Đề ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Phần: Tập làm văn

Dàn ý

          a) Mở bài:

          - Lời tự giới thiệu của Vũ Nương( về quê quán, gia cảnh,…)

          - Lời giới thiệu của Vũ Nương về người chồng  của mình( tên, tính tình, hình thức,…)

          b)Thân bài:

          - Trước khi lấy chồng:

          + Vừa mới xây dựng gia đình, vợ  chồng sống rất hạnh phúc.

          + Đất nước có chiến tranh, triều đình bắt lính đi đánhgiặc Chiêm.Tuy con nhà hào phú, nhưng không có học  nên tên phải  ghi trong sổ đi lính đi vào lọai đầu.

          + Lúc chồn gđi thì đang mang thai.

          -Trong thời gian chồng đi lính

          + Chồng đi được mười ngày thì sinh được một cậu con trai đặt tên là Đản.

          + Mẹ chổng tuổi đã cao vì thương nhớ  con  nên lâm bệnh. Một mình  ở nhà vừa nuôi con, vừa chăm sóc, động viên mẹ chồng chu đáo.

          + Một thời gian sau, mẹ chồng qua đời, lo tan ma chay tế lễ rất chu đáo.

          + Ở nhà luôn thủ tiết chờ chồng, nhớ chồng, thương con nên thường trỏ bóng trênvách và đùa con đó là bố Đản.

          -Khi chồng đi lính trở về

          +Giặc tan, chồng trở về, nhưng cũng là lúc tai họa ập đến.

          + Trương Sinh chơi với con, và tin vào câu nói của con nên hiểu lầm.

          + Mặc dù đã hết lời thanh minh, nhưng Trương Sinh vẫn không  tin, nên đã tự vận.

          + Cuối cùng, Trương Sinh cũng hiểu ra và đã lập đàn giải oan cho vợ.

          c) Kết  bài:

          - Đau khổ vì phải tìm đến cái chết trong tức tưởi, oan ức.

          - Không nên đùa với  con trẻ những điều nhạy cảm.

doc 22 trang minhvi99 09/03/2023 2560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Phần: Tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_on_tap_ngu_van_lop_9_phan_tap_lam_van.doc

Nội dung text: Đề ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Phần: Tập làm văn

  1. 8 III. Kết bài Rút ra những suy nghĩ của bản thân sau khi gặp gỡ người lính cụ Hồ và nghe câu chuyện của họ. Đồng thời nêu ra những cố gắng,động lực cho bản thân khi được sống trong hòa bình. === Đề 2: Đóng vai người lính kể lại bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu * Gợi ý A, Mở bài - Giới thiệu bản thân: Tôi là người lính trong những năm tháng chống Pháp. - Hoàn cảnh đất nước: Pháp xâm lược trở lại, có lệnh tổng động viên, những người nông dân như chúng tôi hăm hở ra trận và có mặt trong hàng ngũ chiến đấu. B, Thân bài - Kể về hoàn cảnh xuất thân của “tôi” và đồng đội - Kể về nguyên nhân gặp gỡ: Ra đi vì Tổ quốc - Kể những buổi cùng nhau thực hiện nhiệm vụ, sẻ chia gian khó, thấu hiểu nhau, trở thành tri kỉ của nhau, gọi nhau là đồng chí - Cảm nghĩ khi nghe tiếng đồng chí bật thốt từ những người đồng đội - Chúng tôi sẻ chia những tâm tư tình cảm với nhau, kể cho nhau nghe buổi đầu quân ra trận, những tâm tình nơi tiền phương máu lửa, nỗi nhớ nhà cháy lòng - Tôi và đồng đội cùng nhau trải qua cơn sốt rét rừng ghê sợ “sốt run người vừng trán ướt mồ hôi”. - Những năm tháng ấy, chúng tôi thiếu thốn trăm bề, nhưng tất cả đều rất lạc quan, tin tưởng vào chiến thắng, yêu thương, đoàn kết vượt qua mọi gian khó. - Những đêm bồng súng đợt giặc, trong không gian rừng hoang, sương muối, chúng tôi sát cánh bên nhau, kể cho nhau nghe về một ngày mai hòa bình thống nhất bất chợt hình ảnh vầng trăng lơ lửng như treo trên đầu ngọn súng khiến mỗi người lính chúng tôi lại xốn xang bao cảm xúc. C, Kết bài - Cảm nghĩ tổng quát của người lính về chiến tranh, mong mỏi cuộc sống hòa bình và nhắn nhủ tới các thế hệ sau này.
  2. 10 Đề 2: Đóng vai người lính kể lại những cảm xúc, suy nghĩ của mình trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính Gợi ý A, Mở bài - Giới thiệu bản thân: Tôi là người lính Trường Sơn trong những năm tháng chống Mỹ. - Công việc chính của tôi là lái những chiếc xe được phủ cành cây để ngụy trang kẻ địch. - Dù cho những năm tháng ấy rất vất vả, cực khổ, chạy xe xuyên đêm ngày. Ngày chạy xe, đêm cũng ngủ tại xe, những chiếc xe không kính ấy trở thành những người tri âm tri kỷ đồng hành cùng tôi trên chặng đường chiến đấu còn nhiều gian khổ. B, Thân bài - Kể về sự khốc liệt của chiến tranh: bom đạn quân thù tàn phá những chiếc xe mất kính, mất nhiều bộ phận khác. - Dù có nguy hiểm, vất vả nhưng chúng tôi vẫn ung dung quả cảm, vẫn hàng ngày lái những chiếc xe tiếp tế ra chiến trường vì tổ quốc thân yêu. - Từ những ô cửa kính vỡ, chúng tôi được tận hưởng những cơn gió bụi làm mắt cay, ngắm sao trời và những cánh chim bay vụt qua. Đời lính gắn liền với những con đường dài rộng trước mặt, chúng tôi chạy trên những con đường ấy với niềm tin và sứ mệnh giải phóng tổ quốc. - Kể về những khó khăn mà “chúng tôi” gặp phải khi ngồi trên những chiếc xe mất kính: khi những cơn bụi trắng xóa làm chúng tôi bạc trắng cả mái đầu hay những cơn mưa xối xả qua cửa kính vỡ chẳng làm chúng tôi khó chịu hay bất an. Không những vậy, chúng tôi còn đùa pha tếu táo, tiếp tục chặng hành trình của mình. - Dù cho có mưa bom bão đạn hiểm nguy, qua những cửa kính vỡ tưởng chừng thêm phần khó khăn ấy, chúng tôi lại có thể dễ dàng bắt tay với những người đồng chí trong tiểu đội, Sống trong tập thể cùng chiến đấu, cùng sinh sống, chúng tôi yêu thương và đoàn kết với nhau.
  3. 12 1 - Hình ảnh bếp lửa đã gợi lên trong tâm trí tôi, quá khứ hiện về như một cuộn phim quay chậm. 2 - Tuổi thơ của tôi phải sống trong chiến tranh đầy bom đạn dữ dội. 3 - Tuổi thơ của tôi với bao niềm vui sướng, hạnh phúc được ở bên bà. 4 - Từ kỷ niệm tuổi thơ ở bên bà, tôi lại nhớ về bà và hình ảnh bếp lửa. 5 - Giờ đây tôi đã trưởng thành, nhưng tôi không thể nào quên hình ảnh bà gắn với hình ảnh bếp lửa. 3. Kết bài: === Đề bài: Dựa vào bài thơ “Bếp lửa” (Ngữ văn 9- Tập 1), hãy chuyển bài thơ thành một câu chuyện . 1. Mở bài: -Giới thiệu hoàn cảnh: người cháu học ở Liên Xô, từ mùi khói bếp mà gợi kỉ niệm về bà và tổ quốc thân yêu. 2.Thân bài: -Nhìn khói bếp mà nhớ hình ảnh bà nhóm lửa -Năm bốn tuổi đã nhận biết mùi khói và về bà -Lên tám thì nhận thức được hoàn cảnh gia đình và hoàn cảnh chung đất nước -Những năm tháng cha mẹ ra chiến trận, bà dạy bảo, chăm nom, chăm sóc. -Hình ảnh tiếng tu hú trên cánh đồng xa cũng cô đơn như hai bà cháu -Năm giặc đốt làng: sự vững vàng của bà cùng lá thư gửi cha được bà bảo ban -Những ám ảnh về hình ảnh bếp lửa: ấm áp, thiêng liêng, kì diệu -Sự thương xót đồng bào và căm thù quân xâm lược của người cháu khi nghĩ về tổ quốc 3.Kếtbài: -Hình ảnh của người bà mãi mãi không bao giờ phai nhòa trong lòng của người cháu. === ÁNH TRĂNG – Nguyễn Duy
  4. 14 bạn trong cảm xúc rưng rưng, vừa mừng rỡ lại vừa day dứt, biết bao kỉ niệm thời quá khứ ùa về trong tâm trí tôi - Trên cao, trăng vẫn tròn vành vạnh, tỏa ánh sáng bàng bạc bao phủ khắp muôn nơi. - Tôi hối hận bừng tỉnh, nhận ra bấy lâu bản thân đã thờ ơ, hững hờ với quá khứ tình nghĩa, với vầng trăng chung thủy. 3. Kết bài - Nêu bài học chiêm nghiệm của bản thân, lời nhắn nhủ tới mọi người về thái độ sống ân nghĩa thủy chung, “uống nước nhớ nguồn” cùng quá khứ. === Đề 2: Tưởng tượng em được gặp người lính trong bài thơ “ Ánh trăng” của Nguyễn Duy. Hãy kể lại buổi gặp gỡ trò chuyện đó. 1. Mở bài: HS biết tạo tình huống gặp gỡ với nhân vật người lính ( thời gian, không gian, địa điểm, nhân vật) một cách hợp lí, hấp dẫn. 2. Thân bài: a. Trò chuyện để biết được hồi nhỏ và những năm tháng chiến tranh ở rừng, người lính có vầng trăng là bầu bạn, tri kỉ gắn bó: - Tuổi thơ vất vả, khó nhọc nhưng hồn nhiên, vô tư và đầy ắp kỉ niệm với cánh đồng, dòng sông, bãi bể bên người bạn thân thiết - ánh trăng quê. - Chiến tranh bất ngờ ập đến, nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc và bảo vệ quê hương, chàng thanh niên trẻ cùng các bạn lên đường nhập ngũ.Vầng trăng mang theo kí ức tuổi thơ cùng người lính ra trận. - Những năm tháng chiến tranh gian khổ, người lính cùng những người đồng đội vẫn sống lạc quan, hồn nhiên, vô tư, hòa mình giữa thiên nhiên núi rừng chiến khu. -Vầng trăng là hình ảnh của quê hương, cùng người lính bước vào cuộc chiến, trăng trở nên thân thiết, gần gũi, có thể cùng họ chia sẻ mọi nỗi niềm. Người lính cứ ngỡ rằng sẽ không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa ấy. b. Trò chuyện để thấy được cuộc sống đầy đủ thời hiện đại, người lính đã lãng quên vầng trăng xưa:
  5. 16 - Đến lúc bé Thu nhận ra tôi, tình cha con thức dậy mãnh liệt trong con, thì cũng là lúc tôi phải trở về đơn vị. - Ở khu căn cứ trong rừng, tôi ân hận vì đã đánh con, tôi dồn hết tình cảm vào việc làm một chiếc lược bằng ngà voi để tặng con. - Nhưng trong một trận càn, tôi đã hy sinh. - Trước lúc nhắm mắt, tôi chỉ kịp trao lại chiếc lược cho ông Ba, người bạn thân của tôi *Chú ý các chi tiết Tâm trạng bé Thu trước khi nhận ra tôi là cha: - Hốt hoảng, mặt tái đi, vụt chạy kêu thét lên. - Chỉ gọi trống không, không chịu gọi tiếng “ba”. - Hất cái trứng cá mà tôi gắp cho. - Bỏ về nhà bà ngoại, cố ý khua dây cột xuồng kêu thật to. Sợ hãi, lạnh nhạt, xa cách, ương ngạnh. c. Kết bài: Cảm nghĩ về câu chuyện. === Đề bài: Đóng vai bé Thu kể lại truyện Chiếc lược ngà a. Mở bài: Giới thiệu nhân vật và câu chuyện được kể. b. Thân bài: - Trước khi ba tôi về phép: + Tôi từ nhỏ đã không biết mặt ba vì ba phải đi chiến trường. + Được mẹ nuôi dưỡng, chỉ được xem ảnh chụp và hình dung ra ba trong tưởng tượng - Khi ba về nghỉ phép: + Mong ngóng và trông đợi ba nhưng khi nhìn thấy người đàn ông với vết sẹo dài, không giống như ba trong những bức hình thì tôi tin chắc đó không phải ba mình. + Tôi nhất định không chịu gọi tiếng ba và luôn đối xử lạnh nhạt với ông + Ba đối xử với tôi rất tốt và rất yêu thương tôi dù tôi không nhận ông + Tôi hất văng trứng cá vào mặt ba, bị ba mắng, tôi chạy về khóc với bà ngoại + Tôi được bà ngoại giải thích về vết sẹo của ba.
