Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh học Lớp 8 - Chương trình cả năm - Châu Thị Thanh Liễu

A. Mục tiêu:

- HS nắm được cấu tạo cơ thể người, cấu tạo và chức năng quan trong của tế bào, mô.

- Chứng minh được tế bào vừa là đơn vị cấu tạo cơ thể vừa là đơn vị chức năng.

- Nắm được cấu tạo của nơ ron, khái niệm cung phản xạ, vòng phản xạ.

- Biết vận dụng làm câu hỏi, bài tập liên quan đến bài học.

B. Chuẩn bị.

- Học tốt Sinh học 8, Kiến thức & ôn tập Sinh học 8, Kiến thức cơ bản Sinh học 8, SGK Sinh 8,

C. Bài mới. Gv cùng HS giải quyết các vấn đề nêu ra.

I. Kiến thức cơ bản.  

I.1: Khái quát về cơ thể người:

- Cấu tạo cơ thể người

I.1:1. Cấu tạo cơ thể người. được bao bọc bỡi lớp da

a - Gồm 3 phần:

+ Đầu

+ Thân gồm 2 khoang:   .Khoang ngực: tim, phổi

                        . Khoang bụng: dạ dày, ruột, gan, tuỵ, thận, bóng đái, cơ quan sinh dục.

+ Tứ chi.

b - Các hệ cơ quan: Bảng: Thành phần, chức năng  của các hệ cơ quan.

doc 55 trang minhvi99 10/03/2023 1980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh học Lớp 8 - Chương trình cả năm - Châu Thị Thanh Liễu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docgiao_an_boi_duong_hoc_sinh_gioi_sinh_hoc_lop_8_chuong_trinh.doc

Nội dung text: Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh học Lớp 8 - Chương trình cả năm - Châu Thị Thanh Liễu

  1. Giáo án: BDHSG Sinh 8 chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào của cơ thể đó là hoocmôn, thông qua đường máu chậm nhưng kéo dài và diện rộng. 1. Khái niệm, phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết. * Tuyến nội tiết: là những tuyến không có ống dẫn, chất tiết của nó gọi là hoocmôn ngấm trực tiết vào máu rồi theo máu đến các cơ quan gây tác dụng. - Có tác dụng điều hoà các quá trình TĐC và chuyển hoá. + VD: Tuyến giáp tiết hooc môn tirôxin ngấm vào máu kích thích làm tăng quá trình TĐC và làm tăng chuyển hoá trong tế bào. * Tuyến ngoại tiết: Là những tuyến có ống dẫn dẫn chất tiết đến các cơ quan mà không ngấm thẳng vào máu. - Có tác dụng trong các quá trình dinh dưỡng (các tuyến tiêu hoá ), thải bã (tuyến mồ hôi), sát trùng (tuyến ráy tai ) + VD: Tuyến nước bọt chứa enzim amilaza theo ống dẫn vào trong khoang miệng 2. So sánh tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết. * Giống: - Đều được cấu tạo từ những tế bào bài tiết. - Đều tiết các hooc môn ảnh hưởng đến các quá trình sinh lí của cơ thể * Khác nhau: Tuyến nội tiết Tuyến ngoại tiết -Không có ống dẫn chất tiết ngấm trực - Có ống dẫn, chất tiết không ngấm thẳng tiếp vào máu và theo máu đến các cơ vào máu mà theo ống dẫn đến các cơ quan. quan. - Có tác dụng điều hoà các quá trình trao - Có tác dụng trong quá trình dinh dưỡng, đổi chất và chuyển hoá. tiêu hoá, thải bả 3. Một số tuyến nội tiết chính. * Tuyến nội tiết: Tuyến yên, tuyến giáp, tuyến trên thận * Tuyến ngoại tiết chính: Tuyến nước bọt, tuyến gan, tuyến tuỵ, tuyến ruột, tuyến mồ hôi * Nắm được một số tuyến vừa nội tiết vừa ngoại tiết 4. Cấu tạo, chức năng của các tuyến nội tiết (ND SGK) - GV cho HS nắm chắc cấu tạo, chức năng của các tuyến chính. - Chất tiết của mỗi tuyến nội tiết là gì, tác dụng a. Vai trò của cá tuyến nội tiết. - Duy trì ổn định môi trường trong cơ thể. - Điều chỉnh các quá trình sinh lí của cơ thể diễn ra bình thường (TĐC, TĐ nănhg lượng, sinh trưởng, phát triển ) - Điều hoà hoạt động của các cơ quan chủ yếu bằng con đường thể dịch giúp cơ thể thích nghi với điều kiện sống. - Tự điều chỉnh trong nội bộ của các tuyến nôi tiết. - Tuyến nội tiết thường có kích thước nhỏ, lượng chất tiết ra ít nhưng có hoạt tính sinh học cao, thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt động của các cơ quan, các quá trình sinh lí trong cơ thể. - HĐ của các tuyến nội tiết bị rối loạn gây cho cơ thể bị bệnh lí. b. Hooc môn: sản phẩm của tuyến nội tiết 44 GV: Châu Thị Thanh Liễu Trường THCS Xuân Thuỷ
  2. Giáo án: BDHSG Sinh 8 nữ đường huyết Thời gian hoạt Muộn hơn từ khi cơ thể vào tuổi Sớm hơn khi cơ thể mới sinh ra động dậy thì và ngừng hoạt động khi cơ và hoạt động suốt đời thể về già 8. Nhiệm vụ của tuyến nội tiết là gì ? Cho ví dụ về một số hoocmôn của tuyến yên, tuyến giáp, tuyến tuỵ ? *HDTL: - Nhiệm vụ: + Hooc môn có ảnh hưởng đến các quá trình sinh lí của cơ thể, đặc biệt là quá trình TĐC thúc đẩy hoặc kìm hãm các quá trình này. + VD: Hooc môn tăng trưởng (GH) của thuỳ trước tuyến yên tiết ra ít thì người sẽ lùn. + Tuyến giáp tiết ra hooc môn tirrôxin ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể, nếu có hoạt động mạnh thì tăng cường quá trình trao đổi chất thần kinh luôn ở trạng thái kích thích, hốt hoảng (bệnh bazơđô), ngược lại hoạt động yếu thì cường độ trao đổi chất yếu, người chậm lớn, trí não kém phát triển 9. Trình bày cấu tạo, chức năng của tuyến trên thận ? 10. GV cho học sinh tham khảo thêm các loại sách học tốt và sách nâng cao liên quan đến sinh học lớp 8 về phần tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết. D. Dặn dò. - Học bài và trả lời các câu hỏi. - Ôn tiếp phần kiến thức: Nội tiết (tiếp theo). Ngày soạn: 23/1/2010 Ngày dạy: 26/1/2010 Tiết 37, 38, 39. Chuyên đề 13. Nội tiết (tt) A. Mục tiêu: Yêu cầu cho HS nắm được: + Tiếp tục nâng cao một số kiến thức và câu hỏi phần nội tiết. + Giải thích được một số bệnh do mất cân bằng hoạt động của tuyến nội tiết sinh ra. + GD HS có biện pháp bảo vệ và rèn luyện cơ thể. + Vận dụng làm được một số câu hỏi và bài tập liên quan. B. Tài liệu tham khảo. - Sách giáo khoa, sách giáo viên sinh học 8. - Sinh học nâng cao THCS Nguyễn Văn Sang, Nguyễn Thị Vân. - Tài liệu sinh học 8 - Nguyễn Quang Vinh. C. Bài mới. Gv cùng HS giải quyết các vấn đề nêu ra. I. Kiến thức cơ bản. (ở tiết trước) II. Câu hỏi và bài tập. 1. Lập bảng tổng kết vai trò của các tuyến nội tiết trong cơ thể người. HD: STT Tuyến nội tiết Vị trí Tác dụng (vai trò) 2. Nêu tác dụng do hoocmon tuyến yên tiết ra ? 46 GV: Châu Thị Thanh Liễu Trường THCS Xuân Thuỷ
  3. Giáo án: BDHSG Sinh 8 D. Dặn dò. - Học bài và trả lời các câu hỏi. - Nghiên cứu tiếp phần kiến thức: Sinh sản. Ngày soạn: 31/1/2010 Ngày dạy: 02/2/2010 Tiết 40, 41, 42. Chuyên đề 14. Sinh sản A. Mục tiêu: Yêu cầu cho HS nắm được: - Nắm được cấu tạo chức năng cơ quan sinh dục nam, nữ. - So sánh tuyến sinh dục nam, tuyến sinh dục nữ. - Điều kiện cần cho sự thụ tinh là gì, sự thụ tinh khác sự thụ thai là gì, giải thích được các hiện tượng sinh lí: trứng rụng, thụ thai, kinh nguyệt - Vận dụng làm được một số câu hỏi và bài tập liên quan. - GD HS có biện pháp bảo vệ và rèn luyện cơ thể. B. Tài liệu tham khảo. - Sách giáo khoa, sách giáo viên sinh học 8. - Sinh học nâng cao THCS Nguyễn Văn Sang, Nguyễn Thị Vân. - Tài liệu sinh học 8 - Nguyễn Quang Vinh. C. Bài mới. Gv cùng HS giải quyết các vấn đề nêu ra. D. Kiến thức cơ bản. (theo nội dung kiến thức SGK) tham khảo thêm: 1. Nắm được cấu tạo - chức năng của cơ quan sinh dục nam - nữ. a. Cơ quan sinh dục nam: * Cơ quan sinh dục nam gồm 2 tuyến sinh dục, đường sinh dục và tuyến hỗ trợ sinh dục. * Tuyến sinh dục: + Đôi tinh hoàn vừa có chức năng sản xuất tinh trùng vừa có chức năng ngoại tiết vừa tiết hooc môn sinh dục nam là testôstêrôn. +Tinh trùng tham gia thụ tinh tạo thành hợp tử. 48 GV: Châu Thị Thanh Liễu Trường THCS Xuân Thuỷ
  4. Giáo án: BDHSG Sinh 8 Chức năng -Tiết hooc môn sinh dục - Tiết hooc môn sinh dục - testôstêrôn - chức năng nội tiết chức năng nội tiết ơstrôgen - -Sản xuất tinh trùng - chức năng chức năng nội tiết ngoại tiết - Sản xuất trứng - chức năng ngoại tiết 3. So sánh trứng và tinh trùng a. Giống nhau: - Đều được sản xuất từ tuyến sinh dục ở giai đoạn tuổi dậy thì, tuyến ngừng hoạt động khi về già. - Đều là các tuyến sinh dục. - Đều có khả năng thụ tinh tạo thành hợp tử. b. Khác nhau: Trứng Tinh trùng Được sản xuất từ buồng trứng Sản xuất từ tinh hoàn Không có đuôi Có đuôi ở người chỉ có 1 loại trứng mang gen X ở nam có 2 loại tinh trùng mang gen X và mang gen Y Có kích thước lớn hơn Có kích thước nhỏ hơn trứng 4. So sánh tuyến sinh dục và tuyến tuỵ. * Giống: - Đều là những tuyến trong hệ nội tiết. - Đều là những tuyến pha vừa hoạt động nội tiết vừa hoạt động ngoại tiết. * Khác: Điểm phân biệt Tuyến sinh dục Tuyến tuỵ Chức năng - Sản xuất giao tử (đực hoặc cái) Tiết dịch tuỵ đổ vào ruột non để ngoại tiết biến đổi thức ăn Chức năng nội - Tiết hooc môn sinh.d Tiết hooc môn isnulin và glucagôn tiết testôstêrôn ở nam hoặc ơstrôgen phối hợp điều hoà đường huyết ở nữ Thời gian hoạt Muộn hơn từ khi cơ thể vào tuổi Sớm hơn khi cơ thể mới sinh ra và động dậy thì và ngừng hoạt động khi hoạt động suốt đời cơ thể về già 5. Những điều kiện cần cho sự thụ tinh, sự thụ thai? Hiện tượng kinh nguyệt là gì? Xảy ra khi nào? Do đâu? * Sự thụ tinh: Chỉ xảy ra khi trứng gặp được tinh trùng và tinh trùng lọt được vào trứng để tạo thành hợp tử. * Sự thụ thai: xảy ra khi trứng đã thụ tinh bám được và làm tổ trong lớp niêm mạc tử cung * Hiện tương kinh nguyệt: là do lớp niêm mạc tử cung dày xốp chứa nhiều mạch máu để đón trứng đã được thụ tinh xuống làm tổ. Nhưng nếu trứng không được thụ tinh thì 14 ngày sau khi trứng rụng thể vàng bị tiêu giảm nên lớp niêm mạc sẽ bong ra ngoài cùng máu với dịch nhày. III. Câu hỏi và bài tập 50 GV: Châu Thị Thanh Liễu Trường THCS Xuân Thuỷ
  5. Giáo án: BDHSG Sinh 8 Ngày soạn: 06/2/2010 Ngày dạy: 09/2/2010 Tiết 43, 44, 45. Chuyên đề 15. Sinh sản (tt) - Ôn tập – Kiểm tra 60 phút A. Mục tiêu: Yêu cầu cho HS nắm được: 1. Kiến thức: - Nắm được một số bệnh lây theo đường sinh dục, cách phòng tránh. - Hướng dẫn mọi người cùng thực hiện cách phòng tránh một số bệnh thông thường. - Thông qua bài kiểm tra GV đánh giá được: + Kết quả học tập của HS về kiến thức trong các chuyên đề: Bài tiết, da, thần kinh, giác quan, nội tiết, sinh sản. + Chỉ rõ cho HS những kiến thức chưa nắm được để có biện pháp khắc phục. + Rèn luyện ý thức tự giác trung thực trong kiểm tra. + GV rút kinh nghiệm và cải tiến cách học của HS, cách dạy của GV. 2. Kỹ năng: Vận dụng kiến thức giải bài tập sinh học, giải thích hiện tượng thực tế, phòng chống bệnh tật; kĩ năng trình bày bài kiểm tra. B. Tài liệu tham khảo. - Sách giáo khoa, sách giáo viên sinh học 8. - Sinh học nâng cao THCS Nguyễn Văn Sang, Nguyễn Thị Vân. - Tài liệu sinh học 8 - Nguyễn Quang Vinh. C. Bài mới. Gv cùng HS giải quyết các vấn đề nêu ra. I. Kiến thức cơ bản. (theo nội dung kiến thức SGK) tham khảo thêm: 1. Các bệnh lây theo đường sinh dục, cách phòng tránh: (nội dung SGK) a. Bệnh lậu, bệnh giang mai. Tên Vi khuẩn gây Cách lây bệnh bệnh và đặc Triệu chứng bệnh Tác hại truyền điểm sống - Song cầu Nếu bị mắc bệnh: - Gây vô sinh do: Qua quan khuẩn ở nam: đái buốt, tiểu + Hẹp đường dẫn tinh vì hệ tình dục - Khu cư trú tiện có máu lẫn mủ do sau khi viêm để lại sẹo trong các tế bào viêm. Bệnh có thể tiến trên đường đi của tinh Bệnh niêm mạc của triển sâu vào bên trong trùng. lậu đường sinh dục ở nữ: khó phát hiện - Dễ chết ở nhiệt + Tắc ống dẫn trứng. 52 GV: Châu Thị Thanh Liễu Trường THCS Xuân Thuỷ
  6. Giáo án: BDHSG Sinh 8 - dùng bao cao su hoặc màng ngăn âm đạo - thắt ống dẫn tinh hoặc thắt ống dẫn trứng - sử dụng dụng cụ tránh thai (dụng cụ tử cung) để ngăn trứng làm tổ trong thành tử cung 3. Nêu rõ ảnh hưởng của có thai sớm, ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên? Mang thai ở độ tuổi này có nguy cơ tử vong cao vì: - Dễ xảy thai, đẻ non - Con nếu đẻ thường nhẹ cân, khó nuôi, dễ tử vong. Nếu phải nạo thai dễ dẫn tới vô sinh do bị dính tử cung, tắc vòi trứng, chửa ngoài dạ con. - Có nguy cơ phải bỏ học, ảnh hưởng tới tiền đồ, sự nghiệp. II. Câu hỏi và bài tập - GV có thể cho HS tham khảo thêm các loại sách học tốt sinh 8 và nghiên cứu kỹ các câu hỏi SGK. III. Ôn tập. - GV hướng dẫn HS ôn tập theo hệ thống câu hỏi ở phần câu hỏi và bài tập GV đã dạy. - Hệ thống giải đáp các thắc mắc về các chuyên đề đã học. iV. Kiểm tra 60 phút Câu 1. So sánh bộ não người với bộ não động vật. Câu 2. Trình bày cấu tạo và chức năng của tuỷ sống . Câu 3. So sánh tuyến sinh dục và tuyến tuỵ. Câu 4. Hãy phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện. Mối quan hệ giữa chúng. Câu 5. Hãy chứng minh: hoạt động của các mạch máu da để thực hiện chức năng bảo vệ, điều hoà thân nhiệt và bài tiết cho cơ thể. D. Dặn dò. - Ôn tập lại tất cả các kiến thức đã học trong các chuyên đề 1 đến chuyên đề 15 của chương trình Sinh học 8 kết hợp tham khảo các loại sách như đã hướng dẫn. 54 GV: Châu Thị Thanh Liễu Trường THCS Xuân Thuỷ