Đề ôn tập Tiếng Việt Lớp 5 - Đề 2

1/ Viết lại và phân tích các câu ghép sau:

    a/ Anh cháu không thể mang tiền đến trả cho ông được vì anh ấy bị xe tông, gãy chân, đang nằm ở nhà.

    b/ Tuy nhà của Ro-be rất nghèo nhưng cậu ấy không tham lam.

    c/ Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm, dâng cao, chắc nịch.

    d/ Vì con người vứt rác bừa bãi nên môi trường bị ô nhiễm

  2/ Viết tiếp vế câu thích hợp về quan hệ ý nghĩa để tạo nên những câu ghép:

     a/ Nhờ tôi ăn uống điều độ nên………………………………

     b/ Chúng tôi rất mến bạn An vì……………………………….

     c/ ………………………………….. thì em sẽ đi đá banh.

  3/  Câu nào dưới đây là câu ghép? Hãy viết lại và phân tích câu ghép đó.

               a/ Mới dạo nào, những cây ngô còn lấm tấm như mạ non.

               b/ Núp trong cuốn lá, những búp ngô non nhú lên va lớn dần

               c/ Trời nắng chang chang, tiếng tu hú gần xa ran ran.

docx 23 trang minhvi99 07/03/2023 4940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề ôn tập Tiếng Việt Lớp 5 - Đề 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_on_tap_tieng_viet_lop_5_de_2.docx

Nội dung text: Đề ôn tập Tiếng Việt Lớp 5 - Đề 2

  1. a/ Rau khúc vừa dai, vừa dẻo. b/ Mùa rau khúc kéo dài nhưng thời gian có rau khúc ngon rất ngắn. c/ Rau khúc hái từ ruộng về phải chế biến ngay. 5/ Các câu ghép sau biểu thị mối quan hệ gì? Hãy phân tích các câu ghép đó. a/ Vì thời tiết xấu nên máy bay không cất cánh b/ Nếu em không thuộc bài thì em sẽ bị điểm kém c/ Giá mà tôi không chủ quan thì tôi sẽ không thua cuộc d/ Mặc dù trời nắng gay gắt nhưng các cô vẫn miệt mài trên cánh đồng ĐỀ 2 PHẦN 1: Câu 1: Cho đoạn văn sau: "Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn. Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp đó, rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran. Mấy con gà rừng trên núi cùng thức dậy gáy te te." Tìm các từ láy có trong đoạn văn trên và xếp chúng theo các loại: láy tiếng, láy âm, láy cả âm và vần. Câu 2: Hãy tìm nghĩa của từ "đánh" trong các cụm từ sau:
  2. ĐỀ 3 Câu 1: Khoanh tròn vào cặp quan hệ từ nối các vế câu trong các câu ghép sau: a/ Nếu chỉ cần miếng cơm manh áo thì tôi ở Phan Thiết cũng đủ sống. b/ Tuy quạ khát nước nhưng nó chưa nghĩ ra làm thế nào để lấy được nước trong bình. c/ Vì ai cũng muốn nhường chỗ cho các em nhỏ nên nhiều ghế vẫn để trống. d/ Chẳng những quạ uống nước no nê mà nó còn giúp nhiều con vật khác được uống. Câu 2: Tìm quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ chấm trong các câu sau: a/ Tôi khuyên nó nó vẫn không nghe. b/ Mưa rất to .gió rất lớn. c/ Cậu đọc tớ đọc? d/ Trong truyện cổ tích Cây khế, người em thì chăm chỉ, hiền lành người anh thì tham lam, lười biếng. Câu 3: Tìm cặp quan hệ từ thích hợp với mỗi chỗ chấm trong từng câu dưới đây: a/ tôi đạt danh hiệu Học sinh xuất sắc bố mẹ tôi thưởng cho tôi một chiếc xe đạp mới tinh. b/ .trời mưa lớp ta hoãn đi cắm trại. c/ gia đình gặp nhiều khó khăn bạn Hạnh vẫn phấn đấu học giỏi. d/ trẻ con thích bộ phim Tây du kí ngưòi lớn cũng thích. e/ . hoa cúc đẹp nó còn là một vị thuốc quý. Câu 4:
  3. *Từ láy là: Câu 6: Tìm các danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn sau : Ong xanh đảo quanh một lượt , thăm dò , rồi nhanh nhẹn xông vào cửa tổ dùng răng và chân bới đất . Những hạt đất vụn do dế đùn lên bị hất ra ngoài . Ong ngoạm , dứt , lôi ra một túm lá tươi . Thế là cửa đã mở. (Vũ Tú Nam) *Danh từ là: *Động từ là: *Tính từ là: *Trong đoạn văn trên có mấy từ láy? Đó là : Câu 7: Đọc đoạn thơ sau: Tìm các danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn sau : Tan học về giữa trưa
  4. Hãy khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây : Câu 1: Chi tiết nói lên cảnh cơ cực, nghèo đói của gia đình bác Lê là: a. Ăn đói, mặc rách. b. Nhà cửa lụp xụp. c. Từ sáng đã ra cánh đồng kiếm con cua, con ốc. d. Cả 3 ý trên đều đúng. Câu 2: Nguồn sống của gia đình bác Lê thu nhập từ: a. Ruộng của nhà bác Lê. b. Đi làm mướn. c. Đồng lương của bác Lê. d. Đi xin ăn. Câu 3: Nguyên nhân dẫn đến gia đình Bác Lê nghèo đói: a. Bác Lê lười lao động. b. Các con bác Lê bị tàn tật, ốm đau. c. Bị thiên tai, mất mùa. d. Gia đình không có ruộng, đông con. Câu 4: Vào mùa trở rét thì gia đình bác Lê ngủ trên: a. Chiếc giường cũ nát b. Chiếc nệm mới. c. Ổ rơm d. Cả 3 ý trên đều đúng Câu 5: Chủ ngữ trong câu: “Mùa nực cũng như mùa rét, bác ta phải trở dậy đi làm mướn.” là: a. Mùa nực b. Mùa rét c. Bác ta d. Bác ta phải trở dậy Câu 6: Trong câu “Bác Lê lo sợ vì không ai mướn làm việc gì nữa”, quan hệ từ là: a. Vì b. Gì c. Làm d. Không
  5. chơi mới bắt đầu; bọn trẻ nít nhà quê đâu có trò gì khác hơn là thú chơi giản dị như thế! Đầu tiên, chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tối. Bọn con gái bị đẩy đi trước nhìn thấy quầng sáng nhấp nháy tưởng có ma, kêu ré lên, chạy thục mạng. Làm đèn chơi chán chê, chúng tôi lại bỏ đom đóm vào vỏ trứng gà. Nhưng trò này kì công hơn: phải lấy vỏ lụa bên trong quả trứng mới cho đom đóm phát sáng được. Đầu tiên, nhúng trứng thật nhanh vào nước sôi, sau đó tách lớp vỏ bên ngoài, rồi khoét một lỗ nhỏ để lòng trắng, lòng đỏ chảy ra. Thế là được cái túi kì diệu! Bỏ lũ đom đóm vào trong, trám miệng túi lại đem “ thả” vào vườn nhãn của các cụ phụ lão, cái túi bằng vỏ trứng kia cứ nương theo gió mà bay chập chờn chẳng khác gì ma trơi khiến mấy tên trộm nhát gan chạy thục mạng. Tuổi thơ qua đi, những trò nghịch ngợm hồn nhiên cũng qua đi. Tôi vào bộ đội, ra canh giữ Trường Sa thân yêu, một lần nghe bài hát “ Đom đóm”, lòng trào lên nỗi nhớ nhà da diết, cứ ao ước trở lại tuổi ấu thơ Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào trước ý trả lời đúng. Câu 1: Bài văn trên kể về chuyện gì? A. Dùng đom đóm làm đèn B. Giúp các cụ phụ lão canh vườn nhãn C. Trò chơi đom đóm của tuổi nhỏ ở miền quê Câu 2: Điều gì khiến anh bộ đội Trường Sa nhớ nhà, nhớ tuổi thơ da diết ? A. Anh nghe đài hát bài “ Đom đóm” rất hay. B. Anh đang canh giữ Trường Sa và anh được nghe bài “ Đom đóm”. C. Anh cùng đồng đội ở Trường Sa tập hát bài “Đom đóm”. Câu 3: Câu: "Chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi học tố" thuộc kiểu câu nào đã học? A. Ai thế nào? B. Ai là gì? C. Ai làm gì?
