Đề thi chọn học sinh giỏi Giáo dục công dân Lớp 8 (Có hướng dẫn chấm)
Câu 1 (2 điểm).
Thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tôc khác? Nêu các biểu hiện của tôn trọng và học hỏi các dân tôc khác? Tôn trọng và học hỏi các dân tôc khác có ý nghĩa gì? Học sinh cần tôn trọng và học hỏi các dân tôc khác như thế nào?
Câu 2 (3 điểm):
Thế nào là di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể? Nêu ý nghĩa và những quy định của pháp luật nước ta về bảo vệ di sản văn hóa? Công dân - học sinh cần phải làm gì để bảo vệ di sản văn hóa?
Câu 3 (3 điểm):
Thế nào là pháp luật, kỉ luật? Pháp luật và kỉ luật có ý nghĩa như thế nào? Em phải làm gì để thực hiện tốt pháp luật, kỉ luật?
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi Giáo dục công dân Lớp 8 (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_giao_duc_cong_dan_lop_8_co_huong_d.doc
Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi Giáo dục công dân Lớp 8 (Có hướng dẫn chấm)
- Họ tên học sinh: ; Số báo danh: HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG Môn: Giáo dục công dân 8 Biểu Câu Nội dung điểm Câu 1 Nêu được đảm bảo các ý sau: 2 điểm - Tôn trọng và học hỏi các dân tôc khác là tôn trọng chủ quyền, lợi 0.5 ích và nền văn hóa của các dân tộc khác tôn trọng và học hỏi các 0.5 dân tôc khác; luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong 0.5 nền kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc khác; đồng thời thể 0.5 hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình. - Biểu hiện của tôn trọng và học hỏi các dân tôc khác: Tìm hiểu về lịch sử, kinh tế và văn hóa của các dân tộc khác; tôn trọng ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán của họ; thừa nhận và học hỏi những tinh hoa văn hóa, những thành tựu về các mặt của họ; . - Tôn trọng và học hỏi các dân tôc khác giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm tốt, tìm ra hướng đi phù hợp trong việc xây dựng và phát triển đất nước, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển của đất nước. - Học sinh cần tôn trọng và học hỏi các dân tôc khác: + Biết học hỏi, tiếp thu tinh hoa, kinh nghiệm của các dân tộc khác qua học tập các môn học có liên quan trong nhà trường; qua đọc sách báo, tài liệu; xem phim ảnh, tivi; qua các hoạt động giao lưu với thanh thiếu nhi quốc tế, + Tôn trọng trang phục, ngôn ngữ, bản sắc, phong tục của các dân tộc khác; không kì thị, chế giễu, định kiến với những dân tộc, nền văn hóa khác; . Câu 2 Học sinh nêu được các ý cơ bản sau: 3 điểm * Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử văn 0.5 đ hóa, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác bao gồm tiếng nói, chữ viết, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống và các tri thức dân gian khác. * Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, 0.25 đ khoa học bao gồm di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia . * Ý nghĩa: + Đối với sự phát triển của nền văn hóa Việt Nam: Di sản văn hóa là 0.5 đ tài sản của dân tộc nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực, các thế hệ sau có thể tiếp thu, kế thừa truyền thống, kinh nghiệm đó để phát triển nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc.
- đối với tài sản thuộc sở hữu của mình. Bao gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu. - Quyền chiếm hữu là quyền trực tiếp nắm giữ, quản lí tài sản. - Quyền sử dụng là quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản và hưởng lợi từ các giá trị tài sản đó. - Quyền định đoạt là quyền quyết định đối với tài sản như mua bán, tặng, cho, để lại, thừa kế, phá hủy, vứt bỏ * Trách nhiệm của nhà nước trong việc công nhận và bảo hộ quyền 0,75 đ sở hữu hợp pháp của công dân: - Ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật quyền sở hữu của công dân. - Quy định các biện pháp và hình thức xử lí đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hứu tùy theo mức độ, tính chất vụ việc; quy định trách nhiệm và cách thức bồi thường dân sự đối với những hành vi gây thiệt hại, mất mát do vay, mượn, thuê tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác. - Tuyên truyền, giáo dục công dân cách thức bảo vệ quyền sở hữu của mình và ý thức tôn trọng quyền sở hữu của người khác. * Nghĩa vụ của công dân – học sinh: - Công dân có nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác, được thể 0,75 đ hiện qua các hành vi: + Nhặt được của rơi phải trả lại cho chủ sở hữu hoặc báo cho cơ quan có trách nhiệm xử lí theo quy định của pháp luật. + Khi vay nợ phải trả đầy đủ, đúng hẹn. + Khi mượn, phải giữ gìn cẩn thận và sử dụng xong phải trả lại cho chủ sở hữu, nếu làm hỏng phải sữa chữa hoặc bồi thường tương ứng với giá trị tài sản. + Nếu gây thiệt hại về tài sản phải bồi thường theo quy định của pháp luật. - Trách nhiệm của học sinh: 0,75 đ + Hiểu rõ và thực hiện tốt quy định của pháp luật về quyền sở hữu tài sản của công dân và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác. + Biết phân biệt được những hành vi tôn trọng với hành vi vi phạm quyền sở hữu tài sản của người khác. + Có ý thức tôn trọng tài sản của người khác, ví dụ như: tôn trọng sách, vở, đồ dùng học tập, quần áo, tiền bạc, đồ dùng cá nhân, nhật kí, thư từ của bạn bè, người thân trong gia đình và mọi người khác. + Đấu tranh, phê phán những hành vi xâm hại đến tài sản của công dân (tỏ thái độ không đồng tình, phản đối những hành vi xâm hại tài sản của mọi người). Câu 5 Hs nêu được : 2 điểm - Câu ca dao trên phê phán những ai có tính tham lam, tư hữu, vụ 0.5 đ lợi. Thấy tài của chung tập thể thì muốn biến nó thành của riêng mình bằng mọi cách .Câu ca dao trên khuyên chúng ta phải sống liêm khiết 0.25 đ - Trình bày khái niệm LIÊM KHIẾT 0.5 đ - Biểu hiện và ý nghĩa của phẩm chất liêm khiết
- - Ông Thành làm như vậy là sai. Vì: 0,5 đ + Chiếc bình đó không thuộc quyền sở hữu của ông Thành, nên ông 0,5 đ không có quyền giữ chiếc bình đó cho mình. + Theo quy định của pháp luật thì mọi di sản trong lòng đất đều thuộc 0,75 đ sở hữu của toàn dân do nhà nước chịu trách nhiệm quản lí. - Nếu chứng kiến sự việc đó em sẽ : + Vận động ông Thành đem giao nộp chiếc bình đó cho chính quyền 0,5 đ hoặc cơ quan văn hóa ở địa phương. + Giải thích để ông Thành hiểu, nghĩa vụ của công dân phải giao nộp 0,75 đ cổ vật do mình tìm được cho cơ quan nhà nước để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ, giữ gìn và có kế hoạch nghiên cứu, giới thiệu nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa.