Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn 8 - Vũ Thị Tâm (Có đáp án)
1. Một trong những cảm hứng chung của hai bài thơ “Nhớ rừng” và “Quê Hương” là gì?
A. Nhớ tiếc quá khứ.
B. Thương người và hoài cổ.
C. Coi thường và khinh bỉ cuộc sống tầm thường hiện tại.
D. Đau xót và bất lực.
2. “Chiếu dời đô” được sáng tác vào năm nào?
A. 1010. B. 958.
C. 1789. D. 1858.
3. Ý nào nói đúng nhất mục đích của thể Chiếu?
A. Giãi bày tình cảm của người viết.
B. Kêu gọi cổ vũ mọi người hăng hái chiến đấu tiêu diệt kẻ thù.
C. Miêu tả phong cảnh, kể sự việc.
D. Ban bố mạnh lệnh của nhà vua.
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn 8 - Vũ Thị Tâm (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_8_vu_thi_tam_co_dap_an.doc
VUTHITHANHTAM - KT V8 ki I.doc
VUTHITHANHTAM - KTTV lop8 ki I.doc
vuthithanhtam - TKV so 5.doc
vuthithanhtam - TLV so 2 lop 8.doc
vuthithanhtam - TLV so 3.doc
vuthithanhtam - TLV so 6 lop 8.doc
vuthithanhtam - TLV so1 lop 8.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn 8 - Vũ Thị Tâm (Có đáp án)
- Câu 1: Trình bày hoàn cảnh ra đời và nêu nội dung khái quát của tác phẩm “Bình Ngô đại cáo”- Nguyễn Trãi. (2đ) Câu 2: Cảm nhận của em về 4 câu thơ: (6đ) “ Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi . Ngột làm sao, chết uất thôi ! Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu !” Đáp án – Biểu điểm Phần I: Trắc nghiệm (2điểm ) Mỗi câu trả lời đúng được: 0,25 điểm (từ câu 1 -> 8) 1 2 3 4 5 6 7 8 A A D D B B D C Phần II. Tự luận ( 8 điểm ). Câu 1:(2đ) - Bình Ngô đại cáo ra đời vào ngày 17 tháng chạp năm Đinh Mùi(1428) trong không khí hào hùng của ngày vui đại thắng,ngày vui độc lập,Tổ quốc sạch bóng quân thù,đất nước bước vào kỉ nguyên mới, kỉ nguyên phục hưng dân tộc.(1đ) - Bài cáo thể hiện ý thức độc lập dân tộc, niềm tự hào dân tộc, khẳng định sức mạnh của lòng yêu nước, của chân lí chính nghĩa. “Bình Ngô đại cáo” được coi là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai trong lịch sử. So với bài “ Sông núi nước Nam”- Lí Thường Kiệt thì “ Bình Ngô đại cáo có sự tiếp nối và phát triển toàn diện hơn, sâu sắc hơn.(1đ) Câu 2: (6đ) - Đoạn trích diễn tả tâm trạng ngột ngạt, uất ức và khát vọng tự do mãnh liệt của người chiến sĩ cộng sản.(1đ) - Bằng hàng loạt các động từ gây ấn tượng mạnh “ dậy,đập tan, chết uất”, các từ ngữ cảm thán “ ôi, thôi, làm sao”, cách ngắt nhịp bất thường 6/2,3/3 ở câu 8,9 đã diễn tả nỗi uất ức đang dồn nén ở trong lòng nay khi nghe thấy tiếng chim tu hú nó như muốn bứt phá thoát ra khỏi cảnh tù túng để trở về với cuộc sống tự do bên ngoài.(3đ) - Tiếng chim tu hú cuối bài thơ vang lên như giục giã thôi thúc người tù phá tan gông cùm xiềng xích để trở về với cuộc cách mạng cứu nước giải phóng dân tộc. (1đ) - Đánh giá khái quát: (1đ)