  6. ĐỀ 6 I. Đọc thầm và làm bài tập CÁI GIÁ CỦA SỰ TRUNG THỰC Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Ô-kla- hô-ma, tôi cùng một người bạn và hai đứa con của anh đến một câu lạc bộ giải trí. Bạn tôi tiến đến quầy vé và hỏi: “Vé vào cửa là bao nhiêu? Bán cho tôi bốn vé”. Người bán vé trả lời: “3 đô la một vé cho người lớn và trẻ em trên sáu tuổi. Trẻ em từ sáu tuổi trở xuống được vào cửa miễn phí. Các cậu bé này bao nhiêu tuổi?” - Đứa lớn bảy tuổi và đứa nhỏ lên bốn. Bạn tôi trả lời. Như vậy tôi phải trả cho ông 9 đô la tất cả. Người đàn ông ngạc nhiên nhìn bạn tôi và nói: “Lẽ ra ông đã tiết kiệm cho mình được 3 đô la. Ông có thể nói rằng đứa lớn mới chỉ sáu tuổi, tôi làm sao mà biết được sự khác biệt đó chứ!” Bạn tôi từ tốn đáp lại: “Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không thể biết được. Nhưng bọn trẻ thì biết đấy. Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la”. Theo Pa-tri-xa Phơ-ríp Đọc thầm bài tập đọc, trả lời các câu hỏi và bài tập bằng cách khoanh vào chữ cái trước các ý trả lời đúng nhất hoặc hoàn thiện câu trả lời theo hướng dẫn dưới đây: Câu 1. Câu lạc bộ giải trí miễn phí cho trẻ em ở độ tuổi nào? A. Bảy tuổi trở xuống. B. Sáu tuổi trở xuống. C. Bốn tuổi trở xuống. Câu 2. Người bạn của tác giả đã trả tiền vé cho những ai?
  7. Câu 8. Trong câu “Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không thể biết được.” có đại từ xưng hô là: A. Tôi B. Ông C. Tôi và ông Câu 9. Trong các nhóm từ dưới đây, nhóm gồm những từ nhiều nghĩa là: A. Đánh cờ, đánh giặc, đánh trống B. Trong veo, trong vắt, trong xanh C. Thi đậu, xôi đậu, chim đậu trên cành Câu 10. Trong câu “Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la” có mấy quan hệ từ ? A. Có một quan hệ từ (Đó là từ: ) B. Có hai quan hệ từ ( Đó là từ: và từ : ) II. Tập làm văn Đề bài: Em hãy tả một người bạn học của em . ĐỀ 7 I. Đọc thầm và làm bài tập Kì diệu rừng xanh Loanh quanh trong rừng, chúng tôi đi vào một lối đầy nấm dại, một thành phố nấm lúp xúp dưới bóng cây thưa. Những chiếc nấm to bằng cái ấm tích, màu sặc sỡ rực lên. Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì. Tôi có cảm giác mình là một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon. Đền đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới chân.
  8. A. Vẻ đẹp kì thú của rừng. B. Vẻ yên tĩnh của rừng. C. Rừng có nhiều muông thú. Câu 6: (0,25 điểm) Từ nào trái nghĩa với từ “khổng lồ”? A. Tí hon B. To C. To kềnh Câu 7: (0,25 điểm) Từ “lúp xúp” có nghĩa là gì? A. Ở xa nhau, thấp như nhau. B. Ở liền nhau, cao không đều nhau. C. Ở liền nhau, thấp và sàn sàn như nhau. Câu 8: (0,25 điểm) Từ “Chúng tôi” thuộc loại từ nào? A. Động từ B. Đại từ C. Danh từ D. Cụm danh từ Câu 9: (0,25 điểm) Trong câu: “Đền đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới chân”. Có mấy quan hệ từ? A. Một quan hệ từ B. Hai quan hệ từ C. Ba quan hệ từ Câu 10: (1 điểm) Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) kêu gọi mọi người hãy bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp. II. Tập làm văn: Đề bài: Hãy tả cảnh đẹp mà em yêu thích.
  9. a) Nó nói và b) Nó nói rồi c) Nó nói còn d) Nó nói nhưng Bài 5: Điền vế câu còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu ghép sau: a) Lan học bài, còn b) Nếu trời mưa to thì c) , còn bố em là bộ đội. d) nhưng Lan vẫn đến lớp. Bài 6: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu ghép: a) Em được mọi người yêu mến vì em chăm ngoan học giỏi. b) Vì em chăm ngoan học giỏi, em được mọi người yêu mến. c) Em muốn được mọi người yêu mến nên em chăm ngoan học giỏi. d) Nhờ em chăm ngoan học giỏi mà em được mọi người yêu mến. Bài 7: Hãy cho biết những câu văn sau là câu đơn hay câu ghép. Tìm CN, VN của chúng(CN gạch chân 1 gạch Vn gạch chân 2 gạch): a) Ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh đầu đông. b) Làn gió nhẹ chạy qua, những chiếc lá lay động như những đốm lửa vàng, lửa đỏ bập bùng cháy. c) Nắng lên, nắng chan mỡ gà trên những cánh đồng lúa chín. Bài 8: Xác định TN, CN, VN của những câu văn sau:
  10. b) Vì bão to nên cây cối đổ nhiều. c) Nó không chỉ học giỏi Toán mà nó còn học giỏi Tiếng Việt. d) Do nó học giỏi văn nên nó làm bài rất tốt. Bài 13: Từ mỗi câu ghép ở BT3, hãy tạo ra một câu ghép mới bằng cách thay đổi vị trí của các vế câu (có thể thêm, bớt một vài từ) VD: a) Cuộc họp lớp bị hoãn lại vì lớp trưởng vắng mặt. Bài 14: Tìm nghĩa ở cột B nối với từ thích hợp ở cột A: A B Do a) Biểu thị điều sắp nêu ra là nguyên nhân dẫn đến kết quả tốt đẹp được nói đến. Tại b) Biểu thị điều sắp nêu ra là nguyên nhân của sự việc được nói đến. Nhờ c) Biểu thị điều sắp nêu ra là nguyên nhân của sự việc không hay được nói đến. Bài 15: Hãy xác định ý nghĩa các cặp QHT có trong các câu dưới đây: a) Nếu trời trở rét thì con phải mặc áo ấm. b) Do cha mẹ quan tâm dạy dỗ nên em bé rất ngoan c) Tuy Nam không được khoẻ nhưngNamvẫn đi học. d) Mặc dù nhà nó xa nhưng nó không bao giờ đi học muộn. e) Không những nó học giỏi mà nó còn hát rất hay. Bài 16: Điền vế câu thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến sau: a) Lan không chỉ chăm học b) Không chỉ trời mưa to c) Trời đã mưa to