  6. 18 - Lời tâm sự của ông Hai với đứa con út thể hiện tấm lòng thủy chung son sát của ông với cách mạng, với kháng chiến. - Trò chuyện để thấy được tâm trạng vui sướng vô bờ của ông Hai khi tin làng theo giặc được cải chính. Chú ý: Hình thức của bài văn là một cuộc trò chuyện nên lời đối thoại phải tự nhiên, linh hoạt, không gượng ép; văn phong trong sáng, giàu tính biểu cảm; sử dụng kết hợp các hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm để khắc họa rõ nét diễn biến tâm trạng của nhân vật 3. Kết bài: Ấn tượng, cảm xúc và suy nghĩ của bản thân sau cuộc trò chuyện. === Đề 2: Kể lại truyện ngắn Làng của Kim Lân, trong đó người đó người kể là nhân vật ông Hai. 1. Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về bản thân: mọi người thường gọi tôi là ông Hai, tôi ở cái làng chợ Dầu từ lúc sinh ra. 2.Thân bài - Kể lại tâm trạng của bản thân khi ở nơi tản cư: nhớ làng, phấn chấn khi ở phòng thông tin bước ra. - Kể lại tâm trạng của bản thân từ khi nghe được tin dữ: làng Chợ Dầu là Việt gian (Miêu tả nội tâm, đối thoại, độc thoại, nghị luận ) - Kể lại tâm trạng của bản thân khi nghe được tin cải chính. 3.Kết bài: Khẳng định lại tình cảm của ông Hai đối với làng, với kháng chiến, với Cụ Hồ. === Truyện Lặng lẽ Sapa – Nguyễn Thành Long. Đề 1: Tưởng tượng mình được gặp gỡ, trò chuyện với anh thanh trong truyện ngắn Lặng lẽ Sapa (Nguyễn Thành long). Hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó. 1.Mở bài: Nghĩ ra một hoàn cảnh gặp anh thanh niên (một chuyến tham quan với lớp ở SaPa và tình cờ gặp người thanh niên làm trên trạm khí tượng, hoặc được đọc truyên ngắn Lặng lẽ Sapa của Nguyễn Thành Long, em rất yêu quý, ngưỡng mộ
  7. 20 === Đề 2:Đóng vai cô kĩ sư kể lại Lặng lẽ Sa Pa. Gợi ý: 1.Mở bài: Giới thiệu mình là cô hoạ sĩ và dẫn dắt về cuộc gặp gỡ với anh thanh niên 2.Thân bài: - Kể về hoàn cảnh gặp gỡ với anh thanh niên: Trên chuyến xe đến chỗ nhận việc làm, tôi gặp một bác họa sĩ. Trong chuyến đi qua Sa Pa ấy, tôi và bác gặp được một anh thanh niên mà mãi sau này tôi vẫn nhớ. - Kể lại ấn tượng của mình với người thanh niên ấy: + Đó là một anh thanh niên xởi lởi, gần gũi, rất thân thiện và rất "thèm người" (theo lời ông họa sĩ) + Anh mời chúng tôi về nhà chơi, căn nhà anh gọn gàng, ngăn nắp và chúng tôi cảm nhận rõ sự mến khách của anh. + Anh cầm rót nước mời bác họa sĩ uống và tận tay cầm một chén trà ra bàn cho tôi. + Anh nói về công việc của anh, nói rất cụ thể, rất chi tiết. Trong cách anh kể, tôi cảm nhận được anh là một người có tinh thần trách nhiệm cao và rất yêu nghề + Tôi muốn tặng lại cho anh một vật gì đó nên kẹp lại chiếc khăn mùi soa vào quyển sách của anh. Chiếc khăn sẽ kỉ niệm 30 phút ngắn ngủi nhưng đáng nhớ này. + Nhưng trong giờ phút chia tay, có lẽ không hiểu được tấm chân tình tôi gửi lại, anh trả cho tôi chiếc khăn và không quên nói lời chào 3.Kết bài: Bày tỏ cảm xúc của bản thân về buổi gặp gỡ ấy. === Đề 3: Đóng vai nhân vật ông họa sĩ của truyện Lặng lẽ Sa Pa kể lại cuộc gặp gỡ đầy thú vị với anh thanh niên. 1.Mở bài: Giới thiệu mình là bác hoạ sĩ và giới thiệu về cuộc gặp gỡ với anh thanh niên 2.Thân bài:
  8. 22 - Tôi nói về công việc của tôi, nói rất cụ thể, rất chi tiết. - Cô kĩ sư tặng lại tôi muốn tặng lại cho một vật gì đó nên kẹp lại chiếc khăn mùi soa vào quyển sách của tôi. 3. Kết bài - Nêu cảm nghĩ của bản thân về cuộc gặp gỡ tình cờ.