Đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1: Có thể làm thước nhựa nhiễm điện bằng cách nào dưới đây: 
A. Áp sát thước nhựa vào một cực của quả pin B. Hơ nóng thước nhựa trên ngọn lửa 
C. Áp sát thước nhựa vào nam châm D. Cọ xát thước nhựa vào vải khô 
Câu 2: Một vật đang trung hòa điện, sau khi cọ xát thì nhiễm điện tích âm vì: 
A. Vật đó mất bớt điện tích dương B. Vật đó mất bớt electron 
C. Vật đó nhận thêm electron D. Vật đó nhận thêm điện tích dương 
Câu 3: Trong một mạch điện kín, để có dòng điện chạy trong mạch thì trong mạch điện nhất 
thiết phải có bộ phận nào sau đây? 
A. Nguồn điện. B. Công tắc. C. Bóng đèn. D. Cầu chì. 
Câu 4: Vật liệu nào sau đây là chất dẫn điện? 
A. Gỗ B. Thủy tinh C. Nhựa D. Sắt 
Câu 5. Có ba vật a, b, c đã nhiễm điện. Nếu vật a hút vật b, vật b hút vật c thì: 
       A. Vật b và c có điện tích cùng dấu                      B. Vật a và c có điện tích cùng dấu 
        C. Vật a và b có điện tích cùng dấu                                D. Cả ba vật a, b và c có điện tích cùng dấu 
Câu 6: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không có dòng điện chạy qua?  
A. Một đũa thuỷ tinh cọ xát vào lụa. B. Một quạt máy đang chạy. 
C. Một bóng đèn điện đang sáng. D. Máy tính bỏ túi đang hoạt động. 
Câu 7: Trong các vật dưới đây, vật nào không có các electron tự do? 
A. Một đoạn dây thép. B. Một đoạn dây đồng. 
C. Một đoạn dây nhựa. D. Một đoạn dây nhôm. 
pdf 3 trang minhvi99 09/03/2023 3040
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_giua_hoc_ki_2_vat_li_lop_7_nam_hoc_2020_2021_so.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có hướng dẫn chấm)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM BẮC NINH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC: 2020 - 2021 Môn: Vật lí - Lớp 7 I. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án D C A D B A C D B A B C II. TỰ LUẬN Câu 1: (2,5 điểm) a) Dòng điện trong kim loại là gì? b) Thế nào là chất dẫn điện? Chất cách điện? Cho ví dụ? Phần /ý Nội dung Điểm a Dòng điện trong kim loại là dòng dịch chuyển có hướng của các 1,0 electron tự do b Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. 0,5 VD. Đồng, sắt. . . 0,25 Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua 0,5 VD. Nhựa, Thủy tinh. . . 0,25 Câu 2: (2,0 điểm) Khi đặt thanh thủy tinh đã cọ xát vào vải lụa gần quả cầu đã nhiễm điện ta thấy chúng đẩy nhau. Hỏi hai quả cầu nhiễm điện gì? Vì sao? Phần /ý Nội dung Điểm Thanh thủy tinh sau khi cọ xát vào lụa sẽ nhiễm điện dương. 0,5 Khi đặt gần nhau thanh thủy tinh và quả cầu đẩy nhau nên chúng nhiễm 1,0 điện cùng loại Vậy quả cầu nhiễm điện dương 0,5 Câu 3: (2,5 điểm) Cho nguồn điện một chiều (pin), một bóng đèn, một công tắc đóng, các dây dẫn đủ dùng. a) Vẽ sơ đồ mạch điện và biểu diễn chiều dòng điện trong mạch. b) Giả sử nguồn điện trên bị mất nhãn (mất kí hiệu các cực dương, âm). Nêu cách xác định các cực dương, âm của nguồn điện trên. Phần /ý Nội dung Điểm + - a K 1,0 Đ Biểu diễn đúng chiều dòng điện 0,5 Dùng đèn led 0,25 Nối bản kim loại to của đèn led với một cực của nguồn điện, bản 0,25 kim loại nhỏ của đèn led với cực còn lại. Nếu đèn sáng thì cực nối với bản kim loại to là cực âm, cực còn lại 0.25 b là cực dươn. Nếu đèn không sáng thì cực nối với bản kim loại nhỏ là cực âm, 0,25 cực còn lại là cực dương. Điểm của bài kiểm tra là tổng điểm từng phần, làm tròn tới 0,5. Học sinh trình bầy theo cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa.