Đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ văn Lớp 9
Câu 1: Chép chính xác 5 câu để hoàn thiện đoạn thơ.
Câu 2: Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ, trong hoàn cảnh đó có ý nghĩa thế nào đối với việc bày tỏ cảm xúc của nhà thơ?
Câu 3: Nêu ý nghĩa nhan đề bài thơ, từ đó liên hệ tới mối quan hệ với tác phẩm.
Câu 4: Đoạn thơ vừa chép sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Em hãy nêu tác dụng của biện pháp ấy.
Câu 5: Viết đoạn văn quy nạp từ 10 -> 12 câu với chủ đề: Khổ đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp và tràn đầy sức sống.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_2_ngu_van_lop_9.docx
Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ văn Lớp 9
- 62 Xác định thành phần biệt lập trong câu văn: “Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khác.” Đáp án: Thành phần biệt lập trong câu: "Nói một cách khiêm tốn" Dạng 2: Vận dụng thấp Câu 1. (2đ) Câu thơ sau sử dụng thành phần biệt lập nào? Em hãy phân tích hiệu quả của việc sử dụng thành phần biệt lập đó: “Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về” Đáp án: - Câu thơ sử dụng thành phần tình thái: Hình như (1đ) - Sự cảm nhận chưa dứt khoát, chưa chắc chắn về mùa thu của tác giả. Câu thơ diễn tả sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên, thầm hỏi đầy bối rối, mơ hồ của Hữu Thỉnh. Tâm hồn thi sĩ thật tinh tế và nhạy cảm biết chừng nào! (1đ) Câu 2: a) Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu sau: Ngoài cửa sổ bây giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt - cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt. (Trich Bến quê - Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.100) b) Đặt câu trong đó có sử dụng một thành phần biệt lập. Đáp án: a) Thành phần biệt lập: Phụ chú (- cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt.) b) Các em tự đặt câu: Ví dụ: Chao ôi, tôi muốn mang hết cả rừng hoa này về. (cảm thán) Cái áo ấy (áo hoa màu xanh) là của tôi. (phụ chú) Câu 3: (1 đ) Những câu nói nào có chứa hàm ý? Hãy giải đoán hàm ý chứa trong mỗi câu? a/ Con: Ngày mai con sẽ lên đường làm nghĩa vụ quân sự bố ạ b/ Cha: Mẹ con mất sớm, bố thì tàn tật, không làm gì được c/ Con: Bố ơi, nước mất thì nhà tan d/ Cha: Ay, cha cũng nghĩ đến chuyện đó, thôi con cứ đi Đáp án: b – Không muốn con đi làm nghĩa vụ quân sự. c - Đặt quyền lợi quốc gia lên quyền lợi gia đình. Dạng 3: Vận dụng cao Câu 1(3,0 điểm): a. Tìm câu chứa hàm ý trong đoạn trích sau và cho biết nội dung của hàm ý? Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp doạ đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng: - Vô ăn cơm ! Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi "Ba vô ăn cơm". Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra: - Cơm chín rồi ! Anh cũng không quay lại. (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà) b.Viết đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) có sử dụng hàm ý? Cho biết nội dung của hàm ý? Đáp án: a. + Câu chứa hàm ý: - Cơm chín rồi! (0,5 điểm) + Nội dung của hàm ý: - Ông vô ăn cơm! (0,5 điểm) b. - Học sinh viết đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) chủ đề tự chọn, có sử dụng hàm ý. - Cho biết nội dung của hàm ý. (2điểm) Câu 2: (1,5 đ) Đọc truyện cười NHƯNG NÓ PHẢI BẰNG HAI MÀY và trả lời câu hỏi:
- 64 -Liên kết chủ đề: Các đoạn văn phải phục vụ chung của văn bản; các câu văn phải phục vụ chủ đề của đoạn văn. -Liên kết logic: Các đoạn văn, câu văn phải được sắp xếp theo trình tự hợp lí. b. Liên kết hình thức Các câu và các đoạn văn có thể liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính như sau: -Phép lặp từ ngữ: Lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trước. -Phép nối: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu đứng trước -Phép thế: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước -Phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa hoặc cùng trưởng liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước 3. Phương pháp phân tích phép liên kết trong văn bản -Việc phân tích phép liên kết câu trong đoạn văn, và liên kết giữa các đoạn văn trong văn bản có ý nghĩa xác định tính thống nhất về nội dung, chủ đề của văn bản. Qua đó, hình thành được thói quen viết đoạn văn theo một trật tự hợp lí, kết cấu chặt chẽ, logic. -Khi phân tích phép liên kết trong văn bản cần trả lời các câu hỏi: + Đoạn văn, văn bản hướng tới diễn đạt nội dung, chủ đề gì? + Nội dung các câu văn trong đoạn, các đoạn văn trong văn bản phục vụ chủ đề ấy như thế nào? + Trình tự sắp xếp các câu trong đoạn, các đoạn trong văn bản đã hợp lí, logic chưa? + Các câu văn, đoạn văn liên kết với nhau bằng các phép liên kết nào? + Phép liên kết có tác dụng gì trong việc làm sáng tỏ chủ đề của đoạn văn, văn bản? Lưu ý: Trong một đoạn văn: có liên kết câu. Trong một văn bản (hai đoạn văn trở lên): có cả liên kết câu và liên kết đoạn văn. II. Bài tập vận dụng 1.Bài tập 1 Phân tích phép liên kết nội dung giữa các câu trong các đoạn văn sau đây: a.Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga và Người đã làm nhiều nghề (Lê Anh Trà – “Phong cách Hồ Chí Minh”) b. Còn chó sói, bạo chúa của cừu trong thơ ngụ ngôn La Phông- ten, cũng đáng thương chẳng kém. Đó là một tên trộm cướp nhưng khốn khổ và bất hạnh. Cứ nhìn bộ mặt nó lấm lét và lo lắng, cơ thể nó gầy giơ xương, bộ dạng kẻ cướp bị truy đuổi của nó, ta biết ngay nó là thế nào rồi. Chó sói dưới ngòi bút của La Phông-ten chỉ là một gã vô lại, luôn luôn đói dài và luôn luôn bị ăn đòn. (H.Ten, “La Phông-ten và thơ ngụ ngôn của ông”) Gợi ý: a.Phép liên kết nội dung: -Liên kết chủ đề: Các câu trong đoạn văn đều tập trung thể hiện một chủ đề: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hoá của nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới. -Liên kết logic: Các câu được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. Câu 1: Khái quát chủ đề của đoạn văn Câu 2,3,4: Góp phần làm sáng tỏ chủ đề của đoạn văn b.Phép liên kết nội dung: -Liên kết chủ đề: Các câu trong đoạn văn đều tập trung làm rõ chủ đề: Chó Sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông- ten cũng rất đáng thương. -Liên kết logic: Các câu văn trong đoạn được sắp xếp theo trình tự hợp lí Câu 1: Khái quát chủ đề của đoạn văn Câu 2,3,4: Góp phần làm sáng tỏ chủ đề của đoạn văn 2. Bài tập 2 a.Phân tích phép liên kết nội dung và liên kết hình thức trong các đoạn văn sau:
- 66 a.Khu vườn không rộng. Cái sân nhỏ bé. Mỗi cây có một đời sống riêng, một tiếng nói riêng. Những con chim sâu ríu rít. Cây lan, cây huệ nói chuyện bằng hương, bằng hoa. Hoa hồng đẹp và thơm. Cây mơ, cây cải nói chuyện bằng lá. Cây bầu cây bí nói bằng quả. b. Phải bán con, chị Dậu như đứt từng khúc ruột. Gia cảnh đến bước đường cùng, buộc chị phải làm cái việc đau lòng ấy. Xót chồng ốm đau mà bị đánh đập, chị đã lấy thân mình che chở cho chồng. Chị Dậu là hình ảnh người phụ nữ thương chồng con, giàu đức hi sinh. Thậm chí, chị còn sẵn sàng chống trả lại cai lệ và người nhà lí trưởng. Khi bị giải lên huyện, ngồi trong quán cơm mà nhịn đói, chị vẫn nghĩ đến chồng con. Gợi ý: a.-Lỗi liên kết nội dung: Các câu trong đoạn văn không tập trung thể hiện một chủ đề chung. -Sửa lại: Thêm vào một số từ ngữ, câu văn có giá trị liên kết hoặc bỏ đi một số câu không có nội dung liên quan Ví dụ: Khu vườn không rộng, chỉ là một cái sân nhỏ bé nhưng có nhiều loại cây. Mỗi cây có một đời sống riêng, một tiếng nói riêng. Cây lan, cây huệ, cây hồng nói chuyện bằng hương, bằng hoa. Cây mơ, cây cải nói chuyện bằng lá. Cây bầu, cây bí nói bằng quả. b.-Lỗi liên kết nội dung: Các câu trong đoạn văn sắp xếp lộn xộn, thiếu logic -Sửa lại: Sắp xếp lại theo một trình tự hợp lí hơn. Ví dụ: Chị Dậu là hình ảnh người phụ nữ thương chồng con, giàu đức hi sinh. Phải bán con, chị như đứt từng khúc ruột. Gia cảnh đến bước đường cùng, buộc chị phải làm cái việc đau lòng ấy. Xót chồng ốm đau mà bị đánh đập, chị đã lấy thân mình che chở cho chồng. Thậm chí, chị còn sẵn sàng chống trả lại cai lệ và người nhà lí trưởng. Khi bị giải lên huyện, ngồi trong quán cơm mà nhịn đói, chị vẫn nghĩ đến chồng con. 5. Bài tập 5 Dưới đây là một số đoạn văn trong bài làm của một bạn học sinh. Em hãy phát hiện và sửa lỗi liên kết hình thức trong các đoạn văn đó: a.Từ xa xưa, nhân loại đã có ý thức bảo vệ môi trường. Nhưng trong tín ngưỡng của các dân tộc và các tôn giáo trên thế giới đều chứa đựng ý thức đó. Trước tiên, họ đã sống hoà hợp với thiên nhiên, coi trái đất như người mẹ. Ngày nay, nhân loại đã bước vào thế kỉ thứ XXI- thời điểm mà tài nguyên đã bị khai thác cạn kiệt, môi trường thiên nhiên bị ô nhiễm, tàn phá nghiêm trọng. Bởi vì vấn đề bảo vệ môi trường đã trở nên bức xúc và cấp thiết. b. Không thể làm được cái điều mà mình khao khát, Nhĩ đã nhờ con trai thay mình đi sang bên kia sông, đặt chân lên bãi bồi phù sa màu mỡ. Bởi thế cho nên ở đây anh đã bắt gặp một nghịch lí. Nhưng đứa con không hiểu được ước muốn của cha. Đứa con đã thực hiện một cách miễn cưỡng. Đứa con bị cuốn hút vào trò chơi hấp dẫn mà đứa con gặp trên đường. Dù vậy, đứa con đã lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày. Gợi ý: a.-Lỗi liên kết hình thức: + Sử dụng các từ ngữ: “nhưng”, “trước tiên”, “bởi vì” để nối các câu chưa phù hợp + Từ “đã” lặp lại nhiều lần, gây ra lỗi diễn đạt dài dòng, nặng nề. -Sửa lại: Lược bỏ các từ ngữ đó hoặc thay thế bằng các từ ngữ khác. Ví dụ: Từ xa xưa, nhân loại đã có ý thức bảo vệ môi trường. Trong tín ngưỡng của các dân tộc và các tôn giáo trên thế giới đều chứa đựng ý thức đó. Họ đã sống hoà hợp với thiên nhiên, coi trái đất như người mẹ. Ngày nay, nhân loại bước vào thế kỉ thứ XXI- thời điểm mà tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường thiên nhiên bị ô nhiễm, tàn phá nghiêm trọng. Do đó, vấn đề bảo vệ môi trường trở nên bức xúc và cấp thiết. b. - Lỗi liên kết hình thức: + Sử dụng các từ: “bởi thế cho nên”. “nhưng”, “dù vậy” để nối các câu chưa phù hợp + Từ “Đứa con” lặp lại nhiều lần gây ra lỗi diễn đạt lủng củng, dài dòng. -Sửa lại: bỏ hoặc thay thế các từ ngữ đó bằng những từ ngữ phù hợp hơn. Ví dụ: Không thể làm được cái điều mà mình khao khát, Nhĩ đã nhờ con trai thay mình đi sang bên kia sông, đặt chân lên bãi bồi phù sa màu mỡ. Nhưng ở đây anh đã bắt gặp một nghịch lí. Đứa con không hiểu được ước muốn của cha. Nó đã thực hiện một cách miễn cưỡng. Anh con trai bị cuốn hút vào trò chơi hấp dẫn mà nó gặp trên đường. Vì vậy, đứa con đã lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày. 6. Bài tập 6
- 68 + Phép nối: Từ “nhưng” nối câu 4 với câu 3. -Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: Nghị luận c. Cách thức triển khai đoạn văn: Đoạn văn cần đảm bảo các yêu cầu về hình thức và nội dung như sau: -Về hình thức: Xây dựng đoạn văn hoàn chỉnh từ 8-10 câu, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ, đặt câu. -Đảm bảo cấu trúc đoạn văn diễn dịch. -Về nội dung: + Giới thiệu vấn đề nghị luận: lòng đố kị và tác hại của lòng đố kị trong cuộc sống + Giải thích: Lòng đố kị: phẩm chất xấu của con người, luôn tỏ ra khó chịu , ghen ghét người khác khi biết họ thành công hoặc vượt trội hơn mình trên lĩnh vực nào đó. + Phân tích, chứng minh: . Lòng đố kị được thể hiện qua thái độ không vừa lòng (khó chịu , hậm hực) trước thành công, niềm vui của người khác; qua hành động tìm mọi cách để vượt lên người khác mà không dùng thực lực của bản thân.( Dẫn chứng )> . Tác hại: hình thành thói quen xấu cho con người, không có sự cố gắn vươn lên phát triển bản thân; tạo điều kiện để chia bè kéo phái, mất đoàn kết, gây hại cho tập thể. + Bàn luận mở rộng: Lòng đố kị bắt nguồn từ đâu? .Từ sự ảnh hưởng của môi trường sống . Từ sự yếu đuối, thiếu bản lĩnh của mỗi con người, thể hiện sự yếu kém trong sức khoẻ tinh thần và năng lực các nhân + Bài học rút ra: Rèn luyện đạo đức, sửa tính đố kị, xây dựng thái độ sống tích cực, bản lĩnh vững vàng