Đề khảo sát chất lượng Ngữ văn Lớp 9 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có hướng dẫn chấm)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời 
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy 
Võng mắc chông chênh đường xe chạy 
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

Không có kính, rồi xe không có đèn, 
Không có mui xe, thùng xe có xước, 
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: 
Chỉ cần trong xe có một trái tim. 
                     (Trích Ngữ văn 9, Tập một) 
1. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Giới thiệu ngắn gọn về tác giả và hoàn cảnh 
sáng tác của tác phẩm ấy. 
2. Tìm và nêu tác dụng của phép tu từ điệp ngữ được sử dụng trong khổ thơ cuối của 
đoạn thơ trên? 
3. Tại sao nói hình ảnh những chiếc xe không kính là một sáng tạo độc đáo của Phạm 
Tiến Duật? 

pdf 4 trang minhvi99 11/03/2023 2320
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng Ngữ văn Lớp 9 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_khao_sat_chat_luong_ngu_van_lop_9_so_gddt_bac_ninh_co_huo.pdf

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng Ngữ văn Lớp 9 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có hướng dẫn chấm)

  1. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG NĂM HỌC 2019-2020 Môn: Ngữ văn (Hướng dẫn chấm có 03 trang) Phần Câu Nội dung Điểm 1 - Bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” 0,25 I - Tác giả: Phạm Tiến Duật sinh năm 1941, năm 1964 gia nhập quân 0,5 đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn và trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Thơ ông có giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. - Sáng tác năm 1969 lúc cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ đang 0,25 diễn ra vô cùng ác liệt. 2 - Hình ảnh điệp ngữ: không có được nhắc lại 3 lần 0,25 -Tác dụng: Điệp ngữ “không có” nhắc lại ba lần như nhân lên nhiều 0,75 lần thử thách khốc liệt. Nhấn mạnh khó khăn, thử thách, thiếu thốn về vật chất mà người chiến sĩ phải đối mặt trong quá trình lái xe thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Từ đó ngợi ca ý chí quyết tâm, lòng yêu nước cháy bỏng, nhiệt tình cách mạng của người lính. 3 Hình ảnh những chiếc xe không kính rất độc đáo vì: - Đó là những chiếc xe (không hề được lãng mạn hóa như trong thơ 0,5 ca thường miêu tả) trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì chống Mĩ và đã đi vào thơ Phạm Tiến Duật thực đến trần trụi, nó không hiếm trong chiến tranh nhưng phải là người có tâm hồn nhạy cảm mới phát hiện và đưa vào trong thơ. - Hình ảnh ấy vừa nói lên cái khốc liệt của chiến tranh vừa làm nổi 0,5 bật chân dung tinh thần của người lính; thể hiện phong cách thơ của Phạm Tiến Duật: nhạy cảm với nét ngang tàng, tinh nghịch, yêu thích cái lạ. II 1 Viết một đoạn văn (khoảng 10 đến 15 câu) nói về tác hại của 2,0 bao bì ni lông đối với con người * Yêu cầu về hình thức: Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn, có câu mở đoạn và câu câu kết đoạn. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ 0,25 nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. * Yêu cầu về nội dung: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách song cần phải đảm bảo các ý sau: - Bao bì ni lông được sử dụng nhiều trong đời sống hàng ngày. Tuy 0,25 nhiên, hầu hết mọi người đều dùng vì sự tiện lợi của nó mà không hề biết hậu quả mà nó ảnh hưởng rất lớn đối với môi trường và sức khỏe con người. - Theo thống kê chưa đầy đủ, mỗi hộ gia đình Việt Nam thường sử 0,5 dụng 5 - 7 túi nilon/một ngày bao gồm cả túi to, túi nhỏ và những túi siêu nhỏ Như vậy hàng triệu túi nilon được sử dụng và thải ra môi trường hàng ngày. - Bao bì ni lông không chỉ hủy hoại môi trường sống của sinh vật 0,5 mà còn là tác nhân bào mòn sức khoẻ con người. Trong túi ni lông có chứa các kim loại, khi dùng làm túi chuyên dụng đựng đồ ăn, thức uống có thể đầu độc cơ thể đặc biệt là não bộ và là tác nhân gây nên bệnh ung thư, suy giảm miễn dịch cơ thể.
  2. - Bị đẩy vào đường cùng, tâm trạng vô cùng bề tắc, chính trong tình thế tưởng chừng như tuyệt vọng ấy lại càng bộc lộ tình yêu làng hòa hợp sâu sắc với tình yêu nước, trung thành với cách mạng với kháng chiến. Trở về làng là cam chịu kiếp sống nô lệ, nhục nhã. Bởi thế, ông đã quyết định một cách đau đớn nhưng dứt khoát “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. - Tâm sự với đứa con để củng cố niềm tin vào cách mạng, kháng chiến và tin vào cụ Hồ. * Khi nghe tin cải chính: 0,75 - Ông thay đổi thái độ đối với con, mua quà cho con. - Mặt ông vui tươi, rạng rỡ hẳn lên so với mọi ngày. - Về nhà, ông chia quà cho lũ trẻ xong liền chạy khắp xóm để loan tin. - Ông qua nhà bác Thứ và kể chuyện về làng của mình khoe tin làng được cải chính, khoe cả việc làng mình, nhà mình bị Tây đốt đó là một minh chứng để chứng minh là làng mình là làng kháng chiến chứ không phải như tin đồn => Đó là niềm hạnh phúc vô bờ bến của ông Hai, một người dân Việt Nam yêu làng, yêu nước 3. Nhận xét 0,5 - Ông Hai là một người nông dân thuần hậu, chất phác, có tình yêu làng tha thiết, mãnh liệt, có lòng tự trọng sâu sắc. Ở ông, tình yêu làng hòa nhập, thống nhất với lòng yêu nước, kiên trung với cách mạng. - Nhà văn Kim Lân đã thành công trong việc xây dựng cốt truyện, sử dụng ngôn ngữ kể chuyện qua đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm, ngôn ngữ nhân vật; đặt nhân vật vào tình huống thử thách, đấu tranh nội tâm căng thẳng để bộc lộ tính cách, tâm trạng và thái độ của nhân vật. 4. Đánh giá chung. 0,5 - Ông Hai tiêu biểu cho hình ảnh người nông dân thời chống Pháp. - Qua nhân vật ông Hai, tác giả muốn biểu đạt một cách thấm thía, xúc động tình yêu làng, yêu nước sâu sắc của người nông dân trong kháng chiến chống Pháp. - Tác giả viết bằng trái tim, tình cảm của mình nên dễ tìm được sự đồng cảm từ bạn đọc. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp Tiếng Việt. 0,25 e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. TỔNG ĐIỂM: 10.0