Chuyên đề Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm
I. Xây dựng kế hoạch lấy trẻ làm trung tâm
1. Yêu cầu:
- Kế hoạch giáo dục phải căn cứ vào khả năng, nhu cầu học tập, kinh nghiệm sống của trẻ để xác định mục tiêu, nội dung cụ thể.
- Khi tổ chức hoạt động GD phải luôn đặt trẻ vào trung tâm của quá trình giáo dục, có nghĩa là tạo mọi cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động như:
- Giao tiếp: Chia sẻ với bạn và học từ mọi người
- Suy ngẫm: suy nghĩ và vận dụng những điều đã lĩnh hội được vào việc giải quyết các tình huống.
- Trao đổi: diễn đạt chia sẻ suy nghĩ và mong muốn
- Trải nghiệm: trẻ được học qua thực tế, qua việc làm, qua khám phá tìm tòi
Giáo viên chỉ là người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở giúp trẻ được chiếm lĩnh kiến thức
2. Vì sao phải XDKH lấy trẻ làm trung tâm
- Trẻ em vừa là đối tượng của hoạt động
- Trẻ em vừa là chủ thể của hoạt động
- Khi trẻ được tham gia trải nghiệm, giao tiếp, chia sẻ => hoạt động giáo dục có hiệu quả nhất
- Con người thích khám phá những điều mới lạ => nên dạy cái trẻ cần, điều mà trẻ thích. Vì vậy xây dựng kế hoạch phải hướng vào trẻ, lấy trẻ làm trung tâm
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- chuyen_de_xay_dung_moi_truong_lay_tre_lam_trung_tam.doc
Nội dung text: Chuyên đề Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm
- + Câu hỏi mở: là câu hỏi có nhiều đáp án đòi hỏi tư duy nhiều (thường dùng trong phần giới thiệu và phát triển bài) Câu hỏi tốt tạo ra một thách thức về trí tuệ, tìm kiếm hiểu biết và tạo hứng thú cho trẻ. Để có được câu hỏi tốt giáo viên có thể làm như sau: Đặt ít câu hỏi hơn, nhưng câu hỏi phải khiến trẻ suy nghĩ, không hỏi tràn lan. Dành thời gian để trẻ suy nghĩ trả lời. Không nên vội đánh giá, hãy động viên, khuyến khích để nhận được câu trả lời tốt hơn từ trẻ. Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi. Trân trọng câu hỏi và câu trả lời của trẻ Ví dụ 1 số câu hỏi mở kích thích trẻ suy nghĩ: * Con nghĩ thể nào? * Làm sao con biết? * Tại sao con lại nghĩ như vậy? * Nếu thì sao? Nếu không thì sao? *Theo con thì điều gì/cái gì sẽ xảy ra tiếp theo? Câu hỏi tốt thường là câu hỏi mở và có câu trả lời mở, đòi hỏi sự tư duy, tạo được một điều mới mẻ, ví dụ những câu hỏi như: Câu hỏi về so sánh: Hai hành động/ hai nhân vật/ hai bức tranh này giống nhau ở chỗ nào? Câu hỏi về đánh giá: Hành động nào tốt hơn? Vì sao? Bức ảnh nào đẹp hơn? Vì sao? Nhân vật nào xấu? Vì sao? Câu hỏi hạn chế tư duy của trẻ là những câu hỏi không khuyến khích trẻ nỗ lực suy nghĩ học tập, ngược lại còn làm cản trở hoạt động trí tuệ. Đó là những câu hỏi có dạng: Những câu hỏi quá phức tạp, quá lớn, trừu tượng khiến trẻ không thể trả lời được ví dụ: “Gió là gì?” “ Tại sao có gió?” “Mưa là gì?” “Ngày hôm qua là gì?” Những câu hỏi đóng và hẹp: “Đây là cái gì?”, “Kia là cái gì?”, “Cái này màu gì”, “Hai bức tranh này có giống nhau không?” Giáo viên cần biết tạo ra một sự cân bằng giữa những câu hỏi phải trả lời ngắn với những câu hỏi mở. Một số lưu ý khi đặt câu hỏi: Phải chú ý đến mục đích của câu hỏi: hỏi để làm gì? Để hướng dẫn, gợi mở hay để kiểm tra, đánh giá mức độ hiểu, hỏi cái gì? Câu hỏi phải phù hợp với trình độ, khả năng để trẻ có thể trả lời được và cố gắng để trả lời.
- - + Đối với trẻ: Phải gương mẫu, thương yêu, đối xử công bằng; giúp trẻ mạnh dạn tự tin, tạo cho trẻ có cơ hộithamgia hứng thú các HĐ thực hành, vui chơi, giao tiếp - + Đối với đồng nghiệp: Phải có phẩmchất đạo đức và nghệp vụ chuyên môn; Quan tâm lẫn nhau, thể hiện tinh thần đoàn kết, công bằng, thái độ thân thiện và tinh thần dân chủ; được quan tâm về sức khỏe, đời sống và chuyên môn nghiệp vụ - Nhà trường, GĐ và XH phải thống nhất các biện pháp GD những thói quen hành vi văn hóa cho trẻ (thể hiện sự gần gũi, tôn trọng trong giao tiếp, ứng xử trên tinh thần hợp tác, chia sẻ trong việc chăm sóc GD trẻ; tăng cường sự hỗ trợ của phụ huynh và cộng đồng về kinh phí và các nguồn lực vào việc nâng cao chất lượng CSGD trẻ) 3.Quy trình xây dựng MTGD: 3.1. XDMT chung trong trường MN (trường, lớp xanh, sạch đẹp , AT và thân thiện):Cổng trường, tường bao quanh, sân chơi, vườn (vườn hoa, vườn cây, luống rau, các con vật, hệ thống cấp thoát nước; khối phòng học, phòng chức năng đây là MT có sẵn (phải được quy hoạch, chăm sóc thường xuyên). Căn cứ vào mục tiêu GD của từng chủ đề GV cần phải biết khai thác, tận dụng, bổ sung các thiết bị để tổ chức HĐ ngoài trời cho trẻ 3.2. XDMT trong nhóm, lớp (chuyên đề hè Sở GD&ĐT năm 2015), gồm trang trí theo chủ đề; trang trí góc hoạt động Tổchức làm ĐDĐC: - Đồ dùng cô làm; đồ dùng cô và trẻ cùng làm: Cô có thể làm mẫu một vài thứ sau đó gợi ý cho trẻ làm hoặc tham gia làm cùng với trẻ. - Trẻ tự làm: Một số tranh ảnh, ĐDĐC quen thuộc cô có thể giao nhiệm vụ cho trẻ tự làm, khuyến khích trẻ làm và hiểu được ý nghĩa của công việc được giao. VD làm bưu thiếp tặng bạn, tặng mẹ * Những ĐDĐC được đánh giá cao là những ĐD không tốn tiền, Không tốn nhiều công sức, dễ làm, tận dụng nguyên vật liệu địa phương, vật liệu phế thải. * Lưu ý: GV lên KH cụ thể thời gian, ND tổ chức làm ĐDĐC vào các thời điểm trong ngày cho hợp lý tránh tình trạng cắt xén giờ học, giờ chơi hoặc làm xáo trộn nền nếp SH của trẻ 3.3. Sắp xếp bố trí: *Tạo khoảng không gian phù hợp cho các khu vực HĐ trong lớp Các góc chơi nên có ranh giới (có thể sử dụng giá, tủ nhỏ, rèm, bìa ) có lối đi lại thuận tiện, với trẻ lớn thì lối đi càng rộng hơn để giúp trẻ thiết lập mối quan hệ trong khi chơi. Số lượng trẻ chơi, số lượng ĐDĐC đảm bảo đủ ánh sáng cần thiết. Nếu lớp chật thì: thu bớt một vài thứ để tạo không gian HĐ cho trẻ hoặc có thể XD luân phiên góc chơi, có thể tuần 1 XD 2-3 góc, sang tuần thứ 2 bỏ góc cũ XD 2-3 góc HĐ khác, đảm bảo trong thời gian triển khai chủ đề trẻ được chơi, được rèn luyện kỹ năng trong nhiều góc khác nhau. * Bố trí sắp xếp thiết bị ĐDĐC phù hợp với mục tiêu, yêu cầu giáo dục theo chủ đề * Khi XD góc HĐ cho trẻ cần lưu ý: - Đối với Nhà trẻ: Tranh treo trên tường cần có ND, bố cục đơn giản, màu sắc đẹp thu hút sự chú ý của trẻ; số lượng góc chơi ít (góc chơi thao tác vai, góc tranh truyện, góc xếp hình xâu hạt/xếp hình; giá kệ ĐDĐC thấp, vừa tầm với trẻ; chủng loại, số lượng đồ chơi ít, hấp dẫn với trẻvề màu sắc, âm thanh, gần gũi, quen thuộc với cuộc
- - Thiết kế môi trường: Sắp xếp logic (chia thành góc), tạo đk tốt cho trẻ hđộng, phân loại và bảo quản tốt nguyên vật liệu. - Giám sát và hỗ trợ: Quan sát, lắng nghe, đưa ra gợi ý, cùng chơi để làm mẫu và chỉ dẫn, khuyến khích, giúp đỡ trẻ khi cần. 4. Tạo các điều kiện về phương tiện, cơ sở vật chất theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm - Phòng nhóm/lớp học, hành lan, lan can, cửa sổ, trang thiết bị ĐD dạy học , hệ thống sân vườn đủ theo quy định về diện tích, quy cách, ánh sáng, độ thoáng mát; hệ thống điện nước , được bảo dưỡng để tránh nguy hiểm, đảm bảo an toàn và giữ gìn VS sạch sẽ. Tóm lại việc XD trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm cần có sự tham gia của: - Đội ngũ CBGV, NV trong trường MN - Gia đình trẻ; - Cộng đồng tại địa phương - Sự tham gia của chính trẻ.