Đề thi thử vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Đề 1 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đông Ngàn (Có hướng dẫn chấm)
I. Phần đọc hiểu: (3,0 điểm)
Đọc kĩ hai khổ thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
(1) “Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa,
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi”
(2)” Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.”
Câu 1. (0,5 điểm): Xác định các phương thức biểu đạt của hai khổ thơ trên.
Câu 2. (1,0 điểm): Chỉ ra các phép tu từ và tác dụng của chúng trong hai câu thơ sau:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa.”
và:
“Mặt trời đội biển nhô màu mới”
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Đề 1 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đông Ngàn (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_thu_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2020_2021_tru.docx
Nội dung text: Đề thi thử vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Đề 1 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đông Ngàn (Có hướng dẫn chấm)
- UBND THỊ XÃ TỪ SƠN HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT TRƯỜNG THCS ĐÔNG NGÀN NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: NGỮ VĂN I. Phần đọc hiểu: (3,0 điểm) Câu 1 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt của hai khổ thơ trên: Biểu cảm và miêu tả Câu 2 (1,0 điểm): Phép tu từ trong: Mặt trời xuống biển như hòn lửa. So sánh: Mặt trời được ví như một hòn lửa khổng lồ đang từ từ lặn xuống -> làm cho câu thơ trở nên sinh động hơn, miêu tả cho ta thấy cảnh biển hoàng hôn vô cùng tráng lệ, hùng vĩ. Phép tu từ trong Mặt trời đội biển nhô màu mới: nhân hóa (mặt trời đội biển) -> cho đoạn thơ được sinh động, gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ của con người một cách chân thật. Làm người đọc dễ dàng hiểu được hành động của đồ vật, cây cối, Câu 3: Khổ đầu và khổ cuối bài “Đoàn thuyền đánh cá” có những hình ảnh, chi tiết được lặp lại: mặt trời, đoàn thuyền, câu hát căng buồm cùng (với) gió khơi. (0,25 điểm) Cách lặp lại như vậy cũng có trong bài thơ “Viếng lăng Bác”, hình ảnh tre xuất hiện ở khổ 1 và lặp lại ở khổ cuối trong bài thơ. (0,25 điểm) Câu 4: (1,0 điểm) Nội dung chính của khổ đầu: Miêu tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi. Nội dung chính của khổ cuối: Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá trở về. II. Phần làm văn: (7 điểm) Câu 1: (2 điểm) Nêu vấn đề: Lợi ích quan trọng nhất đối với mạng xã hội này là giúp mọi người kết nối với nhau nhưng dường như qua đó nó lại thể hiện nhiều tác hại không nhỏ đối với giới trẻ. (0,5 điểm) Những tác hại đối với giới trẻ: (1,5 điểm) - Sử dụng Facebook quá nhiều không chỉ khiến bạn dành ít thời gian cho người thân mà còn khiến họ buồn phiền khi bạn coi trọng bạn bè "ảo" hơn những gì trước mắt. - Sử dụng Facebook càng nhiều thì càng cảm thấy tiêu cực, thậm chí dẫn đến trầm cảm. - Sử dụng Facebook cả ngày cũng có thể gây béo phì. Nguyên nhân là bạn sẽ không có thời gian để vận động, không tập thể dục. - Quá chú tâm vào mạng xã hội dễ làm người ta quên đi mục tiêu thực sự của cuộc sống. Họ chăm chú để trở thành người nổi tiếng trên mạng. - Nguy cơ từ hacker, virus đều cảnh báo sự riêng tư cá nhân dần mất đi khi mạng xã hội ngày càng phát triển. - Ngồi trước máy tính hay điện thoại để lướt Facebook cả ngày có thể dẫn đến sự lười biếng. Đó chính là sự lãng phí thời gian. - Những người sử dụng mạng xã hội càng nhiều thì càng có xu hướng theo dõi mọi hành động của người ấy. Đây cũng là một phần dẫn đến cãi vã và chia tay. - Người dùng mạng xã hội Facebook càng nhiều thì càng cảm thấy cô đơn. - Sử dụng Facebook không đúng cách có thể gây bạo lực trên mạng - Sử dụng mạng xã hội Facebook có thể làm giảm tương tác giữa người với người. - Xao lãng mục tiêu cá nhân và giết chết sự sáng tạo, kết quả học tập giảm sút Câu 2: (5 điểm)
- Cái cách ông đi từng nhàm gặp từng người chỉ để nói với họ tin cải chính ấy đã thể hiện được tinh thần yêu nước son sắt của ông Hai, cái tình cảm chân thành của người nông dân chất phác. Ông kể cho mọi người nghe về trận chống càn quét ở làng chợ Dầu với niềm tự hào khôn tả. => Tinh yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng nơi ông thật sâu sắc, mãnh liệt. - Nhà văn Kim Lân đã tạo dựng một tình huống thử thách tâm lí nhân vật rất đặc sắc, qua đó, tính cách, phẩm chất của nhân vật nổi lên thật rõ ràng. Lối kể chuyện giản dị, tự nhiên, gần gũi; ngòi bút phân tích tâm lí sắc sảo; sự kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm cũng góp phần tạo nên một hình tượng chân thực và đẹp đẽ về người nông dân Việt Nam. (0,5 điểm) - Đoạn trích đã cho ta thấy sự phát triển trong nhận thức của người nông dân Việt Nam: tình yêu làng là cơ sở của tình yêu nước, yêu cách mạng song tình yêu nước vẫn bao trùm lên tất cả và là định hướng hành động cho họ. * Kết bài. (0,5 điểm) - Khẳng định lại vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam và tấm lòng của nhà văn đối với họ.