của Men Đen thì mỗi tính trạng trên cơ thể sinh vật do

A. 1 nhân tố di truyền quy định.

B. 1 cặp nhân tố di truyên quy định.

C. 2 cặp nhân tố di truyền quy định.

D. nhiều cặp nhân tố di truyền quy định.

Câu 2. Kiểu gen mang hai cặp gen dị hợp là

A. aaBb.

B. AaBB.

C. AaBb.

D. AABb.

Câu 3. Để xác định kiểu gen của một cơ thể mang tính trội nào đó là thuần chủng hay không người ta có thể sử dụng

A. phép lai phân tích.

B. phương pháp phân tích các thế hệ lai.

C. giao phấn ngẫu nhiên.

D. tự thụ phấn.

pdf 11 trang Mịch Hương 11/01/2025 20
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Sinh học Lớp 9 - Chương I đến IV", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfcau_hoi_trac_nghiem_on_tap_sinh_hoc_lop_9_chuong_i_den_iv.pdf

Nội dung text: Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Sinh học Lớp 9 - Chương I đến IV

  1. Câu 11. Ở cà chua, gen A qui định thân đỏ thẫm, gen a qui định thân xanh lục. Kết quả của phép lai như sau : P:Thân đỏ thẫm x Thân xanh lục; F1 : 49,9% thân đỏ thẫm , 50,1% thân xanh lục. Kiểu gen của P trong công thức lai trên là A. P: AA x AA. B. P : Aa x AA . C. P : AA x aa . D. P : Aa x aa. Câu 12. Ở chó, lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài, cho phép lai P: Chó lông dài x chó lông ngắn không thuần chủng, kết quả ở F1 A. 100% lông ngắn B. 100% lông dài. C. 75% lông ngắn : 25% lông dài. D. 50% lông ngắn : 50% lông dài. Câu 13. Gia đình Bình có một góc vườn trồng cà chua. Nghe bố nói, để trồng được vườn cà chua tươi tốt như bây giờ, bố đã lấy giống thuần chủng thân thấp, quả vàng bên nhà bà ngoại đem lai với giống thân cao, quả đỏ chú Hưng đem về. Quan sát trong vườn, Bình thấy có tới 4 loại kiểu hình: thân cao, quả đỏ; thân cao, quả vàng; thân thấp, quả đỏ; thân thấp, quả vàng. Biết thân cao, quả đỏ là tính trạng trội, các gen phân li độc lập. Nếu em là Bình, để thu được kết quả như trường hợp trên, kiểu gen của cây thân cao, quả đỏ là A. AABB. B. AaBB. C. AABb. D. AaBb. Câu 14. Kết quả của một phép lai có tỉ lệ kiểu hình là 9:3:3:1, vậy kiểu gen của phép lai trên là A. AABB x aabb. B. Aabb x aabb. C. AaBb x AaBb. D. Aabb x aabb. Câu 15. Ở lúa, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp. Nếu cho cây lúa thân cao dị hợp tử tự thụ phấn thì tỉ lệ phân li kiểu hình ở con lai F1 là A. 50% cây thân cao : 50% cây thân thấp. B. 100% cây thân cao. C. 75% cây thân cao : 25% cây thân thấp. D. 100% cây thân thấp. Câu 16. Kiểu gen là A. tập hợp toàn bộ các gen trong nhân một tế bào. B. các gen mà các con cái được nhận từ bố mẹ. C. kiểu gen quy định kiểu hình sinh vật. D. gen trội quy định kiểu hình trội, gen lặn quy định kiểu hình lặn. Câu 17. Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định quả vàng. Nếu cho cây cà chua quả đỏ dị hợp (Aa) lai phân tích thì tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 là A. 3 quả đỏ : 1 quả vảng. B. 1 quả đỏ : 1 quả vàng. C. 100% quả đỏ. D. 100% quả vàng. Câu 18. Ở đậu Hà Lan gen A quy định thân cao, gen a quy định thân thấp; gen B quy định hạt vàng, gen b quy định hạt xanh. Mỗi gen nằm trên một nhiễm sắc thể. Kiểu gen của cơ thể thuần chủng là A. AaBb B. AABb C. Aabb D. aaBB Câu 19. Biết hoa hồng màu đỏ trội hoàn toàn so với hoa hồng màu trắng, khi lai hoa hồng màu đỏ dị hợp một cặp gen với hoa hồng màu trắng thì kết quả về kiểu hình ở thế hệ sau thu được A. 100% hoa đỏ. B. 100% hoa trắng. C. 50% hoa đỏ: 50% hoa trắng. D. 75% hoa đỏ: 25% hoa trắng. Caâu 20. Người ta sử dụng phép lai phân tích nhằm mục đích A. để xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội. B. để nâng cao hiệu quả lai. C. để xác định con lai của thế hệ tiếp theo. D. kiểm tra kiểu gen, kiểu hình của cá thể mang tính trạng trội.
  2. Câu 33. Theo Menđen, các tổ hợp nào sau đây đều biểu hiện kiểu hình trội? A. AA và aa B. AA và Aa C. Aa và aa D. AA, Aa, aa Câu 34. Trong phép lai 2 cặp tính trạng của Menden ở cây đậu Hà lan, khi phân tích từng cặp tính trạng thì F2 tỉ lệ mỗi cặp tính trạng là: A. 9 : 3 : 3 : 1 B. 3 : 1 C. 1 : 1 D. 1 : 1 : 1 : 1 Câu 35. Lai phân tích là phép lai: A. Giữa cá thể mang tính trạng trội với cá thể mang tính trạng lặn. B. Giữa cá thể đồng hợp trội với cá thể đồng hợp lặn. C Giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. D. Giữa cá thể dị hợp trội với cá thể mang tính trạng lặn. Câu 36. Ở cà chua , tính trạng quả đỏ (A) trội hoàn toàn so với quả vàng (a) . Khi lai phân tích thu được toàn quả đỏ . Cơ thể mang kiểu hình trội sẽ có kiểu gen : A. AA (quả đỏ ) B. Aa (quả đỏ ) C. aa ( quả vàng ) D. Cả AA và Aa Câu 37. Kết quả của một phép lai có tỉ lệ kiểu hình là 9 :3 :3 :1 .Hãy xác định kiểu gen của phép lai trên trong các trường hợp sau A.AaBb X AaBb B.AABB X aabb C Aabb X aaBb D.AAbb X aabb Câu 38. Khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản thì A. F1 phân li theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn B F2 phân li theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn C F1 phân li theo tỉ lệ 1 trội : 1 lặn D. F2 phân li theo tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1 Câu 49. Phép lai nào cho tỉ lệ kiểu hình ở con lai là: 3 : 3 : 1 : 1 A. AaBb x AaBB B. AaBb x aaBb C. AaBB x Aabb D . Cả 3 phép nêu trên Câu 40. Những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể được gọi là A. nhân tố di truyền. B. cặp tính trạng tương phản. C. tính trạng. D. dòng thuần chủng. Câu 41. Ở một loài thực vật, tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp, quả lục trội hoàn toàn so với quả vàng. Hai cặp gen quy định hai loại tính trạng nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Cho lai giữa hai giống thuần chủng thân cao, quả lục với cây thân thấp, quả vàng thu được F1 , cho F1 tự thụ phấn thu được F2 . Các biến dị tổ hợp thu được ở F2 là A. thân cao, quả lục ; thân thấp, quả vàng. B. thân cao, quả vàng ; thân thấp, quả vàng. C. thân cao, quả lục ; thân cao, quả vàng. D. thân cao, quả vàng ; thân thấp, quả lục. Câu 42. Cho các phép lai : (1) P : AA x aa (2) P : AA x Aa (3) P : Aa x Aa (4) P : Aa x aa (5) P : Aabb x aaBb (6) P : AaBb x aabb Số phép lai phân tích là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 43. Ở một loài thực vật,gen A quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với gen a quy định hạt xanh. Nếu cho cây hạt vàng dị hợp tử (Aa) lai phân tích thì tỉ lệ kiểu hình ở F1 như thế nào ? A. 100% hạt vàng B. 100% hạt xanh C. 50% hạt vàng : 50% hạt xanh D. 75% hạt vàng : 25% hạt xanh Câu 44. Ở người, gen A quy định mắt đen trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt xanh. Để con sinh ra có người mắt đen, có người mắt xanh thì mẹ và bố phải có kiểu gen và kiểu hình là A. mẹ mắt đen (AA) x bố mắt xanh (aa). B. mẹ mắt đen (Aa) x bố mắt đen (AA). C. mẹ mắt đen (Aa) x bố mắt đen (Aa). D. mẹ mắt xanh (aa) x bố mắt đen (AA). Câu 45. Ở một loài thực vật , gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp . Nếu cho cây thân cao thuần chủng giao phấn với cây thân cao dị hợp thì tỉ lệ kiểu hình ở F1 là
  3. Câu 17. Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là A. sự phân chia đồng đều chất nhân của tế bào mẹ cho 2 tế bào con. B. sự phân li đồng đều của các crômatit về 2 tế bào con. C. sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con. D. sự phân chia đồng đều chất tế bào của tế bào mẹ cho 2 tế bào con. Câu 18. Ở gà 2n = 78. Một tế bào của gà đang ở kì sau của giảm phân II. Tế bào đó có số NST là A. 39 NST đơn. B. 39 NST kép. C. 78 NST đơn. D. 78 NST kép. Câu 19. Bộ NST chứa các cặp NST tương đồng được kí hiệu là A. 3n. B. 2n. C. 4n. D. n. Câu 20. Trong giảm phân, sự tiếp hợp và bắt chéo với nhau của các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng diễn ra ở A. kì đầu của giảm phân I. B. kì giữa của giảm phân I. C. kì đầu của giảm phân II. D. kì giữa của giảm phân II. Caâu 21. Một tế bào củ cải đang ở kì giữa của giảm phân II, số lượng nhiễm sắc thể có trong tế bào là A. 2n đơn. B. 2n kép. C. n đơn. D. n kép. Câu 22. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng khi nói về quá trình giảm phân A. từ 1 tế bào mẹ ban đầu mang bộ nhiễm sắc thể 2n qua quá trình giảm phân I tạo ra 2 tế bào con tuy đều chứa n NST kép nhưng khác nhau về nguồn gốc. B. từ 1 tế bào mẹ mang bộ nhiễm săc thể 2n qua quá trình giảm phân tạo ra 4 tế bào đơn bội (n NST) chung nguồn gốc. C. qua quá trình giảm phân, sản sinh ra nhiều loại tinh trùng. D. qua quá trình giảm phân, tạo ra các tế bào trứng. Câu 23. Trong giảm phân, sự tiếp hợp của các nhiễm sắc thể kép tương đồng là diễn biến của nhiễm sắc thể ở kì A. kì đầu giảm phân I. B. kì giữa giảm phân I. C. kì đầu giảm phân II. D. kì giữa giảm phân II Câu 24. Trong giảm phân, các NST kép xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo của thời phân bào khi ở A. kì đầu I. B. kì đầu II. C. kì giữa I. D. kì giữa II. Câu 25. Trong quá trình nguyên phân, sự phân li của NST diễn ra ở A. kì đầu. B. kì giữa. C. kì sau. D. kì cuối. Câu 26. Khi quan sát tế bào của một loài đang ở kì giữa của quá trình nguyên phân người ta đếm được có 48 NST đơn trong tế bào. Bộ NST của loài 2n bằng A. 12. B. 24. C. 36. D. 48. Câu 27. Ở lúa nước 2n = 24, tế bào này đang thực hiện quá trình giảm phân và khi quan sát dưới kính hiển vi người ta đếm được có 12 NST kép đang xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Tế bào này đang ở kì A. Kì giữa I. B. Kì sau I. C. Kì giữa II. D. Kì sau II.
  4. Câu 12. Một gen có 3000 nuclêôtit. Biết loại A = 500 nuclêôtit. Gen bị đột biến thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T. Số nuclêôtit loại G của gen sau đột biến là A. 1000. B. 501. C. 999. D. 499. Câu 13. Chức năng của ARN thông tin (mARN) là A. vận chuyển axit amin tới nơi tổng hợp prôtêin. C. điều khiển sự tự nhân đôi của phân tử ADN. B. điều khiển quá trình tổng hợp prôtêin. D. truyền đạt thông tin quy định cấu trúc prôtêin cần tổng hợp. Câu 14. Trong phân tử ADN, đoạn mạch đơn bổ sung với đoạn mạch -T-X-G-A-T-X-A-là A. -A-G-X-T-A-G-T-. B. -A-X-G-T-A-G-T-. C. -A-G-X-U-A-G-U-. D. -A-G-X-A-T-G-T-. Caâu 15. Ñôn phaân caáu taïo neân phân tử ADN laø A. Nucleâotit. B. Bazônitô. C. Axit amin. D. Deâoâxy riboâzô. Caâu 16. Mét gen cã sè l•îng Nucleotit lµ 2400, sè chu kú xo¾n cña gen theo m« h×nh Watson - Cric lµ A. 110. B. 120. C. 320. D. 480. Câu 17. Đơn phân cấu tạo nên prôtêin là A. axit nuclêic. B. nuclêôtit. C. axit photphoric. D. axit amin. Câu 18. Một đoạn mạch ARN có cấu trúc như sau: – X – U – A – G – G – X – U – X – A – Đoạn mạch nào sau đây là mạch bổ sung của đoạn gen đã tổng hợp nên mạch ARN nói trên A. – G – A – T – X – X – G – A – G – T – . B. – G – A – U – X – X – G – A – G – U – . C. – X – T – A – G – G – X – T – X – A – .D. – U – T – G – G – X – U – X – T – . Câu 19. Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra A. trong chất tế bào tại các NST ở kì trung gian khi NST ở dạng sợi mảnh dãn xoắn. B. trong nhân tế bào tại các NST ở kì giữa khi NST ở dạng đóng xoắn cực đại. C. trong nhân tế bào tại các NST ở kì trung gian khi NST ở dạng sợi mảnh dãn xoắn. D. trong chất tế bào tại các NST ở kì giữa khi NST ở dạng đóng xoắn cực đại. Câu 20. Loại ARN có vai trò vận chuyển axit amin là A. tARN. B. mARN. C. rARN. D. cả 3 loại ARN trên. Câu 21. Gen là A. một đoạn nhiễm sắc thể. B. một đoạn ARN. C. một đoạn AND. D. một đoạn Prôtêin. Câu 22. Một đoạn phân tử ADN có A = 1600 nucleotit, có X = 2A. Chiều dài của đoạn ADN bằng A. 16321 Ao. B. 16323 Ao. C. 16320 Ao. D. 16322 Ao.
  5. Câu 10. Một hiện tượng thuộc về thường biến là A. bố mẹ bình thường sinh ra con bị bệnh ung thư máu. B. quả của giống táo tứ bội to hơn quả của giống táo lưỡng bội. C. lợn mẹ bình thường sinh ra lợn con có đầu và chân sau dị dạng. D. cùng một giống su hào, trong điều kiện chăm sóc tốt thì cho năng suất cao hơn. Câu 11. Thường biến có ý nghĩa A. biến đổi cá thể. B. giúp sinh vật thích nghi với môi trường C. di truyền cho đời sau . D. bị ảnh hưởng không đáng kể của môi trường Câu 12. Đậu hà lan 2n = 24 sau khi đột biến 2n = 25. Dạng đột biến đó là A. đột biến gen. B. đột biến cấu trúc NST. C. dị bội thể. D. đa bội thể. Câu 13. Người bị hội chứng Đao có số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng là A. 47 chiếc. B. 46 chiếc. C. 45 chiếc. D. 44 chiếc. Câu 14. Nguyên nhân chủ yếu gây ra đột biến cấu trúc nhiễn sắc thể ( NST) là A. sự thay đổi của môi trường. B. sự phân li độc lập của các NST kép tương đồng trong giảm phân. C. rối loạn quá trình tự sao của ADN. D. các tác nhân vật lí, hóa học phức tạp ở ngoại cảnh. Câu 15. Các đột biến gen lặn chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở thể: A. thể đồng hợp B. thể dị hợp. C. thể đột biến . D.thể đồng hợp và thể dị hợp. Câu 16. Ở người, những tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen, ít chịu ảnh hưởng của môi trường là A. màu mắt, giọng nói, cân nặng. B. hình dạng mũi, chiều cao, độ quăn của tóc. C. màu mắt, nhóm máu, hình dạng mũi. D. cân nặng, chiều cao, giọng nói. Câu 17. Hiện tượng rễ biến thành phao ở cây rau dừa nước khi sống trên mặt nước là A. thường biến. B. di truyền. C. biến dị. D. đột biến. Câu 18. Ở người sự tăng thêm 1 NST ở cặp NST số 21 gây ra bệnh Đao. Đây là dạng đột biến A. cấu trúc NST. B. thể dị bội ( 2n + 1) NST. C. thể đa bội 3n . D. thể dị bội ( 2n - 1) NST. Câu 19. Người bị bệnh Đao do thừa 1 nhiễm sắc thể số 21 là hậu quả của A. đột biến gen . B. đột biến dị bội thể. C. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. D. đột biến đa bội thể. Câu 20. Thể một nhiễm là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có hiện tượng A. thừa 2 NST ở 1 cặp tương đồng nào đó. B. thiếu 2 NST ở 1 cặp tương đồng nào đó. C. thiếu 1 NST ở 1 cặp tương đồng nào đó. D. thừa 1 NST ở 1 cặp tương đồng nào đó. Câu 21. Ở người, bệnh ung thư máu là do mất 1 đoạn nhỏ ở đầu nhiễm sắc thể số 21, đó là dạng đột biến A. đột biến gen. C. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. B. đột biến số lượng nhiễm sắc thể. D. đột biến thể 3 nhiễm.