Giáo án Âm nhạc Lớp 3 - Học hát "Lớp chúng ta đoàn kết" - Nguyễn Thị Hưởng

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức.

- HS nhớ được giai điệu và thuộc lời ca của bài hát.

- HS cảm nhận được tính chất vui tươi, sôi nổi của bài hát.

2. Kỹ năng.

- HS biết hát theo giai điệu và lời ca.

- HS biết hát kết hợp gõ đệm theo nhịp và theo tiết tấu lời ca.

3. Thái độ.

- Qua bài hát giáo dục HS tinh thần đoàn kết, biết yêu thương, giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ theo 5 điều Bác Hồ dạy.

II. Chuẩn bị.

1. Giáo viên.

- Thuộc lời và hát chuẩn xác bài hát “Lớp chúng ta đoàn kết”.

- Nhạc cụ quen dùng.

- Tranh ảnh minh họa cho bài hát.

2. Học sinh.

- Phương tiện học tập: SGK, vở.

3. Phương pháp.

- Thuyết trình

- Luyện tập

- Thực hành.

doc 4 trang minhvi99 08/03/2023 2260
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Âm nhạc Lớp 3 - Học hát "Lớp chúng ta đoàn kết" - Nguyễn Thị Hưởng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_am_nhac_lop_3_hoc_hat_lop_chung_ta_doan_ket_nguyen_t.doc

Nội dung text: Giáo án Âm nhạc Lớp 3 - Học hát "Lớp chúng ta đoàn kết" - Nguyễn Thị Hưởng

  1. 1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút) 20’ - Kiểm tra tình hình lớp. - Nhắc nhở HS tư thế ngồi học. 2. Khởi động.(2 phút) - HS quan sát - GV cho HS nghe giai điệu câu hát trong các bài hát đã học. tranh và trả lời - GV gọi 1 HS hát lại bài hát Bài ca đi học và cho cả lớp nhận - HS lắng nghe. xét. - GV nhận xét. 3. Dạy bài mới. ➢ Hoạt động 1. Dạy bài hát Lớp chúng ta đoàn kết. ❖ Giới thiệu bài hát - GV cho HS quan sát các bức tranh và hỏi về nội dung các bức tranh. - Giáo viên giới thiệu dẫn HS vào bài “Các em à! Lớp học của chúng ta rất vui. Hằng ngày các bạn trong lớp đều học tập - HS ghi bài. chăm chỉ, ngoan ngoãn. Các em yêu thương, quí mến, giúp đỡ nhau để cùng học tập tiến bộ. Nhạc sĩ Mộng Lân đã sáng tác một bài hát nói lên tình cảm của các bạn trong lớp, nhắc nhở - HS lắng nghe. chúng ta đoàn kết thân ái, cố gắng học tập, làm sao xứng đáng là trò giỏi con ngohocjbaif hát có tên Lớp chúng ta đoàn kết Hôm nay Cô và trò chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm - HS lắng nghe. hiểu và học bài hát này!” NS Mộng Lân Tên thật của ông là Nguyễn Ngọc Lân, ngày sinh 22-11-1934, quê quán tại Thạch Nham, Thanh Oai, Hà Nội. Ông mất năm 2001. năm 1957, Mộng Lân trở thành biên tập viên âm nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam. Mộng Lân là nhạc sĩ chuyên sáng tác nhạc thiếu nhi, ông là tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng như: Quê em bừng sáng (1956), Em là mầm non của Đảng, Tấm ảnh Bác Hồ (1957), Tiếng hát ngày hè (1958), Ngày chủ nhật (1969), Tuổi nhỏ đất nước anh hùng (1965 Trong cuộc - HS trả lời. bình chọn của thiếu nhi cả nước do báo Thiếu niên, Hội Nhạc - HS lắng nghe. sĩ Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Trung ương tổ chức, ông được bình chọn là một trong những “Nhạc - HS lắng nghe. sĩ có nhiều bài hát hay nhất thế kỷ 20” - HS thực hiện. - GV ghi đề bài lên bảng. - HS thực hiện. ❖ Nghe hát mẫu. - HS lắng nghe. - GV cho cả lớp nghe giai điệu bài hát vài lần. - GV hát mẫu kết hợp với đệm đàn phím điện tử. - HS học hát - GV hỏi cảm nhận của HS về giai điệu bài hát. theo sự hướng
  2. Hát kết hợp gõ đệm. - HS lắng nghe. ❖ Hát và gõ đệm (vỗ tay) theo nhịp. - GV vừa hướng dẫn, vừa làm mẫu cho HS hát và gõ đệm theo - HS theo dõi. nhịp. - GV mời từng tổ thực hiện luân phiên nhau cho đến khi - HS thực hiện. nhuần nhuyễn. - HS trả lời. - GV nhận xét. - HS lắng nghe. ❖ Hát và gõ đệm (vỗ tay) theo tiết tấu Hs quan sát - GV vừa hướng dẫn vừa làm mẫu cho HS cách gõ đệm theo tranh và trả lời tiết tấu. Hs trả lời. - GV cho lớp thực hiện lại vài lần. Hs lắng nghe và - GV hỏi HS về âm hình tiết tấu của 4 câu hát. phát biểu. - GV nhận xét câu trả lời của HS. ❖ Trò chơi : Nhận diện chân dung nhạc sĩ. -GV cho hs quan sát 3 bức chân dung 3 nhạc sĩ và hỏi đâu là nhạc sĩ mộng Lân? - GV nhận xét và tuyên dương bạn trả lời đúng. - GV hỏi Hs có biết các nhạc sĩ trong các bức ảnh còn lại không? - GV nói tên các nhạc sĩ và một số thông tin cũng như tác phẩm của các nhạc sĩ còn lại. Nhạc sĩ Phạm Tuyên, nhạc sĩ Văn Cao. 4. Củng cố - Dặn dò(4 phút) - GV hỏi lại 1 HS về tên bài hát vừa học và tác giả. - GV cho cả lớp hát lại bài hát kết hợp gõ đệm. - Liên hệ giáo dục. - GV nhắc nhở HS về nhà học thuộc bài hát, tìm một số động tác vận động phù hợp với bài hát và xem trước bài mới để chuẩn bị cho tiết học tuần sau. - GV nhận xét và kết thúc tiết học./.